100 câu trắc nghiệm Sự điện li nâng cao (P1)
-
3354 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
So sánh khả năng dẫn điện của các dung dịch có cùng nồng độ mol 0,1M sau: HNO3, Na2CO3, K3PO4, Al2(SO4)3?
Đáp án A
Nồng độ mol các ion có trong các dung dịch HNO3, Na2CO3, K3PO4, Al2(SO4)3 lần lượt là 0,2; 0,3; 0,4; 0,5M
nên độ dẫn điện HNO3 < Na2CO3 < K3PO4 < Al2(SO4)3
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất điện li bao gồm axit, bazơ, muối
(b) Dãy các chất: HF, NaF, NaOH đều là chất điện li mạnh
(c) Dãy các chất: C2H5OH, C6H12O6, CH3CHO là các chất điện li yếu
(d) Những chất khi tan trong nước cho dung dịch dẫn điện được gọi là những chất điện li
Số phát biểu đúng là:
Đáp án D
(a)Đúng
(b)Sai vì HF là chất điện li yếu
(c) Sai vì đây là không là các chất điện li
(d)Sai vì có những chất tan trong nước cho dung dịch dẫn điện nhưng không gọi là chất điện li (Ví dụ SO3, CaO,…)
Câu 3:
Thêm từ từ từng giọt dung dịch axit sunfuric vào dung dịch Ba(OH)2 đến dư. Độ dẫn điện của hệ sẽ biến đổi thế nào ?
Đáp án D
Ba(OH)2 →Ba2++ 2OH-
H2SO4 →2H++ SO42-
Ba2++ SO42-→ BaSO4
H++ OH-→ H2O
Ban đầu khi cho H2SO4 vào Ba(OH)2 thì nồng độ mol các ion giảm dần nên độ dẫn điện giảm. Khi Ba2+ và OH- hết thì nồng độ ion tăng lên làm độ dẫn điện tăng.
Câu 4:
Có 4 dung dịch (đều có nồng độ mol 0,1 mol/l). Mỗi dung dịch có chứa một trong 4 chất tan sau: NaCl, C2H5OH, CH3COOH, K2SO4. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau đây?
Đáp án D
C2H5OH ko là chất điện li nên khả năng dẫn điện kém nhất
CH3COOH là chất điện li yếu nên tổng nồng độ các ion < 0,2 mol
NaCl → Na++ Cl-
0,1 0,1 0,1
Tổng nồng độ các ion là 0,2M
K2SO4→ 2K++ SO42-
0,1 0,2 0,1
Tổng nồng độ các ion là 0,3M
Do đó độ dẫn điện C2H5OH<CH3COOH< NaCl < K2SO4
Câu 5:
Hòa tan 50 gam tinh thể đồng sunfat ngậm 5 phân tử nước được 200ml dung dịch A. Tính nồng độ các ion trong A?
Đáp án B
= 50/250=0,2 mol nCuSO4.5H2O
nên = 0,2/0,2=1M=[Cu2+]= [SO42-] CM CuSO4
Câu 6:
Trộn 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch KOH 0,5M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch?
Chọn đáp án B
Câu 7:
Trộn lẫn 117ml dung dịch có chứa 2,84 gam Na2SO4 và 212ml dung dịch có chứa 29,25g NaCl và 171ml H2O. Nồng độ mol của ion Na+ trong dung dịch thu được là:
Đáp án C
= 0,02 mol; nNaCl=0,5 mol; nNa+= 0,02.2+0,5= 0,54 mol nNa2SO4
[Na+]= 0,54/(0,117+0,171+0,212)= 1,08M
Câu 8:
Tính nồng độ mol trong dung dịch HNO3 10% (D=1,054 g/ml)
Đáp án B
Giả sử có 1000 ml dung dịch HNO3 10%
m dd HNO3= V.D= 1000.1,054=1054 gam
mHNO3= 1054.10/100=105,4 gam; nHNO3=1,673 mol
CM HNO3= 1,673/1= 1,673M= [NO3-]
Câu 9:
Tính nồng độ H+ trong dung dịch thu được khi hòa tan 8 gam SO3 vào 200ml nước?
Đáp án C
SO3+ H2O→ H2SO4
= nH2SO4 = 0,1 mol; nSO3
nH+= 0,2 mol;
[H+]= 0,2/0,2=1M
Câu 10:
Trong một dung dịch CH3COOH người ta xác định được nồng độ H+ bằng 3,0.10-3M và nồng độ CH3COOH bằng 3,93.10-1M. Nồng độ mol ban đầu của CH3COOH là:
Đáp án C
Câu 11:
Trong 2 lít dung dịch CH3COOH 0,01M có 12,522.1021 phân tử và ion. Phần trăm số phân tử axit CH3COOH phân li thành ion là:
Đáp án D
Số mol CH3COOH ban đầu là 0,01.2=0,02 mol
Tổng số mol phân tử và ion sau khi phân li là: (12,522.1021)/ (6,023.1023)=0,02079 mol
Ban đầu 0,02 mol
Phản ứng x x x mol
Sau 0,02-x x x mol
Tổng số mol sau phân li là:
0,02-x+ x+ x=0,02079 mol
suy ra x=7,9.10-4 mol
Số phân tử CH3COOH phân li ra ion là 7,9.10-4.100%/ 0,02=3,95%
Câu 12:
Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-,NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:
Đáp án A
Các ion muốn tồn tại thì không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.
