Thứ sáu, 03/01/2025
IMG-LOGO

2.5. Xác định cấu tạo peptit qua phản ứng thủy phân

  • 5148 lượt thi

  • 47 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công thức cấu tạo của đipeptit mạch hở Ala-Ala là 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

 

Bạn dùng vạch thẳng đứng phân chia các gốc α-amino axit tại vị trí liên kết peptit:


Câu 3:

Một tripeptit X mạch hở được cấu tạo từ 3 amino axit là glyxin, alanin, valin( có mặt đồng thời cả 3 gốc gly, ala, val). Số công thức cấu tạo của X là: 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Số tripeptit chứa cả 3 loại α–amino axit là = 3×2×1 = 6. Bao gồm.

G–A–V || G–V–A || A–G–V || A–V–G || V–A–G || V–G–A


Câu 4:

Biết công thức phân tử của alanin là C3H7NO2 và valin là C5H11NO2. Hexapeptit mạch hở tạo từ 3 phân tử alanin (Ala) và 3 phân tử valin (Val) có bao nhiêu nguyên tử hiđro? 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

3Ala (C3H7NO2) + 3Val (C5H11NO2) → Ala3Val3 + (3 + 3 - 1 = 5)H2O.

Bảo toàn nguyên tố Hidro: số H/peptit = 3 × 7 + 3 × 11 – 5 × 2 = 44


Câu 5:

Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit E thu được hỗn hợp sản phẩm gồm glyxin, alanin, valin và phenylalanin (Phe), trong đó glyxin chiếm 40% số mol hỗn hợp. Thuỷ phân không hoàn toàn E thu được Val-Phe và Gly-Ala-Val nhưng không thu được Gly-Gly. Công thức cấu tạo của E là 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

E là pentapeptit thủy phân 1 mol E thu được 5 mol hỗn hợp các α–amino axit.

glyxin chiếm 40% số mol nGly = 2 mol E gồm 2Gly + 1Ala + 1Phe.

bài tập tương tự như trò chơi ghép hình trong hình học phẳng:

xuất phát từ Gly–Ala–Val; 2 mảnh ghép còn lại là Gly và Phe:

• có Val–Phe nên ghép Phe ngay sau Val: Gly–Ala–Val–Phe.

• không có Gly–Gly nên ghép mảnh Gly nối tiếp vào Phe: Gly–Ala–Val–Phe–Gly.

ứng với đáp án thỏa mãn là C


Câu 7:

Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipetit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

► Ghép peptit bắt đầu từ sản phẩm có nhiều mắt xích nhất:

Gly-Gly-Val + Gly-Ala + Ala-Gly → pentapeptit X là Gly-Ala-Gly-Gly-Val

đầu N là Gly, đầu C là Val


Câu 8:

Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit T thu được glyxin, alanin và lysin theo tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 2 : 1. Khi thuỷ phân không hoàn toàn T thu được hỗn hợp có chứa Gly-Ala và Ala-Ala-Lys nhưng không có Gly-Gly. Amino axit đầu N, amino axit đầu C của T lần lượt là 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

peptapeptit T cấu tạo từ 2 gốc Gly + 2 gốc Ala và 1 gốc Lys.

bài tập tương tự như trò chơi ghép hình trong hình học phẳng:

xuất phát từ Ala–Ala–Lys; 2 mảnh ghép còn lại đều là Gly:

• có Gly–Ala nên ghép 1Gly ngay trước Ala: Gly–Ala–Ala–Lys.

• không có Gly–Gly nên ghép mảnh Gly sau Lys: Gly–Ala–Ala–Lys–Gly.

Amino axit đầu N, amino axit đầu C của T đều là Gly.


Câu 9:

Thuỷ phân hoàn toàn m gam tripeptit mạch hở T, thấy có 1,44 gam H2O đã phản ứng, thu được 10,12 gam hỗn hợp gồm hai amino axit. Công thức phù hợp với T là 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

phản ứng: 1.(tripeptit) + 2.H2O → 3.(amino axit).

có nH2O = 1,44 ÷ 18 = 0,08 mol nT = ½.nH2O = 0,04 mol.

BTKL lại có mT = ∑mamino axit – mH2O = 10,12 – 1,44 = 8,68 gam.

MT = 8,68 ÷ 0,04 = 217 = 89 × 2 + 75 – 2 × 18.

cấu tạo Ala-Ala-Gly phù hợp với T.


Câu 11:

Khi thuỷ phân 1 peptit, chỉ thu được các đipeptit Glu-His ; Asp-Glu ; Phe-Val và Val-Asp. Cấu tạo peptit đem thuỷ phân là 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

• Ta có Glu-His và Asp-Glu → Asp-Glu-His

• Ta có Val-Asp, vừa tìm được Asp-Glu-His → Val-Asp-Glu-His

• Ta có Phe-Val, vừa tìm được Val-Asp-Glu-His → Phe-Val-Asp-Glu-His


Câu 12:

Cho P là một tripeptit được tạo ra từ các amino axit X, Y và Z (Z có cấu tạo mạch thẳng). Kết quả phân tích các amino axit X, Y và Z này cho kết quả sau:

Chất

%mC

%mH

%mO

%mN

M

X

32,00

6,67

42,66

18,67

75

Y

40,45

7,87

35,95

15,73

89

Z

40,82

6,12

43,53

9,52

147

 

Khi thủy phân không hoàn toàn P, người ta thu được hai phân tử đipeptit là X-Z và Z-Y. Vậy cấu tạo của P là: 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

• X có dạng CxHyOzNt

x:y:z:t=3212:6,671:42,6616:18,6714=2,67:6,67:2,67:1,33=2:5:2:1

→ X có CTĐGN là (C2H5O2N)n. Mà MX = 75 → n = 1 → X là C2H5O2N (Glyxin).

• Tương tự ta tìm được Y là C3H7O2N (Alanin), Z là C5H9O4N (Axit glutamic)

• Thủy phân không hoàn toàn P, người ta thu được hai phân tử đipeptit là Gly-Glu và Glu-Ala → P là Gly-Glu-Ala


Câu 14:

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X, thu được glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là. 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

TH1: X gồm 1 gốc Gly và 2 gốc Ala:

Gly-Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Ala-Gly.

TH2: X gồm 2 gốc Gly và 1 gốc Ala:

Ala-Gly-Gly, Gly-Ala-Gly, Gly-Gly-Ala.

|| tổng cộng có 6 đồng phân thỏa mãn


Câu 19:

Khi thủy phân hoàn toàn một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm alanin và glyxin. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Thủy phân X → Ala và Gly X chứa cả Ala và Gly. Mặt khác, Ala-Gly-Gly ≠ Gly-Ala-Gly.

có tính vị trí sắp xếp || cách sắp xếp 2 loại gốc amino axit vào tripeptit là chỉnh hợp chập 2 của 3.

► Số đồng phân của X là A32 = 6


Câu 20:

Thủy phân hoàn toàn pentapeptit X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có tripeptit Gly–Gly–Val và hai đipeptit Gly–Ala, Ala–Gly. Chất X có công thức là 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

X là pentapeptit thủy phân cho Gly-Gly-Val và Gly-Ala.

cách ghép duy nhất là Gly-Ala-Gly-Gly-Val


Câu 21:

Thủy phân hoàn toàn H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH thu được bao nhiêu loại α–amino axit khác nhau? 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Peptit trên là: Gly-Ala-Ala-Gly-Gly

thủy phân thu được 2 loại α-amino axit là Gly và Ala.


Câu 22:

Khi thủy phân peptit có công thức sau: H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH2CONHCH2CONHCH(CH3)COOH thì sản phẩm thu được có tối đa bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure? 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Peptit ban đầu là: Ala-Gly-Gly-Gly-Ala. Phản ứng màu biure chỉ xảy ra với peptit chứa ≥ 3 mắt xích.

các peptit thỏa mãn là: Ala-Gly-Gly; Gly-Gly-Gly; Gly-Gly-Ala; Ala-Gly-Gly-Gly; Gly-Gly-Gly-Ala.

có tối đa 5 peptit sản phẩm thỏa mãn chọn C.

Chú ý: Đề nói "sản phẩm" thì không tính peptit ban đầu.


Câu 23:

Peptit  X có công thức cấu tạo sau: Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit? 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Thu được tối đa 4 đipeptit là: Gly-Lys, Lys-Ala, Ala-Gly, Lys-Val


Câu 24:

Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit E (có phân tử khối là 373) chỉ thu được một α-amino axit T duy nhất (phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Tên gọi của T là 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

α-amino axit no, hở, chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl dạng CmH2m + 1NO2.

Phản ứng: 5CmH2m + 1NO2 → 1E5 (pentapeptit) + 4H2O ||→ bảo toàn C, H, O, N

công thức của tetrapeptit E là C5mH10m – 3N5O6. mà ME = 373

70m + 163 = 373 m = 3 cho biết α–amino axit T là alanin C3H7NO2


Câu 25:

Nếu thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Val-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau? 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

bài tập tương tự như trò chơi cắt hình trong không gian một chiều (1D):

có 4 peptit khác nhau được tạo thành: Gly–Ala; Gly–Val; Ala–Gly; Val–Ala.


Câu 26:

Thủy phân hoàn toàn Gly-Ala trong môi trường axit HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được các sản phẩm là 

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 27:

Thủy phân hoàn toàn tripeptit mạch hở X, thu được ba amino axit là glyxin, alanin và valin. Số đồng phân cấu tạo và phân tử khối của X lần lượt là 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Peptit X được tạo thành từ 3 gốc amino axit khác nhau nên có số đồng phân là 3! = 6.

Phân tử khối của X = 75 + 89 + 117 – 36 = 245.


Câu 28:

Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit G mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly-Ala, Phe-Val và Ala-Phe. Cấu tạo của G là 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nhận xét: Bài toán tương tự như trò chơi ghép hình trong không gian một chiều.

có 3 mảnh ghép là: Gly-Ala, Phe-Val và Ala-Phe để ghép thành 1 mảnh 4 miếng.

cấu tạo phù hợp của G là Gly-Ala-Phe-Val.


Câu 29:

Pentapeptit Y có công thức Gly-Ala-Gly-Val-Ala. Thủy phân không hoàn toàn Y, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa tổng số đipeptit và tripeptit là n. Giá trị lớn nhất của n là 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nhận xét: Bài toán tương tự như trò chơi cắt hình trong không gian một chiều (1D).

Theo đó, sản phẩm chứa tối đa 4 đipeptit và 3 tripeptit n = 7.


Câu 30:

Tetrapeptit X có công thức Gly-Ala-Gly-Val. Thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa tổng số đipeptit và tripeptit là k. Giá trị lớn nhất của k là 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận xét: Bài toán tương tự như trò chơi cắt hình trong không gian một chiều (1D).

           

Theo đó, sản phẩm chứa tối đa 3 đipeptit và 2 tripeptit


Câu 31:

Phân tử peptit Y mạch hở, có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 10 : 7. Thủy phân hoàn toàn Y chỉ thu được các amino axit chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Số liên kết peptit trong phân tử Y là 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Công thức phân tử của peptit tạo bởi các amino axit chỉ chứa

một nhóm amino và một nhóm cacboxyl có dạng CaHbNnOn + 1.

Giả thiết: mO : mN = 10 : 7 nO : nN = (10 ÷ 16) ÷ (7 ÷ 14) = 5 : 4.

Theo đó n = 4 → cho biết Y là tetrapeptit có 3 liên kết peptit


Câu 32:

Phân tử peptit X mạch hở, có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 4 : 3. Thủy phân hoàn toàn X chỉ thu được các amino axit chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Số liên kết peptit trong phân tử X là 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Công thức phân tử của peptit tạo bởi các amino axit chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl có dạng CxHyOz+1Nz.

Theo bài,  mOmN=4316(z+1)14z=43z=6Hexapeptit

Số liên kết peptit = 6 – 1 = 5.


Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2CO-NH-CH2-COOH thu được bao nhiêu amino axit khác nhau ? 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2CO-NH-CH2-COOH + 4H2O  3H2N-CH2COOH + 3NH2-CH(CH3)-COOH 


Câu 34:

Thủy phân peptit :

Chất nào dưới đây là có thể tạo thành trong hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng ? 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Peptit có tên là Gly-Ala-Glu khi thủy phân có thể thu được Gly, Ala, Glu, Gly-Ala, Ala-Glu


Câu 35:

Thủy phân octapetit mạch hở X: Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu tripeptit khác nhau có chứa Gly ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala có thể thủy phân ra các tripeptit có chứa Gly là Gly-Phe-Tyr, Tyr-Lys-Gly, Lys-Gly-Phe → Có 3 sản phẩm


Câu 36:

Thủy phân không hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm Gly, Ala, Ala-Gly, Gly-Ala. Tripeptit X là 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

• Sản phẩm có Gly, Ala, Ala-Gly, Gly-Ala → Trong X chỉ có Gly và Ala.

• Có Ala-Gly và Gly-Ala → Ala-Gly-Ala hoặc Gly-Ala-Gly


Câu 37:

Arg, Pro và Ser có trong thành phần cấu tạo của nonapeptit brađikinin. Thủy phân brađikinin sinh ra Pro-Pro-Gly, Ser-Pro-Phe, Gly-Phe-Ser, Pro-Phe-Arg, Arg-Pro-Pro, Pro-Gly-Phe, Phe-Ser-Pro. Cho biết trình tự các amino axit trong phân tử brađikinin ? 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

• Ta có Pro-Pro-Gly, Arg-Pro-Pro → có mạch Arg-Pro-Pro-Gly

• Có Pro-Gly-Phe, vừa tìm được Arg-Pro-Pro-Gly → Arg-Pro-Pro-Gly-Phe

• Có Gly-Phe-Ser, vừa tìm được Arg-Pro-Pro-Gly-Phe → Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser

• Có Phe-Ser-Pro, vừa tìm được Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser → Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro

• Có Ser-Pro-Phe, vừa tìm được Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro → Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe

• Có Pro-Phe-Arg, vừa tìm được Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe → Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg


Câu 38:

Thủy phân từng phần một pentapeptit thu được các đipeptit và tripeptit sau:

X-T, Z-Y, T-Z, Y-E và T-Z-Y (X, Y, Z, T, E là kí hiệu các gốc α-amino axit).

Trình tự các amino axit trên là: 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

• Ta thấy trong các đipeptit và tripeptit α-amin axit X cỉ xuất hiện trong X-T, α-aminoaxxit E chỉ xuất hiện trong Y-E → X là mắt xích đầu tiên và E là mắt xích cuối

• Ta có X-T, T-Z, T-Z-Y → X-T-Z-Y

• T-Z-Y, Z-Y, Y-E → T-Z-Y-E → Trình tự là X-T-Z-Y-E


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan