Đề thi Hóa 11 giữa kì 1 có đáp án (Đề 2)
-
1319 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất nào sau đây không phải là chất điện li?
Đáp án D
C12H22O11là hợp chất hữu cơ và không có khả năng phân li ra ion nên không phải chất điện li.
Câu 2:
Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
Đáp án B
Dung dịch muối ăn là dung dịch chất điện li nên có khả năng dẫn điện.
NaCl Na++ Cl-
Câu 3:
Muối nào sau đây là muối axit?
Đáp án B
Muối axit là muối khi tan trong nước có khả năng phân li ra ion H+.
Vậy NaHSO4 là muối axit. Phương trình điện li:
NaHSO4 Na+ + HSO4-
HSO4- H+ + SO42-
Câu 4:
Chất thường được dùng làm bột nở là
Đáp án B
Dưới tác dụng của nhiệt, NH4HCO3bị phân huỷ tạo NH3, H2O và CO2. Các khí này và hơi H2O thoát ra làm bánh nở.
NH4HCO3NH3+ CO2+ H2O
Câu 5:
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh ?
Đáp án C
Quì tím chuyển xanh khi dung dịch có môi trường bazơ.
NaOH là bazơ.
Câu 6:
Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do sự chuyển động của
Đáp án A
Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do sự chuyển động của các cation và anion.
Câu 7:
Theo Areniut chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?
Đáp án A
Theo Areniut, hiđroxit lưỡng tính là chất khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ. Vậy Al(OH)3là chất lưỡng tính.
Sự phân li theo kiểu bazơ: Al(OH)3⇄ Al3++ 3OH-
Sự phân li theo kiểu axit: Al(OH)3⇄ AlO2-+ H++ H2O
Câu 8:
Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?
Đáp án C
Đáp án A, loại vì AgCl là chất không tan, HF là chất điện li yếu.
Đáp án B, loại vì AgCl là chất không tan, H2O là chất điện li yếu.
Đáp án D, loại vì CaCO3là chất không tan, H2S là chất điện li yếu.
Câu 9:
Cho từ từ dung dịch NH3đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa?
Đáp án A
3NH3 + AlCl3 + 3H2O 3NH4Cl + Al(OH)3
Câu 10:
Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
Đáp án B
Các ion có thể cùng tồn tại trong 1 dung dịch khi chúng không phản ứng với nhau.
+ Đáp án A, loại vì Ag+ + Cl- AgCl ;
3Ag++ PO43-→ Ag3PO4↓
Đáp án C, loại vì Ba2+ + SO42- BaSO4
Đáp án D, loại vì Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2
Câu 11:
Một dung dịch chứa 0,25 mol Cu2+; 0,2 mol K+; 0,3 mol Cl-và b mol SO42-. Giá trị của b là
Đáp án A
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:
Tổng số mol điện tích dương = tổng số mol điện tích âm
⇒ 0,25.2 + 0,2 = 0,3 +2b
⇒ b = 0,2.
Câu 12:
Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?
Đáp án C
N2 + O2 2NO
Trong phản ứng này, số oxi hóa của nitơ tăng từ 0 lên +2, do đó N2 thể hiện tính khử.
Câu 13:
Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng?
Đáp án C
2HCl + Mg(OH)2→ MgCl2+ 2H2O
CuCl2+ 2NaOH→ Cu(OH)2↓ + 2NaCl
KOH + NaCl → không phản ứng
Na2CO3+ CaCl2→ CaCO3↓ + 2NaCl
Câu 14:
Dung dịch X có pH< 7 và tác dụng được với dung dịch BaCl2tạo kết tủa trắng. X là
Đáp án B
pH < 7 chất đó là axit.
Khi phản ứng với BaCl2:
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây đúng ?
Đáp án B
Nitơ nằm ở ô số 7, thuộc nhóm VA và chu kì 2.
Nitơ là phi kim mạnh và hoạt động hoá học mạnh ở nhiệt độ cao.
Câu 16:
Dung dịch H2SO4có pH = 1. Vậy nồng độ của dung dịch đó bằng
Đáp án A
pH = 1 [H+]= 0,1 M
Câu 17:
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
Đáp án D
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
Câu 18:
Có các dung dịch muối Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4Cl, FeCl3đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn. Nếu chỉ dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt các muối trên thì chọn chất nào sau đây?
Đáp án A
Khi cho từ từ đến dư Ba(OH)2 vào các dung dịch trên ta thấy:
+ Ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan dần ⇒ Al(NO3)3.
2Al(NO3)3 + 3Ba(OH)2 2Al(OH)3 + 3Ba(NO3)2
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 Ba(AlO2)2 + 4H2O
+ Vừa có kết tủa trắng, vừa có khí mùi khai bay ra ⇒ (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
+ Không thấy có hiện tượng gì ⇒ NaNO3.
+ Thấy có khí mùi khai bay ra ⇒ NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2 BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
+ Thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ ⇒ FeCl3
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 3BaCl2 + 2Fe(OH)3↓
Câu 19:
Cho dãy các chất: H2SO4,KOH, NaHSO4, Na2CO3, MgCl2. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2là
Đáp án C
Ba(HCO3)2 + H2SO4 BaSO4↓ + 2H2O + 2CO2↑
Ba(HCO3)2 + 2KOH BaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O
Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 BaSO4↓ + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2↑
Ba(HCO3)2 + Na2CO3 BaCO3↓ + 2NaHCO3.
Câu 20:
Trộn 50 ml dung dịch HNO30,1M với 50 ml dung dịch NaOH 0,12M thu được dung dịch X. pH dung dịch X là
Đáp án B
Số mol của dung dịch HCl là 0,1.0,05 = 5.10-3(mol)
Số mol của dung dịch NaOH là 0,12.0,05 = 6.10-3(mol)
HCl + NaOH NaCl + H2O
5.10-3→ 5.10-3mol
⇒ NaOH dư 10-3 (mol) ⇒ nOH- dư =10-3(mol)
⇒ [OH-]dư== 0,01 (M)
Vậy pH = 14 + log[OH-] = 12.
Câu 21:
Để trung hoà 200 ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,3 M cần dùng V ml dd Ba(OH)20,2M. V có giá trị là
Đáp án C
Số mol của HCl là: n = 0,3.0,2 = 0,06(mol) ⇒ nH+= 0,06 (mol)
Số mol của NaOH là: n = 0,2V (mol) ⇒ nOH-= 0,4V (mol)
OH- + H+ H2O
0,06 0,4V
⇒ 0,4V = 0,06 ⇒ V= 0,15 (l) = 150 ml.
Câu 22:
Cho dung dịch KOH đến dư vào 200 ml NH4Cl 0,1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là
Đáp án C
Số mol của NH4Cl là: n = 0,1.0,2 = 0,02 (mol)
Vậy Vkhí= 0,02.22,4 = 0,448 (l)
Câu 23:
Trộn V lít dung dịch Ba(OH)20,2M với V lít dung dịch KOH 0,1M, thu được dung dịch X. Nồng độ mol/l của ion OH-trong dung dịch X là
Đáp án D
Số mol của Ba(OH)2là: n = 0,2V (mol)
Số mol của KOH là: n = 0,1V (mol)
Số mol của OH-trong dung dịch là nOH-= 0,4V + 0,1V= 0,5V(mol)
CM(OH-)== 0,25 (M)
Câu 24:
Cho các phản ứng sau:
(1) MgSO4+ BaCl2; (2) CuSO4+ Ba(OH)2;
(3) H2SO4+ BaCO3; (4) H2SO4+ BaCl2;
(5) (NH4)2SO4+ Ba(OH)2; (6) Fe2(SO4)3+ Ba(NO3)2;
Số phản ứng có cùng một phương trình ion rút gọn Ba2+ + SO42- BaSO4 là
Đáp án D
Phương trình ion rút gọn của các phản ứng được viết như sau:
(1) Ba2+ + SO42- BaSO4↓
(2) Cu2+ + SO42- + Ba2+ + 2OH- Cu(OH)2↓ + BaSO4↓
(3) 2H+ + SO42- + Ba2+ + CO32- BaSO4↓ + H2O + CO2↑
(4) Ba2+ + SO42- BaSO4↓
(5) 2NH4+ + SO42- + Ba2++ 2OH- BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
(6) Ba2+ + SO42- BaSO4↓
Vậy có 3 phản ứng cùng phương trình ion rút gọn.
Câu 25:
Cho các nhận định sau:
(1) Dung dịch HNO3làm đỏ quỳ tím và làm phenolphtalein hóa hồng.
(2) Trong điều kiện thích hợp, khí amoniac phản ứng được các chất: HCl, O2, Cl2, NaOH.
(3) Trong phòng thí nghiệm, để làm khô khí NH3người ta dùng CaO.
(4) Để điều chế N2trong phòng thí nghiệm, người ta chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
(5) Dung dịch NH3có tính chất bazơ yếu và tính oxi hóa.
(6) Nhiệt phân các muối NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3đều thu được khí NH3.
Số nhận định không đúng là
Đáp án D
Các phát biểu sai là (1), (2), (4), (5).
(1) sai vì HNO3không làm đổi màu phenolphtalein.
(2) sai vì Amoniac không phản ứng với NaOH vì 2 chất này đều là bazơ.
(4) sai vì Chưng cất phân đoạn không khí lỏng là phương pháp điều chế N2trong công nghiệp.
(5) sai vì Trong NH3, N có số oxi hoá là -3 nên chỉ có tính khử, không có tính oxi hoá.
Câu 26:
Có 250 ml dung dịch NaOH có pH = 13. Cần thêm bao nhiêu lít nước cất để thu được dung dịch bazơ có pH = 12.
Đáp án C
- Dung dịch ban đầu pH = 13 ⇒ pOH = 1 ⇒ [OH-]= 0,1 M
Số mol OH-trong dung dịch là n = 0,1.0,25 = 0,025 mol
⇒ nNaOH= 0,025 mol.
- Dung dịch sau pha có pH = 12
⇒ pOH = 2 ⇒ [OH-] = 0,01 M
⇒ CNaOH= 0,01 M
- Do số mol của NaOH trong dung dịch không đổi nên thể tích của dung dịch sau là:
V=lít
Thể tích nước cần thêm là:
Vnước= Vdung dịch sau- Vdung dịch trước= 2,5 - 0,25 = 2,25 lít.
Câu 27:
Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2; NaHSO4có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỉ lệ thể tích 1: 2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. (Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước).
Đáp án A
Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 BaSO4¯ + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2 ↑
2 muối tham gia phản ứng đều hết, BaSO4kết tủa, CO2bay ra, dung dịch chỉ còn 2 ion Na+và SO42-.
Câu 28:
Hỗn hợp X gồm N2và H2có tỉ khối so với hiđro là 3,6. Cho X qua xúc tác, nung nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với X là 25/17. Hiệu suất của phản ứng là
Đáp án C
Giả sử số mol của N2là 1 mol. Gọi số mol của H2là a mol
Mhỗn hợp= 3,6.2 = 7,2
⇒==7,2 ⇒ a = 4
⇒ mX= 28.1 + 2.4 = 36 g
N2+ 3H22NH3
Ban đầu140 (mol)
Phản ứng x3x 2x (mol)
Cân bằng 1-x4-3x2x (mol)
⇒ Hiệu suất phản ứng tính theo N2
Số mol hỗn hợp sau n = 1- x + 4 - 3x + 2x = 5 - 2x (mol)
Mặt khác tỉ khối của Y so với X là 25/17 nên
MY=. Mx=.7,2 =10,6
⇒ mY= 10,6(5-2x)
Mặt khác theo định luật bảo toàn khối lượng có mY= mX= 36g
⇒ 10,6(5-2x) = 36
⇒ x = 0,8 ⇒ H = 80%.
Câu 29:
Cho 2 dung dịch H2SO4và HF có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 50 phân tử HF thì có 1 phân tử điện li)
Đáp án D
Dung dịch HF có độ điện li α là:
pH của dung dịch H2SO4 là x [H+]= 10-x
pH của dung dịch HF là y [H+] = 10-y
2 dung dịch cùng nồng độ mol
⇒ 0,5 .10-x=
⇒ 0,5 .10-x=
⇒10-2.10-x= 10-y
⇒y = x + 2
Câu 30:
Dung dịch X chứa 0,05 mol NO3-; 0,03 mol Al3+; 0,02 mol Fe3+; x mol Cu2+và y mol SO42-. Cho X tác dụng hết với dung dịch BaCl2dư, thu được 13,98 gam kết tủa. Mặt khác, cho V ml dung dịch NaOH 0,3M vào X, thu được 4,68 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Đáp án C
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch X có:
0,05 + 2y = 0,03.3 + 0,02. 3 + 2x
y-x = 0,05
Cho X + BaCl2 dư 13,98g kết tủa
⇒Kết tủa là BaSO4: 0,06 mol
Ba2++ SO42- BaSO4
0,06 0,06 (mol)
y= 0,06 mol x=0,01
Khi cho X + NaOH :
Khối lượng kết tủa Fe(OH)3và Cu(OH)2 là m = 3,12g< kết tủa thu được.
Vậy trong kết tủa thực tế thu được có Al(OH)3(4,68 - 3,12= 1,56g)
Số mol Al(OH)3 có trong kết tủa = 0,02 mol
Al3++ 3OH-Al(OH)3
0,030,090,03 (mol)
Số mol Al(OH)3sinh ra là 0,03 mol nhưng kết tủa thu được chỉ còn 0,02 mol 0,01 mol bị hoà tan bởi NaOH dư.
Al(OH)3 + OH- AlO2- + H2O
0,01 0,01
Vậy tổng số mol OH-tham gia phản ứng với dung dịch X là:
n = 0,06 + 0,02 + 0,09 + 0,01= 0,18 (mol) = nNaOH
Vậy VNaOH== 0,6 (l) = 600ml.