Ở đáp án A từng cặp ion không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu nên tồn tại 4 dung dịch đó.
Ở đáp án B có AgCl là chất kết tủa
Ở đáp án C có Al2(CO3)3 không tồn tại, bị thủy phân ngay theo phương trình
Al2(CO3)3+ 3H2O→ 2Al(OH)3+ 3CO2
Ở đáp án D có Ag2CO3 là chất kết tủa
Câu 13:
Có 4 dung dịch riêng biệt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong dãy sau: Na+, Pb2+, Ba2+, Mg2+, Cl-, NO3-, SO42-, CO32-. Xác định thành phần của từng dung dịch.
Đáp án A
Các ion muốn tồn tại thì không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.
Ở đáp án A từng cặp ion không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu nên tồn tại 4 dung dịch đó.
Ở đáp án B có BaCO3 là chất kết tủa
Ở đáp án C có PbCl2 là chất kết tủa
Ở đáp án D có PbSO4 là chất kết tủa
Câu 14:
Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl vừa tan trong dung dịch KOH là:
Đáp án C
Các chất vừa tác dụng với HCl vừa tác dụng với KOH là các chất lưỡng tính
NaHCO3+ HCl→ NaCl + CO2+ H2O
Ca(HCO3)2+ 2HCl→ CaCl2+ 2CO2+ 2H2O
Al2O3+ 6HCl → 2AlCl3+ 3H2O
2NaHCO3+2 KOH→ Na2CO3+ K2CO3+ 2H2O
Ca(HCO3)2+ 2KOH→ CaCO3+ K2CO3+ 2H2O
Al2O3+ 2KOH→ 2KAlO2+ H2O
Câu 15:
Các chất trong dãy nào sau đây vừa tác dụng với dd kiềm mạnh vừa tác dụng với dd axit mạnh?
Đáp án B
NaHCO3, Zn(OH)2, NaHS là các chất lưỡng tính nên vừa tác dụng với axit mạnh vừa tác dụng với kiềm.
Câu 16:
Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của nước) có chứa tất cả bao nhiêu loại ion?
Đáp án C
Vậy có tất cả số ion là:
H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-
Câu 17:
Có 5 dung dịch đựng riêng biệt trong 5 ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl3, Cr(NO3)3, K2CO3, AlCl3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 5 dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là:
Đáp án D
(NH4)2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4+ 2NH3+ 2H2O
2FeCl3+3 Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3+ 3BaCl2
2Cr(NO3)3+ 3Ba(OH)2 → 2Cr(OH)3+ 3Ba(NO3)2
2Cr(OH)3+ Ba(OH)2 → Ba(CrO2)2+ 4H2O
K2CO3+ Ba(OH)2 → BaCO3+ 2KOH
2AlCl3+ 3Ba(OH)2 →2Al(OH)3+ 3Ba(NO3)2
2Al(OH)3+ Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2+ 4H2O
Số ống nghiệm có kết tủa là: (NH4)2SO4; K2CO3; FeCl3
Câu 18:
Cho dãy các chất: Al, Zn, Al2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4, NH4HCO3, NaCl, Na2S. Số chất có tính lưỡng tính là:
Đáp án B
Các chất có tính lưỡng tính là: Al2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, NH4HCO3 (5 chất)
Chú ý: Kim loại không gọi là chất lưỡng tính
Câu 19:
Pha trộn 200ml dung dịch HCl 1M với 300ml dung dịch HCl 2M. Nếu pha trộn không làm co giãn thể tích thì dung dịch mới có nồng độ mol/l là:
Chọn đáp án C
Số mol HCl sau khi trộn là:
nHCl = 0,2.1 + 0,3.2 = 0,8 mol
Thể tích dung dịch HCl sau khi trộn bằng:
Vdung dịch = 200 + 300 = 500 ml = 0,5 lít
Dung dịch sau khi trộn có nồng độ mol là:
CM = = = 1,6 mol/l
Câu 20:
Trộn 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100ml dung dịch NaOH 0,5M được dung dịch A. Tính pH dung dịch A?
Chọn đáp án C
=
= 2.0,1.0,5 + 0,1.0,5 = 0,15 mol
Vdung dịch sau = 100 + 100 = 200 ml = 0,2 lít
→ [OH-] =
pOH = -log[OH-] = 0,125
→ pH = 14 – 0,125 = 13,875