IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án_ đề 11

  • 4130 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Sự đổi màu của quỳ tím khi gặp amin, amino axit:

*Amin:

- Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

- Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.

*Amino axit:

- Số nhóm NH2 = số nhóm COOH => Không làm đổi màu quỳ tím

- Số nhóm NH2 > số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lysin)

- Số nhóm NH2 < số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Axit glutamic)

Giải chi tiết:

- Glyxin và Alanin đều có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 => Không làm đổi màu quỳ tím

- Anilin (C6H5NH2) có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen nên tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

- Metylamin (CH3NH2) làm đổi màu quì tím thành xanh


Câu 2:

Chất có phần trăm khối lượng nito cao nhất là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Tính M peptit:

A1 + A2 + … + An → A1-A2-…-An + (n-1) H2O

=> Cách tính khối lượng phân tử của peptit A1-A2-…-An (peptit có chứa n mắt xích) là:

M peptit = MA1 + MA2 + … + MAn - 18(n-1)

Một số axit amino axit cần nhớ:

Gly (M = 75); Ala (M = 89); Val (M = 117); Lys (M = 146, có 2 nhóm NH2, 1 nhóm COOH);

Glu (M = 147, có 2 nhóm COOH, 1 nhóm NH2).

Giải chi tiết:

Cả 4 chất trong các đáp án đều có cùng số N (=2)

=> Chất nào M nhỏ nhất thì %N cao nhất

MVal-Ala = 117 + 89 - 18 = 188

MGly-Gly = 75 + 75 - 18 = 132

MGly-Ala = 75 + 89 - 18 = 146

MLys = 146

=> Gly-Gly có %N cao nhất


Câu 3:

Chất nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo các chất đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Các chất tham gia phản ứng tráng gương cần có nhóm -CHO trong phân tử

Giải chi tiết:

A. CH3COOCH3 + H2O  CH3COOH + CH3OH

=> CH3COOH và CH3OH đều không có phản ứng tráng gương

B. HCOOCH3 + H2O  HCOOH + CH3OH

=> CH3OH không có phản ứng tráng gương

C. CH3COOCH=CH2 + H2O  CH3COOH + CH3CHO

=> CH3COOH không có phản ứng tráng gương

D. HCOOCH=CH2 + H2O  HCOOH + CH3CHO

=> HCOOH và CH3CHO đều có phản ứng tráng gương


Câu 4:

Este nào được điều chế trực tiếp từ ancol và axit?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

 Các este không thể được điều chế trực tiếp từ ancol và axit là: este chứa gốc phenyl (dạng RCOOC6H4R1) hoặc este không no (dạng RCOOCH=CH-R1, RCOOC≡C-R1)

Giải chi tiết:

Các este không thể được điều chế trực tiếp từ ancol và axit là: este chứa gốc phenyl (dạng RCOOC6H4R1) hoặc este không no (dạng RCOOCH=CH-R1, RCOOC≡C-R1)

- Etyl axetat (CH3COOC2H5) được điều chế từ CH3COOH và C2H5OH

=> Thỏa mãn

- Các chất còn lại vinyl fomat (HCOOCH=CH2); phenyl axetat (CH3COOC6H5); vinyl axetat (CH3COOCH=CH2)

=> Không thỏa mãn


Câu 5:

Chất không tham gia phản ứng thủy phân là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

+ Monosaccarit không bị thủy phân.

+ Đisaccarit và polisaccarit bị thủy phân trong MT axit.

Giải chi tiết:

Monosaccarit không có phản ứng thủy phân => Glucozo không có phản ứng thủy phân


Câu 6:

Cho sơ đồ sau: CH4 → X → Y → Z → Cao su buna. Tên gọi của X, Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án D

Sơ đồ điều chế cao su buna: CH4 → C2H2 (X) → C4H4 (Y) → C4H6 (Z) → Cao su buna

PTHH:

2CH4  C2H2 (Axetilen) + 3H2

2CH≡CH  CH≡C-CH=CH2 (Vinyl axetilen)

CH≡C-CH=CH2  CH2=C-CH=CH2 (Buta-1,3-đien)


Câu 7:

Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ thể con người có thể hấp thụ trực tiếp glucozo nên khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường truyền dịch đường (có glucozo) để bổ sung nhanh năng lượng.


Câu 8:

Chất nào sau đây không có khả năng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

+ Monosaccarit không bị thủy phân.

+ Đisaccarit và polisaccarit bị thủy phân trong MT axit.

Giải chi tiết:

Fructozo là monosaccarit => không có phản ứng thủy phân.


Câu 9:

Este X khi tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2 muối là natri phenolat và natri propionat. Este X có công thức là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

 Thuỷ phân este của phenol: RCOOC6H4R' + 2MOH → RCOOM + R'C6H4OM + H2O

Giải chi tiết:

X + NaOH → natri phenolat và natri propionat

=> X là este của phenol => X là C2H5COOC6H5

PTHH: C2H5COOC6H5 + 2NaOH → C2H5COONa + C6H5ONa + H2O


Câu 10:

Cho tất cả các đồng phân đơn chức mạch hở có công thức C2H4O2 lần lượt tác dụng với kim loại natri và các dung dịch NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:

Xem đáp án

Đáp án A

C2H4O2 đơn chức mạch hở có thể là các chất: CH3COOH; HCOOCH3

+ CH3COOH tác dụng được với Na, NaOH, NaHCO3

PTHH: 2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

       CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

       CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 + H2O

+ HCOOCH3 tác dụng được với NaOH:

PTHH: HCOOCH3 + NaOH HCOONa + CH3OH

=> Vậy có 4 phản ứng


Câu 11:

Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong 4 chất:

Axit acrylic (CH2=CHCOOH) có phản ứng với KHCO3   => Loại

Anilin (C6H5NH2) không phản ứng với KOH           => Loại

Vinyl axetat (CH3COOCH=CH2)                     => Thỏa mãn

Etyl axetat (CH3COOC2H5) không phản ứng với Br2     => Loại


Câu 12:

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit là
Xem đáp án

Đáp án A

Đipeptit được tạo bởi 2 gốc a-amino axit (NH2 gắn vào C số 2) => Phương án A thỏa mãn


Câu 13:

Amin CH3-NH-C2H5 có tên gốc - chức là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Cách gọi tên amin theo danh pháp gốc - chức:

Tên gốc - chức amin = ank + yl + amin (chú ý gọi tên các gốc hiđrocacbon theo thứ tự bảng chữ cái)

Giải chi tiết:

Amin CH3-NH-C2H5 có tên gốc chức là etylmetylamin.


Câu 14:

Etyl fomat là chất có mùi thơm, không độc được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, có phân tử khối là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Tên gọi của este RCOOR' = Tên gốc R' + tên gốc axit (đuôi "at")

Giải chi tiết:

Etyl fomat là HCOOC2H5 có M = 74


Câu 15:

Có bao nhiêu đồng phân là este, có chứa vòng benzen, có công thức phân tử C8H8O2?

Xem đáp án

Đáp án D

Có 6 este chứa vòng benzen có CTPT C8H8O2 là:

C6H5COOCH3; CH3COOC6H5; HCOOCH2C6H5; o,m,p-HCOOC6H4CH3


Câu 16:

Phát biểu nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Đáp án C

A. Este iso-amyl axetat có mùi dứa chín

=> Sai. Este iso-amyl axetat có mùi chuối chín         

B. Ancol etylic không tạo liên kết hidro với nước

=> Sai. Ancol etylic tạo được liên kết hiđro với nước nhờ có nhóm -OH trong phân tử

C. Lipit là những hợp chất hữu cơ trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực

=> Đúng

D. Vinyl axetat không làm mất màu dung dịch brom

=> Sai. Vinyl axetat (CH3COOCH=CH2) có phản ứng với dung dịch brom do có liên kết đôi C=C


Câu 17:

Cho các chất: (1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COC2H5; (5) CH3CH(COOCH3)2; (6) HOOCCH2CH2OH; (7) CH3OOCCOOC2H5. Những chất thuộc loại este là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.

Giải chi tiết:

- Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Vậy các este là:

(1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (5) CH3CH(COOCH3)2; (7) CH3OOCCOOC2H5.

- (4) CH3COC2H5 thuộc loại xeton.

- (6) HOOCCH2CH2OH thuộc loại tạp chức axit, ancol.


Câu 18:

Cho các chất sau: xenlulozo, amilozo, saccarozo, amilopectin. Số chất chỉ được tạo nên từ các mắt xích a-glucozo là:

Xem đáp án

Đáp án D

- Saccarozo được tạo nên từ gốc a-glucozo và b-fructozo

- Xenlulozo được tạo nên từ các gốc b-glucozo

- Amilozo, amilopectin được tạo nên từ các gốc a-glucozo

=> 2 chất được tạo nên từ các gốc a-glucozo


Câu 19:

Cho các chất: tinh bột, xenlulozo, glucozo, fructozo, saccarozo. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là

Xem đáp án

Đáp án C

Monosaccarit: glucozo, fructozo

Đisaccarit: saccarozo

Polisaccarit: tinh bột, xenlulozo

Vậy có 2 chất thuộc loại monosaccarit

Câu 20:

Este X mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2, được tạo bởi 1 axit Y và 1 ancol Z. Axit Y không thể là:

Xem đáp án

Đáp án A

X tạo trực tiếp từ ancol và axit => X không thể là este không no (dạng RCOOCH=CH-R1, RCOOC≡C-R1)

=> X không thể có CTCT là C2H5COOCH=CH2

=> Axit không thể là C2H5COOH


Câu 21:

Cho dãy các chất: xenlulozo, glucozo, tinh bột, saccarozo và các phát biểu sau:

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có nhóm OH

(2) Trừ xenlulozo, 3 chất còn lại đều tham gia phản ứng tráng gương

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau

(5) Cả 4 chất đều là chất rắn màu trắng

Số phát biểu không đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. Vì xenlulozo không tan trong nước, tinh bột chỉ tan trong nước nóng

(2) Sai. Ngoài xenlulozo thì saccarozo cũng không có phản ứng tráng gương

(3) Sai. Vì glucozo là monosaccarit nên không bị thủy phân

(4) Sai. Vì tinh bột và xenlulozo có dạng (C6H10O5)n => Khi đốt cháy tạo nCO2 > nH2O

(5) Sai. Vì glucozo, saccarozo là chất rắn không màu

Vậy có 5 phát biểu không đúng.


Câu 22:

Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào

Xem đáp án

Đáp án C

Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào dung dịch nước brom:

PTHH: C6H5NH2 + 3Br2 → H2NC6H2Br3 ↓ + 3HBr


Câu 23:

Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Các chất trong phân tử có chứa liên kết đôi C=C kém bền có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.

Giải chi tiết:

Các chất trong phân tử có chứa liên kết đôi C=C kém bền có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime => CH2=CHCOOH có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.


Câu 24:

Saccarozo và glucozo đều thuộc loại
Xem đáp án

Đáp án A

Saccarozo (đisaccarit) và glucozo (monosaccarit) đều thuộc loại cacbohiđrat.


Câu 25:

Chất nào sau đây là amin bậc 2?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Bậc amin = Số gốc hiđrocacbon gắn với nguyên tử N.

Giải chi tiết:

Bậc amin = Số gốc hiđrocacbon gắn với nguyên tử N => CH3-NH-CH3 là amin bậc 2


Câu 26:

Peptit X có công thức cấu tạo như sau:

H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(C2H4COOH)-CONH-CH2-COOH

Khi thủy phân X không thu được sản phẩm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(C2H4COOH)-CONH-CH2-COOH có công thức thu gọn là:

Gly-Ala-Glu-Gly

=> Sản phẩm thủy phân không thể có Gly-Glu


Câu 27:

Hỗn hợp A gồm 1 axit no đơn chức và 1 axit không no đơn chức có 1 liên kết đôi ở gốc hiđrocacbon mạch hở. Khi cho a gam A tác dụng hết với CaCO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Hỗn hợp B gồm CH3OH và C2H5OH, khi cho 7,8 gam B tác dụng hết với Na thoát ra 2,24 lít H2 (đktc). Nếu trộn a gam A với 3,9 gam B rồi đun nóng có H2SO4 đặc xúc tác thì thu được m gam este (hiệu suất h%). Giá trị của m theo a, h là:

Xem đáp án

Đáp án B

- Gọi CT chung của 2 axit là RCOOH (a mol)

Khi Axit + CaCO3: nCO2 = 0,05 mol

2RCOONa + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2 + H2O

=> nRCOONa = 2nCO2 = 0,1 mol

- Gọi CT chung của ancol là R1OH: b mol

Khi 7,8 gam ancol phản ứng với Na: nH2 = 0,1 mol

R1OH + Na → R1ONa + 0,5H2

=> nR1OH = 2nH2 = 0,2 mol

=> 3,9 gam ancol có 0,1 mol ancol

RCOOH   +     R1OH      RCOOR1 + H2O

   0,1 mol         0,1 mol                0,1 mol

Nếu hiệu suất là 100%, bảo toàn khối lượng: meste (LT) = maxit pứ + mancol pứ - mH2O = a + 3,9 - 0,1.18 = a + 2,1 (g)

Do H = h% nên khối lượng este thực tế thu được là: m = meste(TT) = meste(TT).h% = (a + 2,1)h%


Câu 28:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C6H10O2; khi cho 9,12 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y, cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được 34,56 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: nX = 9,12 : 114 = 0,08 mol

- Khi X + NaOH thì: nmuối = nsp còn lại = nX = 0,08 mol

- Y + AgNO3/NH3: nAg = 34,56 : 108 = 0,32 mol = 2(nmuối + nsp còn lại)

=> cả 2 chất sản phẩm của phản ứng thủy phân đều có phản ứng tráng bạc

Vậy X là HCOOCH=CH-R

Các công thức cấu tạo có thể có là:

HCOOCH=CH-CH2CH2CH3; HCOOCH=CH-CH(CH3)2

HCOOCH=C(CH3)-CH2CH3


Câu 29:

Phản ứng tổng hợp glucozo trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ ánh sáng mặt trời:

6CO2 + 6H2O + 673 kcal C6H12O6 + 6O2

Cứ trong 1 phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng để tổng hợp glucozo. Thời gian để 1 cây có 1000 lá xanh (diện tích mỗi lá là 10 cm2) sản sinh được 18 gam glucozo là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Tính toán theo PTHH: 6CO2 + 6H2O + 673 kcal  C6H12O6 + 6O2

Giải chi tiết:

nGlucozo = 18 : 180 = 0,1 mol

6CO2 + 6H2O + 673 kcal  C6H12O6 + 6O2

=> E = 0,1.673 = 67,3 kcal

S = 1000.10 = 104 cm2

=> E = S.Ephút.t.10%

=> 67,3 = 104.0,5.10-3.10%.t

=> t = 134,6 phút = 8076 giây = 2 giờ 14 phút 36 giây


Câu 30:

Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Bài toán hiệu suất (tính theo chất phản ứng): nTT = nLT.(100/H)

Giải chi tiết:

- X + NaOH xuất hiện thêm kết tủa => X có HCO3-

Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Vậy phản ứng sẽ là:

Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O

0,1          0,1 mol

BTNT "C": nCO2 bđ = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 50/100 + 2.0,1 = 0,7 mol

Để đơn giản ta coi tinh bột là C6H10O5

C6H10O5 + H2O → C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

0,35                                      0,7 (mol)

=> m tinh bột (LT) = 0,35.162 = 56,7 gam

Do hiệu suất cả quá trình là 75% nên lượng tinh bột thực tế cần dùng lớn hơn lượng tinh bột lý thuyết:

mtinh bột cần dùng = 56,7.(100/75) = 75,6 gam


Câu 31:

Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1 : 1). Hỗn hợp Y gồm 2 ancol CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3 : 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng đều bằng 80%). Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Qui 2 hỗn hợp thành 1 axit trung bình và 1 ancol trung bình

=> Tính toán theo 1 phương trình phản ứng este hóa

=> meste (TT) = meste (LT).H%

Giải chi tiết:

Vì hỗn hợp axit có tỉ lệ mol 1 : 1

=>  => nX = 11,13 : 53 = 0,21 mol

Vì hỗn hợp ancol có tỉ lệ mol 3: 2

=>  => nY = 7,52 : 37,6 = 0,20 mol

Vì nancol < naxit (phản ứng tỉ lệ mol 1 : 1) => Hiệu suất phản ứng tính theo ancol

    RCOOH + R1OH  RCOOR1 + H2O

LT:    0,2 ←   0,2    → 0,2      0,2 (mol)

BTKL: meste(LT) = 0,2.( ) = 14,52 gam

Do hiệu suất các phản ứng là 80% nên lượng este thực tế thu được là:

meste (TT) = meste (LT).H% = 14,52.(80/100) = 11,616 gam


Câu 32:

Khi lên men m kg ngô chứa 65% tinh bột với hiệu suất toàn quá trình là 80% thì thu được 5 lít rượu etylic 200 và V m3 khí CO2 (đktc). Cho khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m và V lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Bài toán hiệu suất (tính theo chất phản ứng): nTT = nLT . (100/H)

Giải chi tiết:

Vancol = VrượuR = 5.20% = 1 lít = 1000 ml

=> mancol = 1000.0,8 = 800 gam => nC2H5OH = 17,39 mol

C6H10O5 + H2O → 2C2H5OH + 2CO2

=> nCO2 = nC2H5OH = 17,39 mol => VCO2 = 17,39.22,4 = 389,6 lít = 0,39 m3

ntinh bột LT = nC2H5OH : 2 = 8,7 mol => nTT = nLT . (100/H) = 10,7 mol

=> mngô = 162.10,7.(100/65) = 2709 gam = 2,7 kg


Câu 33:

Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là:

(1) Glucozo và saccarozo đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước

(2) Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit

(3) Trong dung dịch, glucozo và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam

(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozo trong môi trường axit chỉ thu được 1 loại monosaccarit duy nhất

(5) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3

(6) Glucozo và saccarozo đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Glucozo và saccarozo đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước

=> Đúng

(2) Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit

=> Đúng

(3) Trong dung dịch, glucozo và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam

=> Đúng. Vì trong CTPT cả 2 chất đều có nhiều nhóm -OH gắn vào những nguyên tử C cạnh nhau

(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozo trong môi trường axit chỉ thu được 1 loại monosaccarit duy nhất

=> Sai. Vì sacarozo thủy phân tạo ra glucozo và fructozo

(5) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3

=> Sai. Vì fructozo trong môi trường kiềm chuyển thành Glucozo có thể phản ứng tráng bạc

(6) Glucozo và saccarozo đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol

=> Sai. Chỉ có glucozo + H2 tạo sobitol

Vậy có 3 ý đúng


Câu 34:

X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết) thì sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Amino axit no mạch hở có 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 thì có CT là: CnH2n+1O2N

=> Tripeptit X là: (CnH2n+1O2N)3 - 2H2O = C3nH6n-1O4N3

Từ sản phẩm cháy => n => CTPT của Y

Tính toán theo PTHH => m chất rắn

Giải chi tiết:

Amino axit no mạch hở có 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 thì có CT là: CnH2n+1O2N

=> Tripeptit X là: (CnH2n+1O2N)3 - 2H2O = C3nH6n-1O4N3

Đốt 0,1 mol X được sản phẩm là 0,3n mol CO2; (0,3n - 0,05) mol H2O; 0,15 mol N2

Ta có: msp cháy = mCO2 + mH2O + mN2 = 44.0,3n + 18.(0,3n - 0,05) + 0,15.28 = 40,5 gam

=> n = 2 => Amino axit là C2H5O2N (Gly)

=> Y là (Gly)6

(Gly)6 + 6NaOH → 6Gly-Na + H2O

0,15 → 0,9 mol

=> nNaOH pứ = 0,9 mol => nNaOH dư = 0,9.20% = 0,18 mol

Vậy chất rắn sau phản ứng gồm: 0,18 mol NaOH và 0,9 mol Gly-Na

=> mrắn = 0,18.40 + 0,9.97 = 94,5 gam


Câu 35:

Lên men m gam glucozo với hiệu suất 70% rồi hấp thụ toàn bộ khí thoát ra vào 4,0 lít dung dịch NaOH 0,5M (d = 1,05 g/ml), thu được dung dịch chứa 2 muối có tổng nồng độ là 3,211%. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Bài toán hiệu suất (tính theo chất phản ứng): nTT = nLT . (100/H)

Giải chi tiết:

mdd NaOH = 4000.1,05 = 4200 gam => nNaOH = 4.0,5 = 2 mol

Sau khi cho CO2 vào dung dịch NaOH thu được 2 muối là Na2CO3 (x mol) và NaHCO3 (2 - 2x mol) (Bảo toàn nguyên tố Na)

=> nCO2 = nNaHCO3 + nNa2CO3 = (2 - x) mol = mdd sau pứ = 4200 + 44(2 - x) (g)

=> C%NaHCO3 + C%Na2CO3 = 8422x+106x4200+442x  = 3,211%

=> x = 0,5 mol => nCO2 = 1,5 mol

Từ phản ứng: C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH

=> nGlucozo (LT) = ½ nCO2 = 0,75 mol

=> nGlucozo Thực tế = nLT . (100/70) = 1,0714 mol

=> mglucozo thực tế = 1,0714.180 = 192,9 gam


Câu 36:

Một tripeptit no mạch hở A có công thức phân tử CxHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol A thu được 40,32 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m gần nhất với:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

CTTQ của A là: CnH2n+2+t-2kO6N4 (k là số liên kết pi )

=> Biện luận số liên kết pi trong A => CTCT đơn giản hơn

Từ số mol CO2 => n => Tính toán theo PTHH để tìm m

Giải chi tiết:

A là CxHyO6N4

CTTQ của A là: CnH2n+2+t-2kO6N4 (k là số liên kết pi)

Vì A là tripeptit => A phải có 2 -CO- và 1 COOH => 2O còn lại sẽ là 1 nhóm -COOH của 1 amino axit

=> k = 4 => CnH2n-2O6N4

Bảo toàn nguyên tố: nC(A) = nCO2 = 40,32 : 22,4 = 1,8 mol

=> Số C(A)= n = 1,8 : 0,15 = 12

=> CTPT là C12H22O6N4

Phản ứng cháy: C12H22O6N4 → 11H2O

                0,15 mol → 0,65 mol

=> mH2O = 0,65.18 = 29,7 gam (gần nhất với giá trị 29,68 gam)


Câu 37:

Oxi hóa andehit OHC-CH2-CH2-CHO trong điều kiện thích hợp thu được hợp chất hữu cơ đa chức X. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol X và 1 mol ancol metylic với xúc tác H2SO4 (đặc) thu được 2 chất hữu cơ mới Z và Q (MZ < MQ) với tỉ lệ khối lượng mZ : mQ = 1,81. Biết chỉ có 72% ancol chuyển thành este. Số mol Z và Q lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: nCH3OH pứ = 0,72 mol

OHCCH2CH2CHO + O2 → HOOCCH2CH2COOH

(1) HOOCCH2CH2COOH + CH3OH → HOOCCH2CH2COOCH3

            x                x                 x             (mol)

(2) HOOCCH2CH2COOH + 2CH3OH → CH3OOCCH2CH2COOCH3

            y               2y                y              (mol)

72% ancol chuyển thành este => nancol pứ = x + 2y = 0,72 (*)

Theo đề bài: MZ < MQ nên Z là este ở phản ứng (1), Q là este ở phản ứng (2)

=> 132x : 146y = 1,81 (**)

Giải hệ (*) và (**) => x = 0,36; y = 0,18 mol


Câu 38:

Cho 5 lít dung dịch HNO3 68% (D = 1,4 g/ml) phản ứng với xenlulozo (dư) thu được m kg thuốc súng không khói (xenlulozo trinitrat), biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị m gần nhất

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Bài toán hiệu suất (tính theo chất sản phẩm): nTT = nLT.(H/100)

Giải chi tiết:

mdd HNO3 = 5000.1,4 = 7000 gam => nHNO3 = 7000.0,68: 63 = 75,56 mol

PTHH: C6H7O2(OH)3 + 3HONO2 → C6H7O2(NO3)3 + 3H2O

Theo PTHH: nthuốc súng LT = 1/3 nHNO3 = 25,18 mol

=> nThực tế = nLT.90% = 22,67 mol

=> mThuốc súng = 22,67.297 = 6732 gam = 6,7 kg (gần nhất với giá trị 6,5 kg)


Câu 39:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính

=> Đúng               

B. Các hợp chất peptit đều kém bền trong môi trường bazo nhưng bền trong môi trường axit

=> Sai. Peptit đều kém bền trong cả 2 môi trường      

C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit

=> Sai. Tetrapeptit mạch hở có 3 liên kết peptit

D. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím

=> Sai. Tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure


Câu 40:

X là một a-amino axit mạch hở, chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2. Từ m gam X điều chế được m1 gam đipeptit Y. Từ 2m gam X điều chế được m2 gam tripeptit Z. Đốt cháy m1 gam Y thu được 0,9 mol H2O. Đốt cháy m2 gam Z thu được 1,7 mol H2O. Giá trị của m là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn):

Xem đáp án

Đáp án D

X là một a-amino axit mạch hở, chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2

=> CTTQ của X là CnH2n+1NO2

=> Đipeptit Y là (CnH2n+1NO2)2 - H2O = C2nH4nN2O3

   Tripeptit Z là (CnH2n+1NO2)3 - 2H2O = C3nH6n-1N3O4

- Trong m gam X thì giả sử nX = x mol => nY = 0,5x mol (Bảo toàn nguyên tố N)

C2nH4nN2O3 → 2nH2O

   0,5x               nx

=> nH2O = nx = 0,9 mol (1)

- Trong 2m gam X thì nX = 2x mol => nZ = 2x/3 mol (Bảo toàn nguyên tố N)

C3nH6n-1N3O4 → (3n - 0,5)H2O

   2x/3                   x(6n-1)/3

=> nH2O = x(6n - 1)/3 = 1,7 mol (2)

Từ (1,2) => n = 3; x = 0,3

=> mX = m = 26,7 gam


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương