Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 3: Phản ứng cộng của anken, ankađien, ankin (Có đáp án)

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 3: Phản ứng cộng của anken, ankađien, ankin (Có đáp án)

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 3: Phản ứng cộng của anken, ankađien, ankin (Có đáp án)

  • 335 lượt thi

  • 29 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dẫn 3,36 lít hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Tìm CTPT của 2 anken ?

Xem đáp án

Số mol hỗn hợp X là: nX = 3,36/22,4 = 0,15 mol

Phương trình phản ứng:

Cn¯H2n¯+Br2Cn¯H2n¯Br2

Khối lượng bình brom tăng là khối lượng của 2 anken: mX = 7,7 gam

MX¯=mXnX=7,7/0,15=154/3n¯=3,67

Vậy CTPT của 2 anken kế tiếp là: C3H6 và C4H8


Câu 3:

Cho 4,48 lit hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại thoát ra khỏi dung dịch đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam nước. Tính % thể tích các chất có trong hỗn hợp.

Xem đáp án

Số mol hỗn hợp X là : nX = 4,48/22,4 = 0,2 mol

Khối lượng bình brom tăng là khối lượng của propen: mpropen = 4,2 gam npropen = 4,2/ 42 = 0,1 mol

Phương trình phản ứng: C3H6 + Br2 → C3H6Br2

Khí thoát ra gồm: C2H6 và C3H8.

Phương trình phản ứng đốt cháy C2H6 và C3H8

C2H6 + 7/2 O2 −→ 2CO2 + 3H2O

C3H8 + 5O2 −→ 3CO2 + 4H2O

nH2O = 6,48/18=0,36 mol

Gọi số mol của etan và propan lần lượt là x và y mol

Ta có x + y = 0,2 – 0,1 = 0,1 (1); 3x + 4 y = 0,36 (2)

Từ (1), (2) x = 0,04 và y = 0,06.

Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là:

%Vetan = 0,04/0,2.100% = 20%; %Vpropan = 0,06/0,2.100% = 30%; %Vpropen = 0,1/0,2.100% = 50%


Câu 4:

Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Tìm công thức cấu tạo của anken.

Xem đáp án

Gọi số mol hổn hợp X là 1mol

Ta có Mtb X = 9,1. 2 = 18,2 mX = 18,2. 1 = 18,2 g = mY

Mà Mtb Y = 13. 2 = 26 nY = 18,2/26= 0,7 mol

nH2 pư = 1 – 0,7 = 0,3 mol = nanken  nH2 bđ = 0,7 mol

Manken = (18,2 - 0,7.2)/0,3 = 14n n = 4 CTPT của anken là C4H8


Câu 5:

Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Tính hiệu suất của phản ứng hiđro hoá?
Xem đáp án

Ta có : Mtb X = 4. 3,75 = 15

Media VietJack

Vậy hiệu suất tính theo anken hoặc H2 cũng được

Giả sử: nX = 1mol mX = 15. 1 = 15 g = mY

Mà Mtb Y = 5. 4 = 20 nY = 15/20 = 0,75 mol nH2 pư= 1 – 0,75 = 0,25 mol

H = 0,25/0,5.100% = 50 %


Câu 6:

Cho m gam buta-1,3-đien tác dụng vừa hết với (m - 17,5) gam H2 thu được a gam sản phẩm cộng

a. Tính giá trị của m ?

Xem đáp án

CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 → CH3-CH2-CH2CH3

a. Số mol buta-1,3-đien: n1 = m/54 mol

Số mol H2 phản ứng: nH2 = (m-17,5)/2 mol

Theo phương trình phản ứng: 2n1 = nH2  2m/54 = (m-17,5)/2 m = 18,9 gam


Câu 7:

b. Giá trị của a là bao nhiêu ?

Xem đáp án

b. Giá trị của a là:

a = m + m – 17,5 = 20,3 gam


Câu 8:

Một hỗn hợp X gồm 0,12 mol C2H2 và 0,18 mol H2. Cho X đi qua Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y vào bình đựng brom dư, thấy bình brom tăng m gam và thoát ra khí Z. Đốt cháy hết Z và cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa xuất hiện và thấy khối lượng dung dịch giảm 1,36 gam. Tính giá trị của m ?

Xem đáp án

Khối lượng hỗn hợp X: mX = 0,12.26 + 0,18.2 = 3,48 g

Cho X đi qua Ni nung nóng:

Phương trình phản ứng: C2H2 + H2 → C2H4; C2H2 + 2H2 → C2H6

Hỗn hợp Y gồm: C2H2, C2H4, C2H6 và H2

Cho Y qua bình đựng Br2 dư có C2H2, C2H4 bị giữ lại. Hỗn hợp Z gồm: C2H6 và H2

Phương trình phản ứng: C2H4 + Br2 → C2H4Br2; C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

Đốt cháy Z thu được CO2 và H2O:

nCO2 = nCaCO3 = 0,05 mol.

mdd giảm = m↓ - (mH2O + mCO2) mH2O = 5 - 1,36 – 0,05.44 = 1,44 g

Số mol H2O: nH2O = 1,44/18 = 0,08 mol mZ = 0,08.2 + 0,05.12 = 0,76 g

Khối lượng bình brom tăng: m = mX - mZ = 3,48 – 0,76 = 2,72 g


Câu 9:

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol CH4; 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng X với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch brom dư thu được hỗn hợp khí Z (có tỉ khối so với He là 4). Biết bình brom tăng 0,82 gam. Tính % thể tích của C2H6 trong hỗn hợp Z.

Xem đáp án

Nung nóng X với Ni thu được hỗn hợp Y gồm: C2H2, C2H4, C2H6, CH4, H2

Cho Y qua bình brom: C2H2, C2H4 bị giữ lại. Hỗn hợp khí Z: C2H6, CH4, H2

Phương trình phản ứng: C2H4 + Br2 → C2H4Br2; C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

Khối lượng của hỗn hợp X: mX = 0,15.16 + 0,09.26 + 0,2.2 = 5,14 g

Khối lượng của hỗn hợp Z : mZ = 5,14 – 0,82 = 4,32 g nZ = 4,32/16 = 0,27 mol

nH2+C2H6 = 0,27 – 0,15 = 0,12 mol

Gọi số mol của H2 và C2H6 lần lượt là: x và y ta có: x + y = 0,12 mol

2x + 30 y + 16.0,15 = 4,32 x + 15 y = 0,96 x = 0,06 và y = 0,06

% thể tích của C2H6 trong hỗn hợp Z: %VC2H6 = 0,06.100%/0,27 = 22,22%


Câu 10:

Dẫn 0,2 mol một olefin A qua dung dịch brom dư, khối lượng bình sau phản ứng tăng 5,6 gam.Vậy công thức phân tử của A là:

Xem đáp án

Đáp án: A

CTPT A: CnH2n;Cn¯H2n¯+Br2Cn¯H2n¯Br2

MX = 5,6/0,2 = 28 n = 2


Câu 11:

Cho V lít một anken A ở đkc qua bình đựng nước brom dư, có 8 g Br2 đã phản ứng đồng thời khối lượng bình tăng 2,8g. Mặt khác khi cho A phản ứng với HBr chỉ thu được 1 sản phẩm . Giá trị của V và tên của A là:

Xem đáp án

Đáp án: D

CTPT A : CnH2n ; nA = nBr2 = 8/160 = 0,05 mol; MA = 2,8/0,05 = 56 n = 4;

A phản ứng Br2 cho 1sản phẩm A có cấu tạo đối xứng.


Câu 12:

Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4g. Xác định CTPT và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X.

Xem đáp án

Đáp án: C

CTPT:Cn¯H2n¯

nX = 11,2/ 22,4 = 0,5 mol; mX = 15,4 gam

Mtb X = mX/nX = 15,4/0,5 = 30,8 ntb = 2,2. 2

anken là: C2H4 và C3H6; nC2H4 : nC3H6 = 4:1

nC2H4 = 0,4 mol và nC3H6 = 0,1 mol


Câu 13:

Cho 10g hỗn hợp khí X gồm etilen và etan qua dung dịch Br2 25% có 160g dd Br2 phản ứng. % khối lượng của etilen trong hỗn hợp là:

Xem đáp án

Đáp án: A

nC2H4 = nBr2 = 25.160/100.160 = 0,25 mol %mC2H4 = 0,25.28/10.100% = 70%


Câu 14:

Khi cho hỗn hợp A gồm anken và H2 đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp B. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án: B


Câu 15:

Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol propen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 16. Tính số mol H2 phản ứng?

Xem đáp án

Đáp án: C

mX = 0,3.2 + 0,1.42 = 4,8 g nY = 4,8/32 = 0,15 mol; nH2 pư = 0,4 – 0,15 = 0,25 mol


Câu 17:

Hỗn hợp khí X gồm hiđro và một anken. Nung nóng 24,64 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni làm xúc tác. Sau phản ứng thu được 25,3 gam hỗn hợp khí Y. Tỷ khối của X so với H2 là:

Xem đáp án

Đáp án: B

nX = 26,64/22,4 = 1,1 mol; MX.nX = mX = mY  MX = 25,3/1,1 = 23; dX/H2 = 23/2 = 11,5


Câu 18:

Hỗn hợp khí A chứa eilen và H2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xuc tác Ni nung nóng thu được hh khí B có tỉ khối đối với hiđro là 9,0. Hiệu suất phản ứng cộng hiđro của etilen là:

Xem đáp án

Đáp án: A

Mtb A = 2. 7,5 = 15

Giả sử nA = 1mol mB = mA = 15. 1 = 15 g ; nC2H4 : nH2 = 1:1

Mà Mtb B = 9. 2 = 18 nB = 0,83 mol nH2 pư = 1 – 0,83 = 0,167 mol

H = 0,176/0,5 .100% = 33,3%


Câu 19:

Đun nóng 20,16 lít hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 dùng Ni xúc tác thì thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y. Cho Y lội thật chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 2,8 gam. Hiệu suất phản ứng hidro hóa anken:

Xem đáp án

Đáp án: D

nX = 20,16/22,4 = 0,9 mol; nY = 13,44/22,4 = 0,6 mol; nH2 pư = 0,9 – 0,6 = 0,3 mol; nanken dư = 2,8/28 = 0,1 mol; nanken bđ = 0,1 + 0,3 = 0,4 mol nH2 bđ = 0,5 mol H = 0,3/0,4.100%=75%


Câu 20:

Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là
Xem đáp án

Đáp án: C

Giả sử nanken = nH2 = 1 mol; nA = 2- 0,75 = 1,25 mol; Mđ = 23,2.2.1,25/2 = 14,5; 14.n + 2 = 2.14,5 n = 4


Câu 21:

2,24 lít hỗn hợp X gồm buta–1,3–đien và penta–1–3-đien (đktc) có thể tác dụng hết tối đa bao nhiêu lít dung dịch brom 0,10 M ?

Xem đáp án

Đáp án: A

nBr2 = 2nX = 0,2 mol VBr2 = 0,2/0,1 = 2 lít


Câu 22:

Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng giữa dung dịch brom và isopren (theo tỉ lệ mol 1:1) ?

Xem đáp án

Đáp án: C


Câu 23:

Ankađien A + brom (dd) CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br. Vậy A là

Xem đáp án

Đáp án: C


Câu 24:

Cho but-1-in phản ứng cộng với H2 (theo tỉ lệ mol 1:1 và xúc tác Pd/PbCO3) thu được sản phẩm hữu cơ có tên là:

Xem đáp án

Đáp án: C


Câu 26:

Cho m gam propin tác dụng với H2 dư (Ni, tº) thu được (m + 8) gam sản phẩm hữu cơ Y. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án: A


Câu 27:

Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, tº), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là

Xem đáp án

Đáp án: A

nankin > 0,1 mol; MX < 31,2 X là C2H2


Câu 28:

Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2(đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:

Xem đáp án

Đáp án: A

mX = 10,8 + 16.0,2 = 14 g

mX = mC2H2 + mH2 = 26x + 2x = 28x = 14 x = 0,5 mol;

nO2 = 0,5nH2 + 2,5nC2H2 = 0,5 + 2,5.0,5 = 1,5 mol V = 33,6 lít


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương