Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án_ đề 2
-
3825 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Xét este RCOOR’
+ Nếu ancol đơn chức R’OH: Tên este = tên gốc hiđrocacbon R’ + tên gốc axit (“ic” → “at”)
+ Nếu ancol đa chức: Tên este = tên ancol + tên gốc axit (“ic” → “at”)
Giải chi tiết:
Este C2H5COOCH3 có tên là metyl propionat.
Câu 2:
Chất hữu cơ thuộc loại cacbohiđrat là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Cacbohiđrat được chia làm 3 loại chủ yếu:
+ Monosaccarit: Glucozơ và Fructozơ
+ Đisaccarit: Saccarozơ và Mantozơ
+ Polisaccarit: Xenlulozơ và Tinh bột
Giải chi tiết:
Xenlulozơ thuộc loại cacbohiđrat.
Câu 3:
Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, anilin và phenol ta chỉ cần dùng các hóa chất (dụng cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
Giải chi tiết:
Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, anilin và phenol ta chỉ cần dùng các hóa chất dung dịch NaOH, dung dịch HCl và khí CO2
Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH, chỉ có phenol tan:
Chiết tách phần không tan gồm C6H6 và C6H5NH2. Sục CO2 dư vào phần còn lại, lọc thu phenol:
Cho C6H6 và C6H5NH2 vào HCl dư, chiết thu lấy C6H6 không tan. Sau đó cho NaOH vào phần còn lại, chiết thu lấy C6H5NH2
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam este X (không phân nhánh) thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Mặt khác, nếu đun nóng 4,4 gam X với NaOH thu được 3,4 gam muối. Vậy X là
Đáp án A
Ta thấy nCO2 = nH2O = 0,2 mol → Este no, đơn chức, mạch hở
Bảo toàn nguyên tố C → nC = nCO2 = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố H → nH = 2nH2O = 0,4 mol
BTKL → nO = (mX - mC - mH)/16 = (4,4 - 0,2.12 - 0,4.1)/16 = 0,1 mol
Do este đơn chức → nX = 1/2.nO = 0,05 mol
→ MX = 4,4 : 0,05 = 88
→ CTPT là C4H8O2
Ta có: nmuối = nX = 0,05 mol → Mmuối = 68 (HCOONa)
→ X không phân nhánh nên X là HCOOCH2CH2CH3 (propyl fomat)
Câu 5:
Cho các chất sau: metylamin, glyxin, lysin, axit glutamic, anilin. Số dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Những chất có tính bazơ có khả năng làm quỳ tím hóa xanh.
Giải chi tiết:
Quỳ hóa xanh: metylamin và lysin
Quỳ hóa đỏ: axit glutamic
Quỳ không đổi màu: glyxin, anilin
Câu 6:
Từ xenlulozơ người ta điều chế cao su buna theo sơ đồ: xenlulozơ → C6H12O6 → C2H5OH → C4H6 → cao su buna. Với hiệu suất của mỗi phản ứng đạt 80%, để điều chế được 1 tấn cao su thì khối lượng nguyên liệu ban đầu (có 19% tạp chất) cần là
Đáp án D
Ta có: ncao su =
9,042 tấn.
Câu 7:
Các loài thủy hải sản như lươn, cá… thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein. Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây ?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Để làm sạch nhớt của các loại thủy hải sản, người ta thường dùng giấm, nước vôi, tro thực vật,…
Giải chi tiết:
Để làm sạch nhớt thì không thể rửa sạch bằng nước lạnh
Câu 8:
Đáp án D
Phương pháp giải:
- Xác định được công thức cấu tạo của Z
- Xác định amin T
- Suy ra công thức cấu tạo của Y
- Lập phương trình khối lượng của X (1)
- Lập phương trình số mol KOH (2)
- Từ (1) và (2) tìm được số mol của Y và Z
- Kết luận muối thu được, tìm m
Giải chi tiết:
Z là Gly-Ala (z mol)
MT < 32 → T là CH3NH2
X + NaOH thu được hai muối nên Y là NH2-CH(CH3)COONH3CH3 (y mol)
(1)
(2)
Từ (1) và (2) → y = 0,1 và z = 0,2
Muối gồm GlyK (0,2 mol) và AlaK (0,3 mol)
→ mmuối = 60,7 gam.
Câu 9:
Trong các polime sau: tơ tằm, sợi bông, tơ nilon-7, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Tơ có nguồn gốc xenlulozơ là sợi bông, tơ axetat, tơ visco.
Giải chi tiết:
Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là sợi bông, tơ axetat, tơ visco.
Câu 10:
Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Các chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương phải có nhóm CHO trong phân tử.
Giải chi tiết:
Có hai chất tham gia phản ứng tráng gương: glucozơ và fructozơ
Câu 11:
Chất X có công thức phân tử là C5H16O3N2. Biết:
X + HCl → khí Y (làm đỏ quỳ tím) + …
Y + NaOH → hỗn hợp khí Z (đều làm xanh quỳ tím) + ..
Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
Đáp án A
Phương pháp giải:
- X tác dụng với HCl sinh ra khí Y làm đỏ quỳ tím ẩm là CO2
→ X là muối amoni của axit cacbonic
- X tác dụng với NaOH sinh ra hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím
- Xác định các công thức cấu tạo phù hợp.
Giải chi tiết:
X + HCl → khí Y làm đỏ quỳ tím ẩm là CO2
→ X là muối amoni của axit H2CO3
X + NaOH → hỗn hợp khí nên X có 2 cấu tạo:
(CH3)3NHCO3NH3CH3
(CH3)2NH2CO3NH3C2H5
Câu 12:
Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch xanh lam là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Những chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch xanh lam
+ Poliancol có nhóm OH kề nhau
+ Axit
Giải chi tiết:
Nhóm các chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch xanh lam là glixerol, glucozơ và fructozơ
Câu 13:
Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Hiệu suất pahrn ứng lên men là
Đáp án B
180 → 2.106
m 318
Câu 14:
Trong các phản ứng giữa các cặp chất sau, phản ứng nào làm phân cắt mạch polime?
Đáp án D
Phương pháp giải:
- Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân
- Polime trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp thành các đoạn ngắn, cuối cùng thành các monome ban đầu. Phản ứng này được gọi là phản ứng giải trùng hợp.
- Một số polime bị oxi hóa cắt mạch
Giải chi tiết:
Phản ứng thủy phân amilozơ là phản ứng làm phân cắt mạch polime.
Câu 15:
Khi cho hai chất X và Y trùng ngưng tạo ra polime Z có công thức (-O-CH2-CH2-OOC-C6H4-CO-)n. Công thức của X, Y lần lượt là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Xem lại lý thuyết về đại cương polime
Giải chi tiết:
HOCH2CH2OH và HOOCC6H4COOH trùng ngưng tạo ra polime Z (-O-CH2-CH2-OOC-C6H4-CO-)n
Câu 16:
Polime nào không phải là chất dẻo?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Một số polime dùng làm chất dẻo: PE, PVC, poli (metyl metacrylat), PPF,…
Giải chi tiết:
Cao su buna không phải chất dẻo.
Câu 17:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Xem lại lý thuyết về chất béo, lipit
Giải chi tiết:
B sai, chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
Câu 18:
Thủy phân 445,05 gam pentapeptit Val – Gly – Gly – Val – Gly thu được hỗn hợp X gồm 127,5 gam Gly; 163,8 gam Val; 39,6 gam Gly – Gly; 87 gam Val – Gly; 23,1 gam Gly – Val – Gly và m gam pentapeptit. Giá trị của m là
Đáp án C
Các sản phẩm gồm:
và các chất khác.
Bảo toàn Val mol
gam
Câu 19:
X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loại thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X, Y lần lượt là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Xem lại trạng thái tự nhiên của các loại cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh → X là tinh bột
Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loại thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt → Y là saccarozơ.
Câu 20:
Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các dung dịch: glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch này là Cu(OH)2.
Giải chi tiết:
Dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
+ Có màu tím là lòng trắng trứng (phản ứng màu biure)
+ Không có hiện tượng: etanol
+ Tạo dung dịch xanh lam: glucozơ, glixerol
Đun nóng hai dung dịch này, có kết tủa đỏ gạch là glucozơ, còn lại là glixerol.
Câu 21:
Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án A
Phương pháp giải:
- Tính số mol glucozơ từ số mol Ag
- Tính khối lượng glucozơ.
Giải chi tiết:
Glu → 2Ag
0,1 ← 0,2 (mol)
→ mglucozo = 0,1.180 = 18 gam
Câu 22:
Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ sau:
Thí nghiệm trên chứng minh cho kết luận nào về cấu tạo glucozơ?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Để xác định cấu tạo của glucozơ, người ta căn cứ vào các dữ kiện thí nghiệm sau
+ Glucozơ có phản ứng tráng bạc và bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic, chứng tỏ phân tử glucozơ có nhóm CH=O
+ Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau
+ Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm OH
+ Khử hoàn toàn glucozơ, thu được hexan, chứng tỏ có 6 nguyên tử C trong phân tử glucozơ tạo thành một mạch không nhánh.
Giải chi tiết:
Thí nghiệm glucozơ hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường chứng minh glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề.
Câu 23:
Tinh bột không tham gia phản ứng nào sau đây?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Tính chất hóa học của tinh bột:
+ Phản ứng thủy phân
+ Phản ứng màu với iot
Giải chi tiết:
Tinh bột không tham gia phản ứng tráng gương
Câu 24:
Cho 200 ml dung dịch α-aminoaxit X nồng độ 0,2M chia làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M
Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan.Vậy công thức của X là
Mỗi phần chứa 0,02 mol X
Phần 1:
X có 1 nhóm NH2
Phần 2:
X có 1 nhóm COOH
Mà nmuối = nX = 0,02 → Mmuối = 111
→ MX = 111 – 22 = 89
X là H2NCH(CH3)COOH
Câu 25:
Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng
Đáp án A
Phương pháp giải:
Chất béo no thường là chất rắn, có nhiều trong mỡ động vật (mỡ bò, mỡ heo,…)
Chất béo không no thường là chất lỏng, có nhiều trong dầu thực vật (dầu lạc, dầu dừa,…)
Giải chi tiết:
Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa
Câu 26:
Cho các chất sau: amoniac (1), metylamin (2), anilin (3), đimetylamin (4). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Gốc no làm tăng tính bazơ, gốc thơm làm giảm tính bazơ
Giải chi tiết:
Gốc no làm tăng tính bazơ, gốc thơm làm giảm tính bazơ
→ (3), (1), (2), (4).
Câu 27:
Thủy phân hoàn toàn 17,4 gam đipeptit X có công thức phân tử là C7H14O3N2 trong NaOH thu được 2 muối của 2 aminoaxit. Khối lượng muối thu được là
Đáp án C
Phương pháp giải:
- Tính số mol X
- Suy ra số mol NaOH và số mol H2O từ số mol X
- Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng, tính khối lượng muối.
Giải chi tiết:
X + 2NaOH → muối + H2O
0,1 0,2 0,1
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng → mmuối = 23,6 gam
Câu 28:
Tiến hành trùng hợp 5,2 gam stiren. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng 100 ml dung dịch brom 0,15M. Sau đó cho tiếp dung dịch KI dư vào thì thu được 0,635 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là
Đáp án B
Phương pháp giải:
- Tính số mol brom ban đầu
- Từ số mol iot, suy ra số mol brom dư
- Suy ra số mol brom phản ứng
- Tính số mol stiren dư từ số mol brom phản ứng
- Tính hiệu suất phản ứng trùng hợp.
Giải chi tiết:
Số mol brom ban đầu:
Số mol brom dư:
Hiệu suất phản ứng:
Câu 29:
Tơ lapsan thuộc loại:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Tơ có 2 loại
- tơ thiên nhiên: bông, len, tơ tằm.
- tơ hóa học:
+ tơ tổng hợp (chế tạo từ các polime tổng hợp) như các tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic (vinilon)
+ tơ bán tổng hợp (hay tơ nhân tạo): như tơ visco, tơ xenlulozơ axetat…
Giải chi tiết:
Tơ lapsan thuộc loại tơ poliamit.
Câu 30:
Este không có ứng dụng nào sau đây?
Đáp án D
Phương pháp giải:
- Một số este được dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ, pha sơn,..
- Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo
- Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm,..
Giải chi tiết:
Este không phải chất dinh dưỡng, không dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em.
Câu 31:
Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Xem lại phản ứng điều chế một số polime thường gặp.
Giải chi tiết:
Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là CH2=C(CH3)COOCH3 và H2N(CH2)5COOH.
Câu 32:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 3,22 mol O2, sinh ra 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Cho 13,29 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thì khối lượng muối tạo thành là
Đáp án B
Trong phản ứng cháy:
Bảo toàn khối lượng → mchất béo = 35,44 gam
Bảo toàn nguyên tố O → nchất béo = 0,04 mol
→ Mchất béo = 886
Trong phản ứng với KOH: nchất béo = 13,29 : 886 = 0,015 mol
→ nKOH = 0,045 mol và
Bảo toàn khối lượng → mxà phòng = 14,43 gam.
Câu 33:
Cho 0,1 mol amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với HCl thu được 9,55 gam muối. Vậy Công thức phân tử của X là
Đáp án D
Phương pháp giải:
- Tính số mol muối từ số mol X
- Tính phân tử khối của muối
- Suy ra phân tử khối của X và kết luận công thức cấu tạo của X.
Giải chi tiết:
Ta có: nmuối = nX = 0,1 mol
→ Mmuối = 95,5
→ MX = 95,5 – 36,5 = 59 → X: C3H7NH2
Câu 34:
Polime nào có cấu trúc dạng mạch phân nhánh?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Phân loại polime theo cấu trúc: 3 loại
+ không phân nhánh: PVC, PE, PS, cao su, xenlulozơ, tinh bột,…
+ có nhánh: amilopectin, glicogen
+ mạng không gian: nhựa rezit, cao su lưu hóa.
Giải chi tiết:
Amilopectin có cấu trúc dạng mạch phân nhánh
Câu 35:
Số đồng phân este có công thức C4H8O2 là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Viết các đồng phân este ứng với công thức phân tử theo đề bài.
Giải chi tiết:
Các đồng phân este:
HCOOCH2CH2CH3
HCOOCH(CH3)2
CH3COOCH2CH3
CH3CH2COOCH3
Câu 36:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Phân loại polime theo nguồn gốc: 3 loại
+ polime thiên nhiên: có nguồn gốc thiên nhiên
+ polime tổng hợp: do con người tổng hợp nên
+ polime nhân tạo (bán tổng hợp): lấy polime thiên nhiên chế và chế hóa thành polime mới.
Giải chi tiết:
Các polime tổng hợp: polietilen, poli (acrilonitrin), nhựa novolac, cao su buna-N, tơ nilon-6,6.
Câu 37:
Cho các este: etyl fomat, vinyl axetat, triolein, metyl acrylat, phenyl axetat. Số chất phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
Etyl fomat:
Vinyl axetat:
Triolein:
Metyl acrylat:
Phenyl axetat:
Câu 38:
Đáp án D
Ta có: mxenlulozơ = 1000.60% = 600 kg
162 2.46
600 m
lít
→ Vrượu 70 = 298,15 : 0,7 = 426 lít.
Câu 39:
Cho dãy các chất sau: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala – Gly – Glu, etyl propionat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Những chất có phản ứng với dung dịch NaOH
+ axit/este
+ amino axit
+ peptit/protein
+ dẫn xuất halogen.
Giải chi tiết:
Các chất có phản ứng với dung dịch NaOH là: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala – Gly – Glu, etyl propionat.
Câu 40:
A là hỗn hợp chứa một axit đơn chức X, một ancol hai chức Y và một este hai chức Z (biết X Y, Z đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol A cần 1,088 lít khí O2 (đktc). Sau phản ứng thấy khối lượng của CO2 lớn hơn khối lượng của H2O là 11,1 gam. Mặt khác, 15,03 gam A tác dụng vừa đủ với 0,15 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và một ancol duy nhất là etylen glicol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án A
Quy đổi hỗn hợp A thành: CnH2nO2 (a mol), C2H4(OH)2 (b mol), H2O (-c mol)
(1)
(2)
(3)
Tỷ lệ là cố định, không phụ thuộc lượng A nên:
Giải hệ trên được: a = 0,1; b = 0,07; c = 0,08; na = 0,28
→ n = 2,8
Muối là (0,15 mol)
→ mmuối = 16,38 gam.