Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học 300 Bài tập tổng hợp Hóa học Hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải

300 Bài tập tổng hợp Hóa học Hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải

300 Bài tập tổng hợp Hóa học Hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải (P1)

  • 1959 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các phát biểu sau:

(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocabon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken.

(b) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH và CH3OH, H2O được tạo nên từ OH trong nhóm –COOH của axit và H của trong nhóm –OH của ancol.

(c) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α–amino axit được gọi là liên kết peptit.

(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.

(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

(f) Hợp chất C9H13Cl có thể chứa vòng benzen trong phân tử.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu đúng: b) c).

Các phát biểu khác sai vì:

a) Khi đốt cháy hiđrocacbon mạch hở thì X mới là anken.

d) Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo.

Không phải tất cả những chất có cùng M là đồng phân của nhau.

VD: CH3-CH2-CH2-OH và CH3-CH(OH)-CH3 là đồng phân của nhau.

Còn C4H10O và C3H6O2 có cùng CTPT (M = 74) nhưng không phải là đồng phân.

e) Glucozơ và fructozơ mới cùng tạo sobitol.

f) C9H13Cl có π + v = (9.2 + 2 – 13 – 1) : 2 = 3 < 4 nên không có vòng benzen.


Câu 4:

Phát biểu nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Đáp án A

+ Metyl metacrylat là nguyên liệu tổng hợp thủy tinh hữu cơ.

+ Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài.

+ Thủy phân chất béo trong dung dịch kiềm (NaOH/ KOH) cho xà phòng. (Muối natri hoặc kali của các axit béo là xà phòng).


Câu 5:

Trong các dung dịch sau: (1) saccarozơ, (2) 3-monoclopropan1,2-điol (3-MCPD), (3) etylen glicol, (4) anđehit axetic, (5) axit fomic, (6) glucozơ, (7) propan-1,3-điol. Số dung dịch có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

Xem đáp án

Đáp án B

Các dụng dịch là : (1); (2); (3); (5); (6).

Các chất (1); (2); (3); (6) là những chất có nhiều OH cạnh nhau → hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch xanh lam.

Chất (5) là axit cacboxylic → hòa tan được Cu(OH)2.


Câu 7:

Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có Y phải là CH3NH3HCO3.

Do E tác dụng với 0,7 mol NaOH thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau nên 1 khí phải là CH3NH2.

CTCT của X có thể là là CH3NH3OOC-C2H4-COONH4; NH4OOC-C3H6-COONH4.

Tuy nhiên ta loại CH3NH3OOC-C2H4-COONH4 vì sẽ tạo ra hỗn hợp 2 khí không có số mol bằng nhau.

Vậy X là NH4OOC-C3H6-COONH4.

2 khí là NH3 0,2 mol và CH3NH2 0,2 mol hay số mol của X là 0,1 mol, của Y là 0,2 mol.

Cho E tác dụng với 0,7 mol NaOH thu được dung dịch Z chứa 0,1 mol NaOH dư, 0,2 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOOC-C3H6-COONa.

Vậy m=42,8 gam.


Câu 8:

Cho sơ đồ phản ứng 

X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ, công thức của T là

Xem đáp án

Đáp án B

CH3COONa + NaOH (CaO) → CH4 + Na2CO3

CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

CH3Cl + NaOH → CH3OH + NaCl

CH3OH + CuO → HCHO + Cu + H2O.


Câu 10:

Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z có cùng CTPT C2H4O2. Biết:

- X tác dụng được với NaHCO3 giải phóng khí CO2.

- Y vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc.

- Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na.

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

X có thể + NaHCO3 giải phóng CO2 → Chứa COOH → X: CH3COOH.

Y tác dụng với Na, có phản ứng tráng bạc → có CHO, có H linh động. → Y là HO-CH2-CHO.

Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng Na → Z là este: HCOOCH3.

→ Y là hợp chất tạp chức; Z có khả năng tráng bạc; Z rất ít tan trong nước; Z có nhiệt độ sôi thấp hơn X.


Câu 11:

Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

C7H18O2N2 (X) + NaOH → X1 + X2 + H2O

X1 + 2HCl → X3 + NaCl      

X4 + HCl → X3

X4 → tơ nilon-6 + H2O

Phát biểu nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Đáp án D

Do X4 sinh ra nilon-6 → X4 là amino axit tương ứng: NH2[CH2]5COOH.

X4 + HCl → X3. Do đó, X3 là ClNH3-[CH2]5-COOH.

X3 là sản phẩm của X1 + HCl. Do đó, X1 là NH2-[CH2]5COONa.

→ X tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1:1 mà cho H2O, lại cho X1, X2 → X là muối amoni → X: NH2[CH2]5COONH3CH3. → X2: CH3NH2.

+ X là muối amoni, X4 là aminoaxit → Lưỡng tính.

+ X2 là quỳ tím chuyển xanh.

+ M(X) < M(X3)

+ Nhiệt độ nóng chảy của X1 > X4.


Câu 12:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C8H6O4, trong phân tử có chứa vòng benzen. Lấy 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng (dư) thu được 4 mol Ag. Đun nóng 1 mol X với dung dịch chứa 4 mol NaOH loãng, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: kX = 6 ta có 1 mol X tác dụng với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1:4 và 1 mol X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:4.

Vậy X phải là (HCOO)2C6H4.

Do vậy 1 mol X tác dụng với 4 mol NaOH thu được 2 mol HCOONa và 1 mol C6H4(ONa)2. → m = 290.


Câu 13:

Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch khi đun nóng?

Xem đáp án

Đáp án A

Benzylamoni clorua: C6H5CH2NH3Cl + NaOH → C6H5CH2NH2 + NaCl + H2O

Glyxin: NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O.

Metyl fomat: HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH


Câu 16:

Cho 3,99 gam hỗn hợp X gồm CH8N2O3 và C3H10N2O4, đều mạch hở, tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y và 1,232 lít khí X duy nhất (đktc, làm xanh quỳ ẩm). Cô cạn Y thu được chất rắn chỉ chứa ba muối. % Khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất có trong Y là

Xem đáp án

Đáp án A

CH8N2O3 ( x mol) có cấu tạo (NH4)2CO3 nên chất còn lại C3H10N2O4 ( y mol) phải tạo 2 muối và khí NH3.

C3H10N2O4 ( kCTPT = 0; πchức = 2;  mà i ≥ 2 → kCTCT = 2)

→ CTCT: HCOO-NH3-CH2-COONH4.

Có hệ phương trình:

96x + 138y = 3,99

2x + y = 0,055

Giải hệ: x = 0,02; y = 0,015.

Dung dịch Y chứa 3 muối: 0,02 mol Na2CO3; 0,015 mol HCOONa và 0,015 mol H2N-CH2-COONa.

→ %m(HCOONa) = 1,02 : 4,595 = 22,2%.


Câu 18:

Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH, CaCO3 trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng xảy ra là

Xem đáp án

Đáp án C

C2H4O2 gồm các đồng phân : HCOOCH3 và CH3COOH.

Trong đó :

- HCOOCH3 tác dụng với : NaOH

- CH3COOH tác dụng với : Na, NaOH, CaCO3.


Câu 19:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B

T tác dụng với Br2 có kết tủa trắng nên loại đáp án T là glucozơ.

Z tác dụng với quỳ tím chuyển màu xanh nên loại đáp án Z là glyxin.

Còn lại 2 đáp án đều có Y là triolein.

Chất X có tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức nên X là saccarozơ.

Vậy X, Y, Z, T lần lượt: saccarozơ, triolein, lysin, anilin.


Câu 21:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho 2,3-đimetylbutan tác dụng với Cl2 (askt) theo tỉ lệ mol 1:1.

(2) Tách hai phân tử hiđro từ phân tử isopentan.

(3) Cho isopren tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 ở 40oC.

(4) Tách một phân tử H2O từ phân tử pentan-3-ol.

(5) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit vô cơ.

(6) Hiđro hóa hoàn toàn toàn hỗn hợp anđehit acrylic và ancol anlylic.

(7) Hiđrat hóa hoàn toàn hỗn hợp but-1-en và but-2-en.

(8) Đề hiđrat hóa hỗn hợp 2-metylpropan-2-ol và 2-metylpropan-1-ol.

Số trường hợp tạo ra hai sản phẩm là

Xem đáp án

Đáp án A

Các đáp án đúng: (1) (3) (5) (7).

(1) CH3–CH(CH3)–CH(CH3)–CH3 + Cl2 (as, 1:1) → CH2Cl–CH(CH3)–CH(CH3)–CH3+HCl+ CH3–CCl(CH3)–CH(CH3)–CH3  → tạo 2 sản phẩm →  (1) đúng

(2)CH3–CH(CH3)–CH2–CH3→CH2=C(CH3)–CH=CH2, CH≡C(CH3)–CH2–CH3,CH3–CH(CH3)–C≡

CH …. Tạo nhiều hơn 2 sản phẩm → (2) sai

(3) CH2=C(CH3)–CH=CH2+ Br2 → CHBr–C(CH3)=CH–CH2Br (cis–trans) → tạo 2 sản phẩm  → (3) đúng

(4) CH3–CH2–CH(OH)–CH2–CH3 → CH3CH=CH–CH2–CH3(cis–trans) hoặc có thể tách nước tạo sản phẩm là ete nên  → (4) sai.

(5) C12H22O11 (saccarozo) + H2O → C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6( fructozo) → tạo 2 sản phẩm  → (5) đúng

(6) CH2=CH–CHO + 2H2 → CH3–CH2–OH

CH2=CH–CH2–OH+ H2 → CH3–CH2–OH

Tạo 1 sản phầm → (6) sai

(7) CH2=CH–CH2–CH3 + H2O → CH3–CH(OH)–CH2–CH3 + CH2(OH)–CH2–CH2–CH3

CH3–CH=CH–CH3 + H2O → CH3–CH(OH)–CH2–CH3

→ tạo 2 sản phẩm → (7) đúng

(8)CH3–C(OH)(CH3)–CH3→ CH2=C(CH3)2 +H2O

CH2(OH)–CH(CH3)–CH3 → CH2=CH(CH3)2 + H2O

→ tạo 1 sản phẩm → (8) sai


Câu 22:

Cho a gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C2H8O3N2 và C4H12O4N2 đều no mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 5,6 lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 chất hữu cơ đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm có tỉ khối so với H2 bằng 19,7 và dung dịch Z có chứa b gam hỗn hợp 3 muối. Giá trị của b gần nhất với

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có C2H8O3N2 là C2H5NH3NO3.

Cho hỗn hợp X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 0,25 mol hỗn hợp khí gồm 2 chất hữu cơ đều xanh màu quỳ tím ấm của Mtb=39,4 mà trong đó có C2H5NH2, do vậy khí còn lại phải là CH3NH2.

Giải được số mol CH3NH2 và C2H5NH2 lần lượt là 0,1 và 0,15 mol.

Dung dịch Z chứa hỗn hợp 3 muối nên C4H12O4N2 phải là HCOOH3NCH2COOH3NCH3.

Vậy thu được hỗn hợp 3 muối gồm NaNO3 0,15 mol, HCOONa 0,1 mol và H2NCH2COONa 0,1 mol.

b = 29,25 g


Câu 23:

Hỗn hợp E gồm 3 chất hữu cơ đa chức, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức -OH, -CHO, -COOH.

Chia 50,76 gam hỗn hợp E thành 3 phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 17,28 gam Ag.

- Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư, thấy thoát ra 2,688 lít khí CO2 (đktc).

- Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước.

Phần trăm khối lượng của hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với

Xem đáp án

Đáp án A

Chia làm 3 phần vậy mỗi phần có khối lượng 16,92 gam.

Phần 1 tráng bạc được 0,16 mol Ag 

Phần 2 tác dụng với NaHCO3 thu được 0,12 mol khí CO2

Phần 3 đốt cháy hoàn toàn thu được 0,5 mol CO2 và 0,5 mol H2O.

Vậy mỗi phần chứa 0,5 mol C, 1 mol H, vậy trong mỗi phần O chứa 0,62 mol.

Bảo toàn O:  

Nhận thấy:  do vậy toàn bộ C (trừ trong –CHO và –COOH) đều liên kết với nhóm –OH.

Vậy các chất trong mỗi phần là OHC–CHO 0,04 mol, HOOC–COOH 0,06 mol và ancol no đa chức.

Do khi đốt cháy thu được CO2 bằng H2O nên số mol ancol phải là 0,1 mol.

Vậy ancol là HOCH2CH(OH)CH2OH.

%glixerol = 54,5%


Câu 24:

Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu  được với axit H2SO4 đặc ở 170oC thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Cho X tác dụng với 0,04 mol NaOH thu được một muối và một ancol.

Đun nóng lượng ancol với H2SO4 đặc thu được 0,015 mol anken do vậy số mol ancol là 0,015 mol.

Do   nên hỗn hợp X gồm một axit đơn chức và este tạo bởi axit đó và ancol.

Suy ra trong X số mol axit là 0,025 mol và este là 0,015 mol.

Đốt cháy este và axit no đơn chức thì thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua bình đựng CaO thì cả CO2 và H2O đều hấp thụ.

Ta có:  

Có nghiệm nguyên là số C của axit và este lần lượt là 2 và 5.

Vậy axit là C2H4O2 còn este là C5H10O2.

Vậy %axit = 49,5% và %este = 50,5%.


Câu 27:

Cho các nhận xét sau:

(1) Thủy phân saccarozơ và xenlulozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit.

(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.

(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.

(4) Muối mononatri của axit 2-aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính.

(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 đipeptit là đồng phân của nhau.

(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.

(7) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.

(8) Glucozơ, axit glutamic, sobitol, fructozơ đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.

(9) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.

(10) Etyl butirat có mùi dứa chín và là đồng phân của isoamyl axetat. 

Số nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các mệnh đề: 3, 4, 5.

+ Mệnh đề 1: Thủy phân saccarozo thu được glucozo và glucozo còn thủy phân xenlulozo chỉ thu được glucozo.

+ Mệnh đề 2: Từ caprolactam bằng phản ứng trùng hợp trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.

+ Mệnh đề 6: Cu(OH)2 phản ứng với anbumin cho sản phẩm có màu tím đặc trưng (phản ứng màu biure)

+ Mệnh đề 7: Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit.

+ Mệnh đề 8: Sobitol là hợp chất đa chức.

+ Mệnh đề 9: Xenlulozo là chất dễ cháy, nổ mạnh dùng để làm thuốc súng.

+ Mệnh đề 10: etyl butirat và isoamyl axetat không phải đồng phân của nhau


Câu 28:

Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic, lysin và metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,965 mol O2, thu được hỗn hợp gồm CO2; 0,73 mol H2O và 0,05 mol N2. Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, đun nóng). Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi số mol Alanin (C3H7O2N), axit glutamic (C5H9O4N), lysin (C6H14O2N2) và metyl metacrylat (C4H6O2) lần lượt là a, b, c, d

Ta có: a + b + c + d = 0,2; 3,75a+5,25b+8,5c+4,5d=0,965; 3,5a+4,5b+7c+3d=0,73; 0,5a+0,5b+c=0,05

Giải được: a=0,04; b=0,02; c=0,02; d=0,12

Vậy để hidro hóa hoàn toàn 0,2 mol X tức hidro hóa 0,12 mol metyl metacrylat trong X cần 0,12 mol H2


Câu 30:

X, Y, Z là ba hợp chất hữu cơ cùng có công thức phân tử là C3H7O2N và có các đặc điểm sau:

X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối.

Y tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một ancol.

Z tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một khí nhẹ hơn không khí.

X, Y, Z lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

CH3CH(NH2)COOH + NaOH → CH3CH(NH2)COONa + H2O

H2NCH2COOCH3  + NaOH → H2NCH2COONa + CH3OH

CH2=CHCOONH4 + NaOH → CH2=CHCOONa + NH+ H2O


Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử ;

(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen ;

(3) Oxi hóa ancol bậc 1 thu được anđehit ;                       

(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3;

(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ ;  

(6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac ;

(7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên ;          

(8) Thủy phân este trong môi trường axit thu được axit và ancol.

Số phát biểu luôn đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Mệnh đề 1, 4.

+ Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen.

+ Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc 1 thu được anđehit

+ Dung dịch phenol có tính axit tuy nhiên tính axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

+ Tính bazo: C6H5NH2 < NH3.

+ Cao su thiên nhiên là polime của isopren.

+ Thủy phân este trong môi trường axit chưa chắc thu được ancol. Ví dụ: HCOOCH=CH2.


Câu 33:

Phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

+ Muối phenylamoni clorua tan trong nước.

+ Tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure.

+ CH3-CH2-CH2(CH2NH2)-CO-NH-CH2-COOH có một mắt xích tạo bởi CH3-CH2-CH2(CH2NH2)-COOH không phải anpha amino axit → không phải peptit.


Câu 34:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z và T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:

Biết T là chất hữu cơ mạch hở, các chất X, Y, Z và T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C

X làm quỳ tím chuyển xanh → Không thể là anilin → Loại đ.a Anilin; glucozơ; saccarozơ; Lys-Gly-Ala

Y có phản ứng tráng bạc → Y có thể là glucozo hoặc fructozo tuy nhiên Y tác dụng với Cu(OH)2/ OH- → Y là glucozo.

T có phản ứng biure → không thể là Lys-Val → Loại đ.a Etyl amin; glucozơ; saccarozơvà Lys-Val


Câu 35:

Cho các phản ứng:

Tổng số nguyên tử trong một phân tử của X là

Xem đáp án

Đáp án B

CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH3COONa + Cu2O + 3H2O.

→ Z là CH3COONa → T là CH4

→ Y là CH2(COONa)2 do phản ứng tạo 2 mol Na2CO3 từ 1 mol Y.

→ X là CH2=CH-OOC-CH2-COOC6H5


Câu 37:

Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba chất hữu cơ X, Y, Z được trình bày trong bảng sau:

X, Y, Z tương ứng là chất nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào các đ.a thì 3 chất là phenol, glyxin và ancol etylic

Z tan vô hạn trong nước ancol etylic.

Y phân hủy trước khi sôi Y là glyxin


Câu 38:

Cho các phát biểu sau:

(1) Ở điều kiện thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch lòng trắng trứng (anbumin) trong môi trường kiềm.

(2) Ở nhiệt độ thường, dung dịch fructozơ tác dụng được với dung dịch brom.

(3) Ở điều kiện thường, các polipeptit tan tốt trong nước.

(4) Poliacrilonitrin thuộc loại tơ vinylic.

(5) Đun nóng glucozơ trong điều kiện thích hợp thu được xenlulozơ.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Các phát biểu: 1, 4.

+ dung dịch fructozơ không tác dụng được với dung dịch brom

+ Protein là các polipeptit cao phân tử, protein hình sợi sẽ không tan trong nước và protein hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo.

+ Đun nóng xenlulozo trong điều kiện thích hợp thu được glucozo.


Câu 39:

Hỗn hợp X gồm C6H12O6 và C12H22O11. Hỗn hợp Y gồm HCOOCH3 và CH2(COOCH3)2. Đốt cháy hoàn toàn 14,46 gam hỗn hợp E chứa X và Y cần dùng 0,5 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và nước được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được dung dịch X có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là.

Xem đáp án

Đáp án B

Hỗn hợp X có thể quy về C và H2O.

Hỗn hợp Y gồm C2H4O2 và C5H8O4 nên có thể quy về C và H2O.

Do vậy E quy về C và H2O.

Đốt cháy hoàn toàn 14,46 gam E cần 0,5 mol O2 suy ra số mol C là 0,5 vậy H2O là 0,47 mol.

Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong thì dung dịch giảm m gam


Bắt đầu thi ngay