Bài tập Benzen và đồng đằng cơ bản có lời giải (P3)
-
982 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
C2H2 → X → Y → m-bromnitrobenzen. Các chất X và Y lần lượt là:
Đáp án A
Từ Y → m-bromnitrobenzen nên trong Y có sắn nhóm thế hút e đính với vòng benzen.
Chú ý khi trên vòng benzen có sắn nhóm thế X( halogen) ưu tiên vị trí thế ở o và p
3C2H2 -> C6H6
C6 H6 + HNO3 đặc C6H5NO2 + H2O
C6H5NO2 + Br2 m-BrC6H4NO2
Câu 2:
Benzen → X → o-bromnitrobenzen. Chất X là:
Đáp án B
Nhận thấy từ benzen không thể trực tiếp tạo ra aminobenzen (C6H5NH2). Loại C
Nếu X là nitrobenzen sẽ định hướng nhóm thế ở vị trí meta → Loại A
Nếu X là o-đibrombenzen không thể tạo trực tiếp ra o-bromnitrobenzen → loại D.
Câu 3:
Ankylbenzen X (C9H12), tác dụng với HNO3 đặc (H2SO4 đ) theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra 1 dẫn xuất mononitro duy nhất. Chất X là:
Đáp án D
1,3,5- trimetylbenzen có cấu tạo đối xứng cao tham gia phản ứng với HNO3 đặc( H2SO4 đặc) theo tỉ lệ mol 1:1 chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất.
n-propylbenzen và iso-propylbenzen tham gia phản ứng với HNO3 đặc( H2SO4 đặc) theo tỉ lệ mol 1:1 sẽ tạo được 3 sản phẩm o,m,p
p-etylmetylbenzen tham gia phản ứng với HNO3 đặc( H2SO4 đặc) theo tỉ lệ mol 1:1 tạo được 2 sản phẩm.
Câu 4:
Cho phản ứng: X 1,3,5-trimetylbenzen. Chất X là:
Đáp án B
3CH3-C≡ CH 1,3,5- (CH3)3C6H3
Câu 5:
Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
Đáp án D
C6H5CH=CH2+ Br2 → C6H5CHBr-CH2Br
C6H5CH=CH2 + H2 C6H5CH2-CH3
C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 → C6H5COOK + CO2 + KOH + MnO2 + H2O
Câu 6:
Cho phản ứng: X + 4H2 etylxiclohexan. Chất X là:
Đáp án D
C6H5CH=CH2 + 4H2 C6H11C2H5
Câu 7:
Phản ứng nào sau đây không dùng để điều chế benzen ?
Đáp án D
3CH≡CH C6H6
C6H12C6H6 + 3H2
CH3 -CH2-CH2-CH2-CH2-CH3 C6H6 + 4H2
Câu 9:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào khoảng trống .... trong câu sau:
Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen liên kết với nhau tạo thành ........
Đáp án C
Vòng benzen có cấu trúc hình lục giác đều, phẳng do 6 nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp2 ( lai hóa tam giác)
Câu 10:
Benzen không tan trong nước vì lí do nào sau đây ?
Đáp án D
Benzen có cấu tạo đối xưng, không phân cực nên tan tốt trong dung môi không phân cực và không tan trong dung môi có cực ( nước)
Câu 11:
Chất làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím là:
Đáp án D
Benzen, toluen,cumen không làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường( cần có xúc tác Fe, t0)
Câu 12:
Bằng phản ứng nào chứng tỏ benzen có tính chất của hiđrocacbon no ?
Đáp án B
Benzen không tham gia phản ứng với dung dịch brom → Loại A
Benzen tham gia phản ứng công H2( Ni, t0) chứng tỏ tính chất không no của benzen → Loại C
Hầu hết các hợp chất hữu cơ tham gia phản ứng cháy, tỏa nhiệt không đặc trưng cho hợp chất hidrocacbon no. → Loại D
Câu 13:
Sản phẩm đinitrobenzen nào (nêu sau đây) được ưu tiên tạo ra khi cho nitrobenzen tác dụng với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc ?
Đáp án B
Trong nitrobenzen có nhóm thế NO2 đính trên vòng benzen khi tham gia phản ứng thế ưu tiên vị trí m. Đáp án B.
Câu 14:
Sản phẩm điclobenzen nào (nêu sau đây) được ưu tiên tạo ra khi cho clobenbzen tác dụng với clo có bột Fe đun nóng làm xúc tác ?
Đáp án D
Khi thêm trên vòng benzen có sẵn nhóm thế Cl sản phẩm thế ưu tiên thế vào vị trí o,p.
Câu 15:
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ benzen có tính chất của hiđrocacbon không no ?
Đáp án D
Benzen có khả năng tham gia phản ứng cộng với H2 phá vỡ liên kết đôi hình thành liên kết đơn → phản ứng ứng này chứng minh tính chất của hidrocacbon không no.
Câu 16:
Hợp chất nào được tạo thành khi trùng hợp 3 phân tử propin đun nóng ở 6000C ?
Đáp án D
3CH≡ C-CH3 1,3,5-(CH3)3C6H3
Câu 17:
Cho các chất sau: Toluen (1); Etylbenzen (2); p-xilen (3); Stiren (4); Cumen (5).
Số chất cùng dãy đồng đẳng với benzen làCho các chất sau: Toluen (1); Etylbenzen (2); p-xilen (3); Stiren (4); Cumen (5).
Số chất cùng dãy đồng đẳng với benzen lào các chất sau: Toluen (1); Etylbenzen (2); p-xilen (3); Stiren (4); Cumen (5).
Số chất cùng dãy đồng đẳng với benzen là
Đáp án D
Hợp chấy cùng dãy đồng đẳng benzen có công thức chung CnH2n-6 ( n ≥ 6)
Nhận thấy stiren C8H8 không thỏa mãn công thức chung
Vậy có 4 chất thuộc dãy đồng đẳng của benzen.
Câu 18:
Câu nào đúng nhất trong các câu sau khi nói về benzen ?
Đáp án D
Benzen là hidrocacbon thỏa mãn tính thơm dễ tham gia phản ứng thế, khó cộng và bền vững với chất oxi hóa.
Câu 19:
Điều nào sau đây sai khi nói về toluen ?
Đáp án C
Toluen là đồng đẳng của benzen không phải là đồng phân.
Câu 20:
Câu nào sau đây sai khi nói về benzen ?
Đáp án D
Trong phân tử benzen không cố định các liên kết đôi và các liên kết đơn chúng luôn xen đổi chỗ nên 6 liên kết có độ dài như nhau.