Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Đề thi Hóa học 11 Học kì 2 có đáp án

Đề thi Hóa học 11 Học kì 2 có đáp án

Đề thi Hóa học 11 Học kì 2 có đáp án (Đề 7)

  • 2941 lượt thi

  • 24 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sản phẩm X của phản ứng sau đây là chất nào?

CH3CH(OH)CH31700CH2SO4dacX + H2O

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương trình hóa học:

CH3CH(OH)CH31700CH2SO4dacCH3-CH=CH2+ H2O

X là anken: CH3-CH=CH2.


Câu 2:

Phân tử khối trung bình của polietilen (PE) là 420000. Hệ số polime hóa của PE là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phản ứng trùng hợp: nCH2=CH2to,p,xt(-CH2-CH2-)n

Ta có: 28n = 420000  n = 15000.


Câu 3:

Cho phenol phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch Br20,5M, sau phản ứng thu được 16,55 gam kết tủa. Giá trị V là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương trình hóa học:

 Cho phenol phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch Br20,5M, sau phản ứng thu được 16,55 gam kết tủa. Giá trị V là (ảnh 1)

\({n_{ \downarrow ({C_6}{H_2}(OH)B{r_3})}} = \frac{{16,55}}{{331}} = 0,05\) (mol).

\({n_{B{r_2}}}\)= 3n= 3×0,05 = 0,15 (mol)

\({V_{dd\,B{r_2}}} = \frac{{0,15}}{{0,5}} = 0,3\)(lít) = 300 (ml).


Câu 4:

Dãy nào sau đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ank-1-in tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3tạo kết tủa vàng nhạt.

Anđehit, hợp chất dạng HCOOR tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3tạo kết tủa Ag.

Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3là: CH≡C-CH3, HCHO, HCOOH, CH3CHO.

Loại A, C vì: CH3COOH không tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3.

Loại B vì: CH4, CH3COOH không tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3.


Câu 5:

Để trung hòa dung dịch CH3COOH cần vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối thu đượclà

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương trình hóa học:

CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O.

\({n_{C{H_3}COONa}}\)= nNaOH= 0,06 (mol).

\({m_{C{H_3}COONa}}\)= 0,06×82 = 4,92 (gam).


Câu 6:

Hãy chọn câu phát biểu đúng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phát biểu đúng: Dung dịch fomon được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, dùng trong kĩ nghệ da giày.

Phát biểu A không đúng vì: Axetilen có thể điều chế được nhiều chất đầu quan trọng cho các quá trình tổng hợp hữu cơ.

Phát biểu B không đúng vì: Nhờ phản ứng trùng hợp, từ isopren có thể điều chế được poliisopren có tính đàn hồi cao được dùng để sản xuất cao su.

Phát biểu D không đúng vì: Giữa các phân tử axit cacboxylic có liên kết hiđro bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.


Câu 7:

Anđehit C4H8O có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Anđehit C4H8O có 2 đồng phân cấu tạo: CH3-CH2-CH2-CHO; CH3-CH(CHO)-CH3.


Câu 8:

Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 6,72 lít CO2(đktc) và 8,1 gam H2O. X có công thức chung là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

\({n_{C{O_2}}}\)= 0,3 (mol); \({n_{{H_2}O}}\)= 0,45 (mol).

Nhận xét: \({n_{{H_2}O}} >{n_{C{O_2}}}\) X là ankan, có công thức chung là CnH2n + 2(n ≥ 1).


Câu 9:

Cho 0,1 lít cồn etylic 95otác dụng với Na dư thu được V lít khí H2(đktc). Biết rằng ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

0,1 lít cồn etylic 95ocó:

\({V_{{C_2}{H_5}OH}} = \frac{{95 \times 0,1}}{{100}} = 0,095\)(lít) = 95 (ml);

Một cách gần đúng:

\({V_{{H_2}O}}\)= 0,1 – 0,095 = 0,005 (lít) = 5 (ml).

\({m_{{C_2}{H_5}OH}}\)= 95×0,8 = 76 (gam) \({n_{{C_2}{H_5}OH}} = \frac{{76}}{{46}}\) (mol).

\({m_{{H_2}O}}\)= 5 (gam) \({n_{{H_2}O}} = \frac{5}{{18}}\)(mol).

Phương trình hóa học:

C2H5OH + Na C2H5ONa + \(\frac{1}{2}\)H2

H2O + Na NaOH + \(\frac{1}{2}\)H2

\({n_{{H_2}}} = \frac{{{n_{{C_2}{H_5}OH}} + {n_{{H_2}O}}}}{2}\) \({V_{{H_2}}} = \frac{{{n_{{C_2}{H_5}OH}} + {n_{{H_2}O}}}}{2} \times 22,4 \approx 21,615\)(lít).


Câu 10:

Hãy chọn câu phát biểu sai.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phát biểu sai: Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.

Vì: Phenol (C6H5OH) có tính axit yếu hơn cả axit cacbonic.

C6H5ONa + CO2+ H2O C6H5OH↓ + NaHCO3.


Câu 11:

Dãy nào sau đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch Br2, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Axetilen (CHCH), propin (CHC-CH3) vừa tác dụng được với dung dịch Br2, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3.

Tác dụng với dung dịch Br2:

CHCH + 2Br2CHBr2-CHBr2

CHC-CH3+ 2Br2CHBr2-CBr2-CH3

Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3:

CHCH + 2AgNO3+ 2NH3CAgCAg + 2NH4NO3

CHC-CH3+ AgNO3+ NH3CAgC-CH3+ NH4NO3


Câu 12:

Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi cho dung dịch glixerol (một lượng vừa đủ) vào Cu(OH)2?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho dung dịch glixerol (một lượng vừa đủ) vào Cu(OH)2tạo thành dung dịch màu xanh lam.

Phương trình hóa học:

2C3H5(OH)3+ Cu(OH)2[C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O.


Câu 13:

Cho các chất : C2H5OH;  Cho các chất : C2H5OH; ; CH3COOH; CH3CHO. Có bao nhiêu chất vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với NaOH? (ảnh 1); CH3COOH; CH3CHO. Có bao nhiêu chất vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với NaOH?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Cho các chất : C2H5OH; ; CH3COOH; CH3CHO. Có bao nhiêu chất vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với NaOH? (ảnh 2); CH3COOH vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với NaOH.

Tác dụng với Na:

C6H5OH + Na C6H5ONa + \(\frac{1}{2}\)H2

CH3COOH + NaCH3COONa + \(\frac{1}{2}\)H2

Tác dụng với NaOH:

C6H5OH + NaOHC6H5ONa + H2O

CH3COOH + NaOHCH3COONa + H2O


Câu 14:

Chất nào sau đây là axit axetic?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Công thức cấu tạo của axit axetic: CH3COOH.


Câu 15:

Chất nào sau đây là đồng đẳng của benzen?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Benzen và các hiđrocacbon thơm khác lập thành dãy đồng đẳng có công thức phân tử chung là CnH2n-6(n ≥ 6).

C6H5CH3là đồng đẳng của benzen.


Câu 16:

Ankan CH3-CH2-CH3có tên gọi thay thế là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ankan CH3-CH2-CH3có tên gọi thay thế là propan.


Câu 17:

Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sơ đồ phản ứng: X + (NaOH, KOH) Rắn + H2O.

nKOH= 0,06 (mol); nNaOH= 0,06 (mol).

Bảo toàn khối lượng:

3,6 + 0,06×56 + 0,06×40 = 8,28 + \({m_{{H_2}O}}\).

\({m_{{H_2}O}}\)= 1,08 (gam) \({n_{{H_2}O}}\)= 0,06 (mol).

nX= \({n_{{H_2}O}}\) = 0,06 (mol) MX= \(\frac{{3,6}}{{0,06}}\) = 60 (đvC)

X là axit CH3COOH.


Câu 18:

Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương trình hóa học:

CH2=CH-CH=CH2+ HBr 80oCCH3-CHBr-CH=CH2(Cộng 1,2).

                                                          (sản phẩm chính)


Câu 19:

Để phân biệt 3 chất khí : CH3-CH3, CH2=CH2, CH≡CH, người ta dùng các thuốc thử nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phân biệt 3 chất khí : CH3-CH3, CH2=CH2, CH≡CH.

Dùng dung dịch AgNO3/NH3:

+ Thấy tạo thành kết tủa vàng là CHCH.

CHCH + 2AgNO3+ 2NH3CAgCAg + 2NH4NO3

+ Không có hiện tượng gì là: CH3-CH3, CH2=CH2.

Dùng dung dịch Br2:

+ Thấy dung dịch Br2nhạt màu là CH2=CH2.

CH2=CH2+ Br2CH2Br-CH2Br

+ Không có hiện tượng gì là CH3-CH3.


Câu 20:

Công thức nào sau đây là công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: CnH2n + 1COOH (n ≥ 0).

Ví dụ: HCOOH; CH3COOH …


Câu 21:

Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

(1) CH3-CH3+ Cl2(1:1)as

(2) CH2=CH2+ H2Ni,to

(3) CH3-CH2-CH2OH + CuOto

(4) CH3COOH + Na →

Xem đáp án

(1) CH3-CH3+ Cl2(1:1)asCH3-CH2Cl + HCl

(2) CH2=CH2+ H2Ni,toCH3-CH3

(3) CH3-CH2-CH2-OH + CuO toCH3-CH2-CHO + Cu + H2O

(4) CH3COOH + Na → CH3COONa + \(\frac{1}{2}\)H2


Câu 22:

Hãy phân biệt 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch riêng biệt sau bằng phương pháp hóa học: CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH.

Xem đáp án

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

- Dùng quỳ tím cho lần lượt vào từng mẫu thử:

+ Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH.

+ Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím: CH3CHO, C2H5OH (nhóm I)

- Dùng dung dịch AgNO3/NH3để nhận ra các dung dịch ở nhóm I

+ Thấy xuất hiện kết tủa là CH3CHO:

CH3CHO + 2AgNO3+ H2O + 3NH3toCH3COONH4+ 2NH4NO3+ 2Ag

+ Không có hiện tượng gì là C2H5OH.


Câu 23:

Đốt cháy hoàn toàn 1,11 gam một axit cacboxylic X thu được 1,008 lít CO2(đktc) và 0,81 gam H2O. Xác định công thức phân tử của X.

Xem đáp án

Sơ đồ phản ứng: X(C, H, O) + O2toCO2+ H2O.

\({n_{C{O_2}}}\)= 0,045 (mol); \({n_{{H_2}O}}\)= 0,045 (mol).

Nhận xét: \({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}\) X là axit no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2(n ≥ 1).

nX= \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{n} = \frac{{0,045}}{n}\) (mol) MX= \(\frac{{1,11n}}{{0,045}}\) = 14n + 32 n = 3.

Công thức phân tử của X là C3H6O2(C2H5COOH).


Câu 24:

Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,89 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2(đktc). Xác định công thức cấu tạo của Z.

Xem đáp án

Sơ đồ phản ứng: X +AgNO3/NH3Ag + Dung dịch E.

Dung dịch E + HCl CO2.

Trong dung dịch E có (NH4)2CO3Anđehit Y là HCHO.

Gọi công thức của anđehit Z là RCHO.

Sơ đồ phản ứng:

HCHO +AgNO3/NH34Ag + (NH4)2CO3

RCHO +AgNO3/NH32Ag + RCOONH4

(NH4)2CO3+ 2HCl 2NH4Cl + CO2+ H2O

nHCHO= \({n_{{{(N{H_4})}_2}C{O_3}}} = {n_{C{O_2}}}\)= 0,035 (mol).

nAg= 4nHCHO+ 2nRCHO= 0,17 (mol)

4×0,035 + 2nRCHO= 0,17.

nRCHO= 0,015 (mol).

mX= 0,035×30 + 0,015×MZ= 1,89

MZ= 56 = R + 29 R = 27 (CH2=CH-).

Anđehit Z là CH2=CH-CHO.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương