Bài tập Benzen và đồng đằng cơ bản có lời giải (P2)
-
1065 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ứng với công thức C9H12 có bao nhiêu đồng phân có cấu tạo chứa vòng benzen ?
Đáp án C
Hợp chất C9H12 có π + v= 4, các đồng phân chứa vòng benzen gồm
CH3CH2CH2-C6H5, (CH3)2CH-C6H5.
o-CH3C6H5C2H5, m-CH3C6H5C2H5, p-CH3C6H5C2H5
1,2,3-(CH3)3C6H3,; 1,2,4-(CH3)3C6H3; 1,3,5-(CH3)3C6H3
Câu 2:
Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H10 là
Đáp án A
Hợp chất C9H10 có π + v= 5 , các đồng phân chứa vòng benzen gồm
C6H5CH2-CH=CH2, C6H5CH=CH2-CH3 (*) , C6H5CH(CH3)=CH2, o-CH3C6H4CH=CH2, m-CH3C6H4CH=CH2, p-CH3C6H4CH=CH2
Chú ý (*) có đồng phân hình học.
Câu 3:
Cho các chất: (1) benzen ; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hexa-1,3,5-trien; (5) xilen; (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là:
Đáp án B
Nhận thấy xiclohexan là vòng no 6 cạnh không phải là hợp chấy thơm, hexa-1,3,5-trien : CH2=CH-CH=CH-CH=CH2 cũng không chứa vòng benzen không là hợp chất thơm
Các chất (1), (2), (5), (6) đều chứa vòng benzen .
Câu 4:
X là đồng đẳng của benzen, có CTĐGN là: (C3H4)n. Công thức phân tử của X là:
Đáp án C
Hợp chất đồng đẳng của benzen có công thức tổng quát là CaH2a-6 (a ≥ 6)
→ 4n = 2.3n-6 → n= 3. Vậy X có công thức C9H12.
Câu 5:
Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là:
Đáp án A
Benzen và toluen đều là dung môi hữu cơ có mùi thơm nhẹ hòa tan nhiều chất ( benzen là dung môi hòa tan sơn, hắc ín, vecni...), nhưng đều có hại cho sức khỏe, đặc biệt là benzen. Với liều cao, hàm lượng benzen trên 65 mg/lít, nạn nhân chết sau vài phút trong tình trạng hôn mê, có thể kèm theo co giật
Câu 6:
Tính chất nào sau đây không phải của ankylbenzen ?
Đáp án B
Các ankylbenzen là chất không màu, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ, có mùi thơm nhẹ và là chất độc.
Câu 7:
Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
Đáp án C
C6H6 + 3Cl2 C6H6Cl6
C6H6 + 3H2 C6H12
C6H6 + HNO3 (đặc) 1,3-(NO2)2 -C6H4.
Đáp án C. Chú ý Benzen tác dụng được Br2 khan và có xúc tác bột Fe, nếu không có xúc tác Fe thì phản ứng không xảy ra.
Câu 8:
Tính chất nào không phải của benzen ?
Đáp án D
Tính chất đặc trưng của benzen tương đối dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với chất oxi hóa.
Câu 9:
Cho benzen + Cl2 (askt) ta thu được dẫn xuất clo X. Vậy X là:
Đáp án C
C6H6 + 3Cl2 C6H6Cl6
Câu 10:
Phản ứng chứng minh tính chất no; không no của benzen lần lượt là:
Đáp án A
Phản ứng thế Cl2(askt) minh chứng tính chất no của benzen( tương tự ankan), phản ứng cộng H2 (Ni, t0) chứng minh tính chất không no ( tương tự anken).
Câu 11:
Tính chất nào không phải của benzen
Đáp án C
Benzen bền vững với chất oxi hóa, nó không tham gia phản ứng KMnO4
Câu 13:
Tính chất nào không phải của toluen ?
Đáp án D
Nếu không có xúc tác thì toluen không tham gia phản ứng với dung dịch Br2
C6H5CH3 + Br2 o- Br-C6H4CH3( p- Br-C6H4CH3) + HBr
C6H5CH3 + Cl2 C6H5CH2Cl + HCl
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O
Câu 14:
So với benzen, toluen + dung dịch HNO3(đ)/H2SO4 (đ):
Đáp án A
Trong toluen có đính thêm gốc CH3 là nhóm đẩy làm mật độ e trong vòng benzen tăng lên ( đặc biệt là vị trí o,p) làm tăng khả năng tham gia phản ứng thế so với benzen.
Câu 15:
Toluen + Cl2 (askt) xảy ra phản ứng:
Đáp án C
Khi có xúc tác là askt thì phản ứng thế xảy ra nhánh
Phản ứng thế ở nhánh vòng benzen khó khăn hơn so với với CH4 do vòng benzen có cấu trúc cồng kềnh hơn CH4.
Câu 16:
1 mol Toluen + 1 mol Cl2 X. Chất X là:
Đáp án A
Chú ý xúc tác là askt nên phản ứng thế xảy ra ở nhánh và chỉ có một sản phẩm là C6H5CH2Cl.
Câu 17:
Tiến hành thí nghiệm cho nitrobenzen tác dụng với HNO3 (đ)/H2SO4 (đ), nóng ta thấy:
Đáp án C
Nitrobenzen có chứa nhóm NO2 là nhóm hút electron, làm mật độ e trên vong giảm , khả năng tham gia phản ứng thế khó hơn và ưu tiên vào vị trí meta.
Câu 18:
Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế -X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí o- và p-. Vậy -X là những nhóm thế nào ?
Đáp án A
Khi trên vòng benzen có sẵn các nhóm thế đẩy e khi tham gia phản ứng thế sẽ dễ hơn benzen và ưu tiên thế vào vị trí o, p. Các nhóm thế đẩy e gồm ankyl CnH2n+1, OH, NH2, OCH3.
Câu 19:
Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế -X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí m-. Vậy -X là những nhóm thế nào ?
Đáp án D
Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế hút e ( thường chứa liên kết π]), thì phản ứng thế xảy khó khăn hơn so với benzen và ưu tiên vào vị trí m. Các nhóm hút e gồm NO2, COOH, CHO, SO3H...
Câu 20:
1 mol nitrobenzen + 1 mol HNO3 đ X + H O. Chất X là:
Đáp án A
nitrobenzen trong vòng benzen có sắn nhóm thế NO2 là nhóm hút e, nên định hướng thế nhóm thế tiếp theo sẽ vào vị trí m.