IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Giải SGK Hóa 11 Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Giải SGK Hóa 11 Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Bài 35 : Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

  • 834 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en và toluen. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng

Xem đáp án

– Cho các chất lần lượt tác dụng với dung dịch Br2, chất nào làm nhạt màu dung dịch Br2 thì đó là hex-1-en.

- Cho 2 chất còn lại qua dung dịch KMnO4, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 thì đó là toluen.

PTHH:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en và toluen. (ảnh 1)


Câu 8:

So sánh tính chất hoá học của etylbenzen với stiren, viết phương trình hoá học của phản ứng để minh hoạ.

Xem đáp án

a. Giống nhau: đều phản ứng thế

So sánh tính chất hoá học của etylbenzen với stiren, viết phương trình hoá học của phản ứng để minh hoạ. (ảnh 1)

b. Khác nhau:

Etylbenzen có tính chất giống ankan

So sánh tính chất hoá học của etylbenzen với stiren, viết phương trình hoá học của phản ứng để minh hoạ. (ảnh 1)

Stiren có tính chất giống anken

So sánh tính chất hoá học của etylbenzen với stiren, viết phương trình hoá học của phản ứng để minh hoạ. (ảnh 1)


Câu 10:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.

Xem đáp án

- Cho 3 chất lỏng tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là stiren.

- Với 2 hỗn hợp phản ứng còn lại ta đem đun nóng, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 (nóng) thì là toluen, còn lại là benzen.

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng. (ảnh 1)


Câu 11:

Khi tách hiđro của 66,25 kg etylbenzen thu được 52,00 kg stiren. Tiến hành phản ứng trùng hợp toàn bộ lượng stiren này thu được hỗn hợp A gồm polistiren và phần stiren chưa tham gia phản ứng. Biết 5,20 gam A vừa đủ làm mất màu của 60,00 ml dung dịch brom 0,15M.

a. Tính hiệu suất của phản ứng tách hiđro của etylbenzen.

b. Tính khối lượng stiren đã trùng hợp.

c. Polistren có phân tử khối trung bình bằng 3,12.105. Tính hệ số trùng hợp trung bình của polime.

Xem đáp án

Khi tách hiđro của 66,25 kg etylbenzen thu được 52,00 kg stiren. Tiến hành phản ứng trùng hợp toàn bộ (ảnh 1)

nBr2 = 0,06.0,15 = 0,009(mol)

Theo định luật bảo toàn khố lượng: mA = msriren = 52,00 (kg) = 52.103 (g)

Theo đề bài: 5,2 g A tác dụng vừa đủ với 0,009 mol Br2

52.103g A tác dụng vừa đủ với 90 mol Br2

Theo (3): nstiren = nBr2 = 90(mol)

mstiren = 90.104 = 9360(g) = 9,36(kg)

Khối lượng stiren đã tham gia trùng hợp = mA - mstiren = 52 - 9,36 = 42,64 (kg)

c. Hệ số trùng hợp là: n=312000104=3000


Câu 12:

Trình bày cách đơn giản để thu được naphtalen tinh khiết từ hỗn hợp naphtalen có lẫn tạp chất không tan trong nước và không bay hơi.

Xem đáp án

Úp miệng phễu có gắn giấy đục lỗ trên hỗn hợp naphtalen và tạp chất, đun nóng (lắp dụng cụ như hình 7.3/Sách giáo khoa trang 157), naphtalen thăng hoa tạo các tinh thể hình kim bám trên mặt giấy, ta thu được naphtalen tinh khiết.


Bắt đầu thi ngay