Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Bài tập Benzen và đồng đằng cơ bản có lời giải

Bài tập Benzen và đồng đằng cơ bản có lời giải

Bài tập Benzen và đồng đằng cơ bản có lời giải (P1)

  • 1002 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong vòng benzen mỗi nguyên tử C dùng 1 obitan p chưa tham gia lai hoá để tạo ra:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong benzen thực nghiệm cho thấy 6 liên kết có độ dài bằng nhau → liên kết π không cố định mà chung cho cả vòng benzen . 6 obitan p chưa lai hóa của 6 nguyên tử C xen phủ bên với nhau tạo hệ liên hợp π chung cho cả vòng benzen.


Câu 2:

Trong phân tử benzen:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong benzen thực nghiệm cho thấy 6 liên kết có độ dài bằng nhau → liên kết π không cố định mà chung cho cả vòng benzen . 6 obitan p chưa lai hóa của 6 nguyên tử C xen phủ bên với nhau tạo hệ liên hợp π chung cho cả vòng benzen.


Câu 3:

Cho các công thức:

Cấu tạo nào là của benzen ?

Xem đáp án

Đáp án D

Benzen có công thức C6H6 trong phân tử có cấu tạo vòng lục giác gồm 3 liên kết đơn và 3 liên kết đôi đan xen nhau

Cấu tạo (1), (2),(3) đều biểu diễn benzen ((1) biễu diễn được rõ hệ π liên hợp, (2) và (3) biễu diễn rõ số liên kết đơn, đôi trong phân tử. Khi cần thiết mới cần ghi rõ nguyên tử H)


Câu 4:

Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong dãy đồng đẳng của benzen có π + v= 4( gồm 1 vòng và 3 liên kết π)

→ Công thức chung của dãy đồng đẳng của benzen là CnH2n-6 ( n ≥ 6).


Câu 5:

Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2-2a. Đối với stiren, giá trị của n và a lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

Stiren có công thức là C8H8

Thay vào công thức tổng quát n= 8, a= 5.Đáp án A


Câu 6:

Cho các chất: C6H5CH3 (1); p-CH3C6H4C2H5 (2); C6H5C2H3 (3); o-CH3C6H4CH3 (4). Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:

Xem đáp án

Đáp án D

Đồng đẳng của benzen có công thức chung là CnH2n-6 (n ≥ 6). Thấy (3) không thỏa mãn công thức chung . Đáp án D.


Câu 7:

Chất cấu tạo như sau có tên gọi là gì ?

Xem đáp án

Đáp án B

Hai nhóm metyl ở vị trí 1,3 với nhau (vị trí meta).


Câu 8:

CH3C6H4C2H5 có tên gọi là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hai gốc metyl và etyl đính cùng C trên vòng benzen (không cần đánh số). Hợp chất CH3C6H4C2H5 có tên gọi là etylmetylbenzen. Đáp án A.

Chú ý goi tên các nhóm thế xuất theo thứ tự a, b, c.. chữ cái đầu tiên của nhóm thế ( e đứng trước m nên gọi etylmetylbenzen)


Câu 9:

Chất nào sau đây có thể chứa vòng benzen ?

Xem đáp án

Đáp án C

Nhận thấy hợp chất chưa vòng benzen thì π + v ≥ 4

C10H16 có π + v= 3, C9H14BrCl có π +v =1, C7H12 có π + v=2, C8H6Cl2 có π + v= 5.


Câu 10:

Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen ?

Xem đáp án

Đáp án B

Nhận thấy hợp chất chưa vòng benzen thì π + v ≥ 4

C8H10 có π + v= 4, C6H8 có π +v =3, C8H8Cl2 có π + v= 4, C9H12Cl có π + v= 4.


Câu 11:

(CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:

Xem đáp án

Đáp án C

Nhóm thế đính vào vòng benzen dạng (CH3)2-CH- mạch nhánh dạng iso

(CH3)2-CH-C6H5 có tên là iso-propylbenzen.


Câu 12:

iso-propylbenzen còn gọi là:

Xem đáp án

Đáp án C

Iso-propylbenzen có cấu tạo C6H5 -CH(CH3)2 còn có tên gọi là cumen (Hợp chất dùng đế sản xuất axeton và phenol trong công nghiệp)

Toluen có công thức C6H5CH3 còn gọi là metylbenzen

Stiren có công thức C6H5CH=CH2 còn gọi là Vinylbenzen

o-Xilen có cấu tạo CH3C6H4CH3 (1,2-đimteylbenzen) hai nhóm metyl ở vị trí 1,2


Câu 13:

Cấu tạo của 4-cloetylbenzen là:

Xem đáp án

Đáp án A

Nhận thấy D không chứa vòng benzen → loại D

B nhóm Cl và C2H5 ở vi trí 1,3 , ở C thì Cl và C2H5 ở vị trí 1, 2 với nhau → loại B, C


Câu 14:

Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa :

Xem đáp án

Đáp án D

Khi thay thế các nguyên tử H trên vòng benzen C6H6 bằng các nhóm ankyl thu được ankylbenzen vậy ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa gốc ankyl và 1 vòng benzen. Đáp án D.

Chú ý đáp án B nếu chứa nhiều vòng benzen như naphtalen không được coi là ankylbenzen


Câu 15:

Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là:

Xem đáp án

Đáp án D

Gốc C6H5-CH2-:benzyl , C6H5-: phenyl , CH2=CH- : vinyl, CH2=CH-CH2: anlyl.


Câu 16:

Điều nào sau đâu không đúng khi nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzen ?

Xem đáp án

Đáp án D

Vì benzen có tính đối xứng, khi đánh số sao cho tổng số vị trí nhánh là nhỏ nhất nên vị trí 1,3 trùng với 1,5 .


Câu 17:

Một ankylbenzen X có công thức C9H12, cấu tạo có tính đối xứng cao. Vậy X là:

Xem đáp án

Đáp án D

Nhận thấy 1,3,5 trimetylbenzen có tính đối xứng cao nhất khi tham gia phản ứng thế Br2/Fe đun nóng chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất

1,2,3-trimetylbenzen khi tham gia phản ứng thế Br2/Fe đun nóng cho 2 sản phẩm

n-propylbenzen và iso-propylbenzen khi tham gia phản ứng thế Br2/Fe đun nóng cho 3 sản phẩm ở vị trí o,p,m.


Câu 18:

Một ankylbenzen X (C12H18) cấu tạo có tính đối xứng cao. X là:

Xem đáp án

Đáp án A

Nhận thấy C, D có công thức phân tử lần lượt là C9H12 và C18H30 → Loại

Hợp chất 1,2,4 - trietylbenzen khi tham gia phản ứng thế với Br2/Fe cho 3 sản phẩm

Hợp chất 1,3,5 - trietylbenzen khi tham gia phản ứng thế với Br2/Fe cho 1 sản phẩm duy nhất


Câu 19:

C7H8 có số đồng phân thơm là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hợp chất C7H8 có π +v= 4 chỉ có 1 cấu tạo chứa vòng benzen là C6H5CH3.


Câu 20:

Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ?

Xem đáp án

Đáp án C

Hợp chất C8H10 có π + v= 4 → cấu tạo X chứa vòng benzen gồm C6H5C2H5, o-CH3C6H4CH3, m-CH3C6H4CH3, p-CH3C6H4CH3.


Bắt đầu thi ngay