Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án_ đề 17

  • 3820 lượt thi

  • 38 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xà phòng hóa một chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối là natri oleat và natri panmitat có tỉ lệ mol là 1 : 2. Khối lượng của 0,25 mol X là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Thuỷ phân este đa chức: (RCOO)nR’  +  nKOH → nRCOOK + R’(OH)n => nKOH = n.neste

Giải chi tiết:

Vì X + NaOH thu được 2 muối natri oleat và natri panmitat có tỉ lệ mol là 1 : 2

=> CTCT của X là: (C17H33COO)(C15H31COO)2C3H5

=> mX = 0,25.832 = 208 gam


Câu 2:

Trùng ngưng 32,75 gam một e-amino axit, thu được 22,60 gam một loại tơ nilon và 3,60 gam nước. Hiệu suất của phản ứng trùng ngưng là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Phản ứng trùng ngưng amino axit: Amino axit → Tơ + H2O

Bảo toàn khối lượng: ma.a pư = m + mH2O

Hiệu suất phản ứng = (ma.a pư : ma.a ban đầu).100%

Giải chi tiết:

Phản ứng trùng ngưng amino axit: Amino axit → Tơ + H2O

Bảo toàn khối lượng: ma.a pư = m + mH2O = 22,60 + 3,6 = 26,2 gam

Hiệu suất phản ứng = (ma.a pư : ma.a ban đầu).100% = (26,2 : 32,75).100% = 80%


Câu 3:

Số amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Bậc amin = số gốc hiđrocacbon gắn với nguyên tử N.

Giải chi tiết:

Các amin bậc 1 có CTPT C3H9N là: CH3-CH2-CH2-NH2; (CH3)2CH-NH2

=> Có 2 công thức thỏa mãn


Câu 4:

Cho hỗn hợp bột Fe và Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, dung dịch thu được có chứa:

Xem đáp án

Đáp án A

Các phản ứng hóa học xảy ra:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Vậy dung dịch thu được có 3 muối là: Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư


Câu 5:

Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất tạo thành glucozo là 75%. Khối lượng glucozo thu được là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Bài toán hiệu suất (đối với chất sản phẩm): nTT = nLT.H%

Giải chi tiết:

Phản ứng: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

ntinh bột = 324 : (162n) = 2/n mol

=> nGlucozo (LT) = n.ntinh bột = 2 mol

=> nGlucozo (thực tế) = 2.75% = 1,5 mol

=> mglucozo (thực tế) = 0,15.180 = 270 gam


Câu 6:

Este X có công thức cấu tạo CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

 Tên gọi của este RCOOR' = Tên gốc R' + tên gốc axit (đuôi "at")

Giải chi tiết:

CH3COOCH2CHcó tên là etyl axetat.


Câu 7:

Tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

(*) Phân biệt các loại tơ:

- Tơ nhân tạo (hay tơ bán tổng hợp) là tơ có nguồn gốc tự nhiên và được con người chế biến. VD: tơ visco, tơ axetat, …

- Tơ tự nhiên là tơ có nguồn gốc 100% từ tự nhiên. CD: tơ tằm, cao su thiên nhiên, len lông cừu, …

- Tơ tổng hợp là tơ do con người tạo ra. VD: nilon, capron, nitron, ...

Giải chi tiết:

Tơ thuộc loại tơ nhân tạo là tơ visco và tơ axetat.


Câu 8:

Chất nào sau đây là monome dùng để điều chế poli(vinyl axetat) ?

Xem đáp án

Đáp án C

CH3COOCH=CH2 là monome dùng để điều chế poli(vinyl axetat)

PTHH: nCH3COOCH=CH2 to,xt,p   [-CH2-CH(OCOCH3)-]n


Câu 9:

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch C2H5NH2 trong H2O?

Xem đáp án

Đáp án D

- HCl, quỳ tím và H2SO4 đều có phản ứng với C2H5NH2 trong H2O

      HCl + C2H5NH2 → C2H5NH3Cl

      Quỳ tím → xanh

      H2SO4 + 2C2H5NH2 → (C2H5NH3)2SO4

- NaOH không phản ứng với C2H5NH2


Câu 10:

Phát biểu nào sau đây không đúng
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về glucozo

Giải chi tiết:

A. Glucozo lên men rượu tạo thành C2H5OH và H2O         

=> Sai. Vì phản ứng lên men: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

B. Glucozo còn được gọi là đường nho

=> Đúng vì glucozo có nhiều trong quả nho chín.

C. Glucozo tham gia vào phản ứng tráng gương                 

=> Đúng. Vì Glucozo có nhóm -CHO trong phân tử.

D. Dung dịch glucozo hòa tan được Cu(OH)2

=> Đúng. Vì glucozo có nhiều nhóm -OH gắn vào những nguyên tử C cạnh nhau.


Câu 11:

Ngâm một đinh sắt trong 200,0 ml dung dịch CuCl2 1,0M, giả thiết Cu tạo ra bám vào hết đinh sắt. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng đinh sắt tăng:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Tính theo PTHH: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Khối lượng tinh sắt tăng: mthanh KL tăng = mCu - mFe pứ

Giải chi tiết:

Phản ứng: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

nCuCl2 = 0,2.1 = 0,2 mol

=> nCuCl2 = nFe pứ = nCu = 0,2 mol

=> mthanh KL tăng = mCu - mFe pứ = 64.0,2 - 56.0,2 = 1,6 gam


Câu 12:

Đun nóng CH3COOCH3 với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng sản phẩm thu được là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Thủy phân este đơn chức, mạch hở trong MT kiềm:

RCOOR’ + MOH → RCOOM + R’OH

Giải chi tiết:

PTHH: CH3COOCH3 + NaOH  CH3COONa + CH3OH


Câu 13:

Thực hiện các phản ứng xà phòng hóa triolein bằng KOH vừa đủ thu được sản phẩm là:

Xem đáp án

Đáp án C

Triolein là: (C17H33COO)3C3H5

PTHH: (C17H33COO)3C3H5 + 3KOH  3C17H33COOK + C3H5(OH)3


Câu 14:

Cation X+ có cấu hình electron, lớp ngoài cùng là 2s22p6. Trong bảng tuần hoàn X ở:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Ta có: X+ + 1e → X. Như vậy từ cấu hình của X+ => Cấu hình của X

=> Vị trí của X trên bảng tuần hoàn

Giải chi tiết:

Cấu hình của X+ là 1s22s22p6 => Cấu hình của X là 1s22s22p63s1=> Z = p = e = 11

Vậy vị trí của X trong BTH:

+ Ô số 11

+ Chu kỳ 3 (có 3 lớp e)

+ Nhóm IA (e cuối cùng điền vào phân lớp s và số e lớp ngoài cùng là 1)


Câu 15:

Cho sự chuyển hóa: Glucozo +H2Ni,t°  X. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

 Tính chất hóa học của glucozo

Giải chi tiết:

- Glucozo là chất oxi hóa, H2 là chất khử => A sai

- Phân tử X chứa nhiều nhóm -OH nên là hợp chất đa chức, không phải tạp chức => B sai

- X là sobitol có công thức là C6H8(OH)6 => C đúng

- Khi đốt cháy X: C6H14O6 + 6,5O2   6CO2 + 7H2O => D sai


Câu 16:

Tripeptit mạch hở là peptit trong phân tử chứa:

Xem đáp án

Đáp án A

Tripeptit mạch hở là peptit trong phân tử chứa 2 liên kết peptit và 3 đơn vị a-amino axit.


Câu 17:

Hợp chất thuộc loại đisaccarit là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Phân loại cacbohidrat:

- Monosaccarit: Glucozo, Fructozo

- Đisaccarit: Saccarozo, Mantozo

- Polisaccarit: Tinh bột, Xenlulozo

Giải chi tiết:

Saccrozo là một loại đisaccarit được tạo bởi 1 Glucozo liên kết với 1 Fructozo.

Câu 18:

X là pentapeptit, Y là hexapeptit, đều mạch hở và đều được tạo thành từ cùng một loại a-amino axit no mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,10 mol X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 295,90 gam kết tủa. Mặt khác cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

- Từ phản ứng đốt cháy X => số C của amino axit => CTPT của amino axit

- Từ phản ứng thủy phân Y => tính theo PTHH => khối lượng muối

Giải chi tiết:

Giả sử amino axit có t cacbon

- Đốt cháy X (có 5t nguyên tử C): nkết tủa = nBaCO3 = nCO2 = nC(X)

=> 295,5 : 197 = 0,1.5t => t = 3

Do a-amino axit no mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử nên amino axit là:

CH3-CH(NH2)-COOH (Ala)

Vậy Y có CTPT là (Ala)6

- Phản ứng thủy phân Y: (Ala)6 + 6NaOH → 6Ala-Na + H2O

=> nAla-Na = 6nY = 0,9 mol => mmuối = 0,9.111 = 99,90 gam


Câu 19:

Trong số các loại tơ sau: (1) [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n; (2) [-NH-(CH2)5-CO-]n; (3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n. Tơ thuộc poliamit là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Tơ poliamit là polime có các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết amit CO-NH.

Giải chi tiết:

Tơ poliamit là polime có các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết amit CO-NH.

=> Các tơ thuộc loại poliamit là: (1), (2)


Câu 20:

Cho các chất: glucozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

+ Các đisaccarit và polisaccarit đều tham gia phản ứng thủy phân.

+ Monosaccarit không có phản ứng thủy phân.

Giải chi tiết:

Polisaccarit: tinh bột, xenlulozo

Đisaccarit: saccarozo

Monosaccarit: glucozo

Chỉ có đisaccarit và polisaccarit có phản ứng thủy phân nên các chất bị thủy phân là: saccarozo, tinh bột và xenlulozo.

=> Có 3 chất thỏa mãn


Câu 21:

Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về amino axit

Giải chi tiết:

A. Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất         

=> Sai. Không có amino axit H2NCOOH. Amino axit đơn giản nhất là H2NCH2COOH

B. Trong dung dịch, amino axit tồn tại ở 2 dạng: dạng phân tử (H2NRCOOH) và dạn ion lưỡng cực (H3N+RCOO-)

=> Đúng   

C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl

=> Đúng

D. Ở điều kiện thường, amino axit là chất rắn kết tinh

=> Đúng


Câu 22:

Đốt cháy hoàn toàn 6,60 gam este X thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,40 gam H2O. Mặt khác, khi cho 8,80 gam X tác dụng hoàn toàn với 75,00 ml dung dịch NaOH 2,00M được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 11,60 gam chất rắn khan. Tên gọi của X là:
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về amino axit

Giải chi tiết:

- Khi đốt cháy X: nCO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol; nH2O = 5,4 : 18 = 0,3 ml

Bảo toàn nguyên tố C: nC(X) = nCO2 = 0,3 mol

Bảo toàn nguyên tố H: nH(X) = 2nH2O = 2.0,3 = 0,6 mol

=> mO(X) = mX - mC - mH = 6,6 - 0,3.12 - 0,6.1 = 2,4 gam => nO(X) = 0,15 mol

=> n: n: nO = 0,3 : 0,6 : 0,15 = 2 : 4 : 1 => CTPT của X là (C2H4O)n

Vì nCO2 = nH2O (phản ứng cháy) => X là este no đơn chức mạch hở dạng CnH2nO2

=> X là C4H8O2

- Khi X tác dụng NaOH: nX = 8,8 : 88 = 0,1 mol; nNaOH = 0,0752 = 0,15 mol

PTHH: RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH

=> neste = nmuối = 0,1 mol và nNaOH dư = 0,15 - 0,1 = 0,05 mol

Chất rắn sau phản ứng là: 0,05 mol NaOH; 0,1 mol RCOONa

mrắn = 0,05.40 + 0,1.(R + 67) = 11,6 => R = 29 (C2H5)

Vậy X là C2H5COOCH3 (metyl propionat)


Câu 23:

Hai kim loại Ag và Cu đều tác dụng với dung dịch nào sau đây:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về dãy hoạt động hóa học của kim loại

- Ag và Cu chỉ có thể phản ứng được với dung dịch HNO3 loãng

- Ag và Cu đều yếu hơn Pb và Ni nên không thể đẩy được Pb và Ni ra khỏi muối của nó

- Ag và Cu không phản ứng được với H2SO4 loãng


Câu 24:

Đốt cháy hoàn toàn 6,20 gam một amin no đơn chức mạch hở cần vừa đủ 10,08 lít khí O2 (đktc). Công thức phân tử của amin là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Tính toán theo PTHH: CnH2n+3N + (1,5n + 0,75)O2   nCO2 + (n + 1,5)H2O + 0,5N2

Giải chi tiết:

Amin no đơn chức mạch hở có CTPT dạng CnH2n+3N

Ta có: nO2 = 10,08 : 22,4 = 0,45 mol => mO2 = 0,45.32 = 14,4 gam

           CnH2n+3N +   (1,5n + 0,75)O2   nCO2 + (n + 1,5)H2O + 0,5N2

gam    (14n + 17)    32.(1,5n + 0,75)

gam         6,2                 14,4

=> 14,4.(14n + 17) = 6,2.32(1,5n + 0,75) => n = 1

=> Amin là CH5N


Câu 25:

Cho các polime tổng hợp sau đây: nhựa PVC, cao su isopren, polietilen, thủy tinh hữu cơ, tơ nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:

Xem đáp án

Đáp án B

- Các chất được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là: tơ nilon-6,6

- Các chất còn lại được điều chế bằng phản ứng trùng hợp


Câu 26:

Poli(vinylclorua) được điều chế từ khí axetilen theo sơ đồ sau:

C2H2 H=80%  CH2=CHCl  H=90% PVC

Thể tích khí axetilen (đktc) cần dùng để điều chế được 450 gam PVC là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Bài toán hiệu suất:

A   → B   → C (H1, Hlà hiệu suất phản ứng A → B và B → C)

=> nC = nB.H2% = nA.H1%.H2%

Giải chi tiết:

C2H2  CH2=CHCl  PVC

26n (g)                                               62,5n (g)

187,2 (g) ←                                         450 (g)

=> nC2H2 (LT) = 187,2 : 26 = 7,2 mol => V C2H2 (LT) = 161,28 lít

Do hiệu suất 2 quá trình là H = 80% và H = 90% nên lượng C2H2 cần dùng thực tế là:

VC2H2 cần dùng = 161,28.(100/80).(100/90) = 224 lít


Câu 27:

Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Các chất có tính khử trung bình (C, CO, H2, Al) chỉ có thể khử oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa học.

Giải chi tiết:

Các chất có tính khử trung bình (C, CO, H2, Al) chỉ có thể khử oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa học.

Như vậy H2 không phản ứng được với MgO

=> Chất rắn còn lại chứa: Cu, Fe, Zn, MgO


Câu 28:

Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch sau đây, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Sự đổi màu của quỳ tím khi gặp amino axit:

- Số nhóm NH2 = số nhóm COOH => Không làm đổi màu quỳ tím

- Số nhóm NH2 > số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lysin)

- Số nhóm NH2 < số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Axit glutamic)

Giải chi tiết:

Amino axit làm quỳ tím hóa xanh có số nhóm NH2 > số nhóm COOH

=> H2N(CH2)4CH(NH2)COOH thỏa mãn


Câu 29:

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:

Xem đáp án

Đáp án D

4 đồng phân este có CTPT C4H8O2 là:

HCOOCH2CH2CH3; HCOOCH(CH3)2

CH3COOC2H5

C2H5COOCH3


Câu 30:

Thủy phân hoàn toàn xenlulozo trong dung dịch axit vô cơ thu được sản phẩm là:

Xem đáp án

Đáp án D

Xenlulozo là polisaccarit được tạo thành từ các mắt xích glucozo

=> Khi thủy phân trong môi trường axit cuối cùng sẽ tạo ra glucozo


Câu 31:

Ngâm một thanh kim loại M hóa trị II trong 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,4M đến khi dung dịch hết màu xanh. Biết rằng toàn bộ Cu sinh ra đều bám hết lên thanh M, khối lượng thanh M tăng 0,64 gam. Nguyên tử khối của M là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Tính toán theo phương trình ion: M + Cu2+ → M2+ + Cu

Giải chi tiết:

Vì dung dịch hết màu xanh sau phản ứng => Cu2+ phản ứng hết

nCu2+ = 0,2.0,4 = 0,08 mol

PT ion: M + Cu2+ → M2+ + Cu

=> nM = nCu = nCu2+ = 0,08 mol

=> mKL tăng = mCu - mM pứ => 64.0,08 - 0,08M = 0,64 => M = 56 (Fe)


Câu 32:

Ngâm một thanh kim loại M hóa trị II trong 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,4M đến khi dung dịch hết màu xanh. Biết rằng toàn bộ Cu sinh ra đều bám hết lên thanh M, khối lượng thanh M tăng 0,64 gam. Nguyên tử khối của M là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dựa vào dãy điện hóa hóa học, tính oxi hóa của: Ag+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+


Câu 33:

Số lượng đồng phân amin có chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là:

Xem đáp án

Đáp án C

Có 5 đồng phân amin có chứa vòng benzen ứng với CTPT C7H9N là:

C6H5CH2NH2; o,m,p-CH3C6H4-NH2; C6H5NHCH3


Câu 34:

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H8O2 không tác dụng được với natri, tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của X có thể là:

Xem đáp án

Đáp án C

- X không phản ứng được với Na => X không có nhóm OH và COOH

=> X là este đơn chức no mạch hở (C4H8O2)

- X có phản ứng với AgNO3/NH3 => X là este dạng HCOOR'

=> X là HCOOC3H7


Câu 35:

Tỉ khối hơi của este no đơn chức mạch hở X so với không khí là 2,552. Công thức phân tử của X là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Công thức tổng quát của este no đơn chức mạch hở là CnH2nO2 (n > 1)

Giải chi tiết:

Do X là este no, đơn chức, mạch hở nên ta đặt CTPT của là CnH2nO2 (n > 1)

Theo đề bài: dX/kk = 2,552 => MX = 14n + 32 = 29.2,552 = 3

=> X là C3H6O2


Câu 36:

Khi xà phòng hóa hoàn toàn 0,05 mol tristearin thì khối lượng glixerol thu được là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

(RCOO)3C3H5 + 3MOH → 3RCOOM + C3H5(OH)3

Giải chi tiết:

PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3MOH → 3 C17H35COOM + C3H5(OH)3

                    0,05 mol             →                                       0,05 mol

=> mglixerol = 0,05.92 = 4,6 gam


Câu 37:

Cho 5,90 gam hỗn hợp các amin no đơn chức mạch hở tác dụng với vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Công thức tổng quát của amin no đơn chức mạch hở: CnH2n+3N hay RN

Giải chi tiết:

Quy hỗn hợp amin về công thức tổng quát chung: RN

RN + HCl → RNHCl

nHCl = 0,1.1 = 0,1 mol

Bảo toàn khối lượng: mmuối = mamin + mHCl = 5,9 + 0,1.36,5 = 9,55 gam


Câu 38:

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là:

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 đồng phân este có CTPT C3H6O2 là: HCOOC2H5; CH3COOCH3


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương