Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án_ đề 15
-
3934 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hợp chất nào sau đây thuộc loại tripeptit?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Tripeptit là peptit được tạo bởi 3 mắt xích α-aminoaxit.
Giải chi tiết:
A. Không phải là peptit vì không được tạo từ α-aminoaxit
B. Là tripeptit vì được tạo bởi 3 mắt xích Glyxin (H2N-CH2-COOH)
C. Không phải là peptit vì mắt xích đầu N không phải là α-aminoaxit
D. Không phải là tripeptit vì chỉ được tạo bởi từ 2 mắt xích α-aminoaxit
Câu 2:
Chọn phát biểu đúng?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
A. sai vì khi thủy phân chất béo thu được glixerol.
B. sai vì phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol khi có mặt của axit sunfuric đặc là phản ứng thuận nghịch.
C. đúng
D. sai vì một số este đặc biệt thủy phân có thể thu được anđehit, xeton, …
Câu 3:
Trong thành phần của dầu gội đầu thường có một số este. Vai trò của các este này là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lý của este: Các este thường có mùi thơm dễ chịu do đó được sử dụng để tạo mùi hương.
Giải chi tiết:
Vai trò của các este trong dầu gội là tạo hương thơm mát, dễ chịu.
Câu 4:
Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Polime thiên nhiên là polime có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên.
Giải chi tiết:
Amilozo (tinh bột) là một loại polime thiên nhiên.
Câu 5:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
T |
Quỳ tím |
Quỳ tím chuyển màu xanh |
Y |
Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng |
Kết tủa Ag trắng sáng |
X, Y |
Cu(OH)2 |
Dung dịch xanh lam |
Z |
Nước brom |
Kết tủa trắng |
X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của các chất để chọn được đáp án phù hợp với kết quả thí nghiệm.
Giải chi tiết:
Xét A: Anilin không thỏa mãn tính chất của X là hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
Xét B: Thỏa mãn
Xét C: Anilin không thỏa mãn tính chất của Y là hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
Xét D: Etylamin không thỏa mãn tính chất của X là hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
Câu 6:
Polime nào sau đây trong thành phần có chứa nito?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Xác định các chất tạo ra các polime từ đó xác định thành phần nguyên tố của chúng.
Giải chi tiết:
Polietilen được tạo từ CH2=CH2 => không chứa N
Nilon-6,6 được tạo từ H2N-[CH2]6-NH2 và HOOC-[CH2]4-COOH => có chứa N
Poli(vinyl clorua) được tạo từ CH2=CHCl => không chứa N
Polibutadien được tạo từ CH2=CH-CH=CH2 => không chứa N
Câu 7:
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Kim loại dễ nhường e để tạo thành các cation nên tính chất hóa học đặc trừng của kim loại là tính khử.
Câu 8:
Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin: metylamin, etylamin, propylamin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối khan. Giá trị của V là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Amin + HCl → Muối
BTKL: mHCl = m muối – m amin
Giải chi tiết:
Amin + HCl → Muối
BTKL: mHCl = m muối – m amin = 31,68 – 20 = 11,68 gam => nHCl = 11,68 : 36,5 = 0,32 mol
=> V dd HCl = n : CM = 0,32 : 1 = 0,32 lít = 320 ml
Câu 9:
Cho 9,0 gam glucozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng) được m gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Glucozo → 2Ag
Giải chi tiết:
nglucozo = 9 : 180 = 0,05 mol
=> nAg = 2nglucozo = 0,1 mol
=> mAg = 0,1.108 = 10,8 gam
Câu 10:
Chất thuộc loại đisaccarit là
Đáp án C
Phương pháp giải:
HS ghi nhớ:
- Monosaccarit: glucozo, fructozo
- Đisaccarit: saccarozo, mantozo
- Polisaccarit: tinh bột (amilozo, amilopectin), xenlulozo
Giải chi tiết:
Saccarozo là một loại đisaccarit.
Câu 11:
Tiến hành phản ứng khử oxi X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ:
Oxit X là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Những oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của KL bị khử bởi C, CO, H2.
Giải chi tiết:
Trong các đáp án chỉ FeO bị khử bởi H2 để tạo thành kim loại.
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
A. Sai vì nilon-6,6 được tạo từ H2N-[CH2]6-NH2 (hexametylenđiamin) và HOOC-[CH2]4-COOH (axit ađipic).
B. Đúng
C. Sai, chúng thuộc loại tơ bán tổng hợp vì có nguồn gốc từ tự nhiên (xenlulozo) và được con người chế biến.
D. Sai, chúng là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.
Câu 13:
Dãy kim loại sắp xếp theo tính khử tăng dần là (trái sang phải):
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Giải chi tiết:
Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, kim loại nào đứng trước có tính khử mạnh hơn.
Như vậy, ta có sự sắp xếp tính khử: Fe < Al < Mg
Câu 14:
Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Gly-Ala + 2NaOH → Muối + H2O
nNaOH = 2npeptit
nH2O = npeptit
BTKL để tính khối lượng muối.
Giải chi tiết:
nGly-Ala = 14,6 : (75 + 89 – 18) = 0,1 mol
Gly-Ala + 2NaOH → Muối + H2O
0,1 0,2 0,1 (mol)
nNaOH = 2npeptit = 0,2 mol
nH2O = npeptit = 0,1 mol
BTKL: m muối = mpeptit + mNaOH – mH2O = 14,6 + 0,2.40 – 0,1.18 = 20,8 gam
Câu 15:
Hai chất nào sau đây đều tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Những chất có khả năng trùng hợp tạo ra polime là những chất trong phân tử có liên kết bội (như C=C, …) hoặc có vòng kém bền có thể mở ra.
Giải chi tiết:
Chỉ có vinyl clorua (có liên kết đôi C=C) và caprolactam (có vòng kém bền) thỏa mãn điều kiện của phản ứng trùng hợp.
Câu 16:
Cho 0,02 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
Đáp án B
Phương pháp giải:
nHCl = nX => X có 1 nhóm –NH2
BTKL: mX = m muối – mHCl = ? => MX
nNaOH = 2nX => X có 2 nhóm –COOH
=> CTCT X
Giải chi tiết:
* Tác dụng HCl:
nHCl = nX = 0,02 mol => X có 1 nhóm –NH2
BTKL: mX = m muối – mHCl = 3,67 – 0,02.36,5 = 2,94 gam => MX = 2,94 : 0,02 = 147
* Tác dụng NaOH: mNaOH = 40.4% = 1,6 gam => nNaOH = 1,6 : 40 = 0,04 mol
nNaOH = 2nX => X có 2 nhóm –COOH
=> CTCT X: H2NC3H5(COOH)2.
Câu 17:
Cho hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit stearic tác dụng với glixerol. Số triglixerit tối đa tạo thành là
Đáp án D
Có 6 triglixerit có thể tạo ra là:
(Trong đó R1 là C17H33- và R2 là C17H35-)
Câu 18:
Cho một số tính chất:
(1) Có dạng sợi
(2) Tan trong nước
(3) Phản ứng với axit nitric đặc có xúc tác.
(4) Tham gia phản ứng tráng bạc.
(5) Bị thủy phân trong axit khi có đun nóng.
Các tính chất của xenlulozo là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của xenlulozo.
Giải chi tiết:
Các tính chất của xenlulozo là: có dạng sợi, phản ứng với axit nitric đặc có xúc tác và bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.
Câu 19:
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit X bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 0,5 mol glixerol và 459 gam muối khan. Giá trị của m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
X + 3NaOH → Muối + C3H5(OH)3
nNaOH = 3nGlixerol
BTKL: mX = m muối + mglixerol - mNaOH
Giải chi tiết:
X + 3NaOH → Muối + C3H5(OH)3
nNaOH = 3nGlixerol = 1,5 mol
BTKL: mX = m muối + mglixerol – mNaOH = 459 + 0,5.92 – 1,5.40 = 445 gam
Câu 20:
Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh vàng lấp lánh cực mỏng. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của vàng.
Giải chi tiết:
Vàng có tính dẻo và có ánh kim nên được dát lên tranh sơn mài tạo vẻ đẹp kì ảo cho chúng.
Câu 21:
Khi bị ốm mất sức người bệnh được truyền dịch đường để thêm năng lượng. Chất trong dịch đường là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Cơ thể có thể trực tiếp hấp thụ glucozo nên khi ốm mất sức, người bệnh được truyền dịch đường có chứa glucozo để thêm năng lượng.
Câu 22:
Aminoaxit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Aminoaxit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH)
Câu 23:
Dãy gồm các kim loại đều phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là
Đáp án C
Phương pháp giải:
HS ghi nhớ một số kim loại có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thường: K, Na, Ba, Ca.
Giải chi tiết:
A. loại Be B. loại Cr C. đúng D. loại Fe
Câu 24:
Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam rắn. Biết thứ tự trong dãy điện hóa: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag. Giá trị của m là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Viết và tính toán theo PTHH.
Chú ý phản ứng: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
Giải chi tiết:
nAl = 0,1 mol; nFe = 0,1 mol; nAg+ = 0,55 mol
PTHH:
Al + 3Ag+ → Al3+ +3Ag↓
0,1 → 0,3 → 0,3 (mol)
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓
0,1 → 0,2dư 0,05→ 0,1 → 0,2 (mol)
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓
0,05 ← 0,05 → 0,05 (mol)
mAg = (0,3 + 0,2 + 0,05).108 = 59,4 gam
Câu 25:
Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, C2H5COOH và CH3(CH2)3NH2. Để nhận biết các chất trên dùng thuốc thử là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của mỗi chất để chọn ra thuốc thử phù hợp.
Giải chi tiết:
Dùng quỳ tím:
+ Không đổi màu: H2NCH2COOH
+ Quỳ tím chuyển hồng: C2H5COOH
+ Quỳ tím chuyển xanh: CH3(CH2)3NH2
Câu 26:
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazo từ trái sang phải là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Nhóm đẩy e (các nhóm chỉ chứa liên kết đơn) làm tăng tính bazo, nhóm hút e (chứa liên kết bội) làm giảm tính bazo
Giải thích:
Nhóm đẩy e làm tăng mật độ điện tích âm trên nguyên tử N => tăng khả năng hút H+ => tính bazo tăng. Ngược lại, nhóm hút e làm giảm điện tích âm trên nguyên tử N => giảm khả năng hút H+ => tính bazo giảm
Giải chi tiết:
Tính bazo: phenylamin (C6H5NH2) < amoniac (NH3) < etylamin (C2H5NH2)
Câu 27:
Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Giá trị của m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Cu không phản ứng được với HCl, chỉ có Zn phản ứng với HCl:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Từ nH2 => nZn => m
Giải chi tiết:
Kim loại không tan là Cu, chỉ có Zn phản ứng với HCl:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Ta thấy: nZn = nH2 = 0,2 mol
m = mZn + mCu = 0,2.65 + 2 = 15 gam
Câu 28:
Etyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Công thức cấu tạo thu gọn của etyl axetat là CH3COOC2H5.
Câu 29:
Để tạo bơ nhân tạo (chất béo rắn) từ dầu thực vật (chất béo lỏng) ta cho dầu thực vật thực hiện phản ứng?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Phản ứng hiđro hóa (cộng H2) chất béo lỏng thu được chất béo rắn được gọi là bơ nhân tạo.
Giải chi tiết:
Phản ứng hiđro hóa (cộng H2) chất béo lỏng thu được chất béo rắn được gọi là bơ nhân tạo.
Câu 30:
Xenlulozo trinitrat được điều chế từ xenlulozo và axit nitric đặc, xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozo trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric, hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị của m là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Tính theo PTHH: C6H7O2(OH)3 + HO-NO2 → C6H7O2(O-NO2)3 + 3H2O
Giải chi tiết:
C6H7O2(OH)3 + 3HO-NO2 → C6H7O2(O-NO2)3 + 3H2O
PT: 3.63 kg 297 kg
ĐB: 18,9 kg ← 29,7 kg
Do hiệu suất đạt 90% nên lượng HNO3 đã dùng là: mHNO3 = 18,9.(100/90) = 21 kg
Câu 31:
Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi thì dùng chất nào sau đây?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của mỗi chất.
+ Tinh bột và xenlulozo được tạo nên từ các mắt xích glucozo.
+ Saccarozo được tạo nên từ 1 gốc glucozo và 1 gốc fructozo.
+ Fructozo là monosaccarit nên không bị thủy phân.
Giải chi tiết:
Do tinh bột và xenlulozo được tạo nên từ các mắt xích glucozo nên khi thủy phân đến cùng chỉ thu được glucozo. Vì saccarozo được tạo nên từ 1 gốc glucozo và 1 gốc fructozo nên thủy phân ngoài glucozo còn thu được fructozo. Fructozo là monosaccarit nên không bị thủy phân.
Câu 32:
Trong số các chất sau: xenlulozo, saccarozo, fructozo. Số chất khi thủy phân đến cùng chỉ thu được glucozo là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của mỗi chất.
+ Tinh bột và xenlulozo được tạo nên từ các mắt xích glucozo.
+ Saccarozo được tạo nên từ 1 gốc glucozo và 1 gốc fructozo.
+ Fructozo là monosaccarit nên không bị thủy phân.
Giải chi tiết:
Do tinh bột và xenlulozo được tạo nên từ các mắt xích glucozo nên khi thủy phân đến cùng chỉ thu được glucozo. Vì saccarozo được tạo nên từ 1 gốc glucozo và 1 gốc fructozo nên thủy phân ngoài glucozo còn thu được fructozo. Fructozo là monosaccarit nên không bị thủy phân.
Câu 33:
Trùng hợp 224 lít etilen (đktc), thu được bao nhiêu gam PE với hiệu suất 70%?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Khi trùng hợp tạo polime:
BTKL: m polime = m monome
Giải chi tiết:
BTKL: m polime = m monome = (224 : 22,4).28 = 280 gam
Do hiệu suất là 70% nên lượng PE thực tế thu được là: 280.70% = 196 gam
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
A. tất cả aminoaxit đều chứa nhóm –NH2 có tính bazo và nhóm –COOH có tính axit nên hợp chất aminoaxit là hợp chất lưỡng tính.
B. sai vì đi peptit không có phản ứng màu biure.
C. sai vì trong 1 phân tử tetrapeptit có 3 liên kết peptit.
D. sai vì peptit kém bền cả trong môi trường bazo và môi trường axit.
Câu 35:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng etyl axetat thu được 0,54 gam H2O và V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Khi đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở ta luôn có: nCO2 = nH2O
Giải chi tiết:
Etyl axetat là một este no, đơn chức, mạch hở.
Khi đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở ta luôn có: nCO2 = nH2O = 0,54 : 18 = 0,03 mol
=> VCO2 = 0,03.22,4 = 0,672 lít
Câu 36:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào các đọc tên amin.
Giải chi tiết:
C2H5NH2 có tên gọi là etylaminCâu 37:
Thủy phân hoàn toàn 42,96 gam hỗn hợp gồm hai tetrapeptit trong môi tường axit thu được 49,44 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit no, mạch hở (chỉ chứa 1 nhóm cacboxyl –COOH và 1 nhóm amino –NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Đáp án A
Phương pháp giải:
*Phản ứng thủy phân:
A-A-A-A + 3H2O → 4A
BTKL: mH2O = m aminoaxit – m peptit = ? => nH2O = ?
=> n aminoaxit = (4/3)nH2O = ?
*Khi cho các aminoaxit phản ứng với HCl: A + HCl → Muối
nHCl = n aminoaxit = ?
BTKL: m muối = m aminoaxit + mHCl = ?
Giải chi tiết:
*Phản ứng thủy phân:
A-A-A-A + 3H2O → 4A
BTKL: mH2O = m aminoaxit – m peptit = 49,44 – 42,96 = 6,48 gam => nH2O = 6,48 : 18 = 0,36 mol
=> n aminoaxit = (4/3)nH2O = 0,48 mol
*Khi cho các aminoaxit phản ứng với HCl: A + HCl → Muối
nHCl = n aminoaxit = 0,48 mol
BTKL: m muối = m aminoaxit + mHCl = 49,44 + 0,48.36,5 = 66,96 gam
Câu 38:
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
Đáp án D
Phương pháp giải:
*Phản ứng cháy:
BTKL: mX = mCO2 + mH2O – mO2 = ?
BTNT “O”: nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = ?
=> nX = nO(X) : 6 = ?
*Phản ứng thủy phân trong NaOH:
X + 3NaOH → Muối + C3H5(OH)3
nNaOH = 3nX = ?
nGlixerol = nX = ?
BTKL: m muối = mX + mNaOH – mglixerol = ?
Giải chi tiết:
*Phản ứng cháy:
BTKL: mX = mCO2 + mH2O – mO2 = 3,42.44 + 3,18.18 – 4,83.32 = 53,16 gam
BTNT “O”: nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 3,42.2 + 3,18 – 4,83.2 = 0,36 mol
=> nX = nO(X) : 6 = 0,36 : 6 = 0,06 mol
*Phản ứng thủy phân trong NaOH:
X + 3NaOH → Muối + C3H5(OH)3
nNaOH = 3nX = 0,06.3 = 0,18 mol
nGlixerol = nX = 0,06 mol
BTKL: m muối = mX + mNaOH – mglixerol = 53,16 + 0,18.40 – 0,06.92 = 54,84 gam
Câu 39:
Đốt cháy 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam H2O. Mặt khác 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Tính số mol CO2 và H2O từ đó suy ra số mol C và H.
mO(X) = mX – mC – mH => nO(X)
=> nX = nO(X) : 6
Xác định số C và H trong X.
Vậy CTPT của X là C55H102O6 có k = (2C + 2 – H) : 2 = ?
Mà có chứa 3 liên kết π trong gốc COO nên ở ngoài gốc hidrocacbon còn (k – 3) liên kết π.
Giải chi tiết:
nCO2 = 2,2 mol => nC = 2,2 mol; nH2O = 2,04 mol => nH = 4,08 mol
mO(X) = mX – mC – mH = 34,32 – 2,2.12 – 2,04.2 = 3,84 gam => nO(X) = 3,84 : 16 = 0,24 mol
=> nX = nO(X) : 6 = 0,04 mol
Số C = 2,2 : 0,04 = 55
Số H = 4,08 : 0,04 = 102
Vậy CTPT của X là C55H102O6 có k = (2C + 2 – H) : 2 = (2.55 + 2 – 102) : 2 = 5
Mà có chứa 3 liên kết π trong gốc COO nên ở ngoài gốc hidrocacbon còn 2 liên kết π.
Do đó 1 phân tử X có khả năng với 2 phân tử Br2.
=> nBr2 = 2nX = 2.0,12 = 0,24 mol
Câu 40:
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
*Hấp thụ CO2 vào Ca(OH)2:
m dd giảm = mCaCO3 – mCO2 => mCO2 = mCaCO3 – mdd giảm = ?
*Phản ứng lên men:
C6H10O5 → 2CO2
nC6H10O5 = 0,5nCO2 = ? => m tinh bột = ?
Chú ý hiệu suất.
Giải chi tiết:
*Hấp thụ CO2 vào Ca(OH)2:
m dd giảm = mCaCO3 – mCO2 => mCO2 = mCaCO3 – mdd giảm = 330 – 132 = 198 gam
=> nCO2 = 198 : 44 = 4,5 mol
*Phản ứng lên men:
C6H10O5 → 2CO2
nC6H10O5 = 0,5nCO2 = 0,5.4,5 = 2,25 mol
=> m tinh bột = 2,25.162 = 364,5 gam
Do hiệu suất thực tế là 90% nên lượng tinh bột đã dùng là: 364,5.(100/90) = 405 gam