Thứ sáu, 03/01/2025
IMG-LOGO

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 3)

  • 2673 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là
Xem đáp án

Đáp án B

- Kim loại trong muối có tính khử yếu nhất sẽ bị đẩy ra trước trong hỗn hợp chắc chắn có Ag Loại đáp án A và D.

- Loại C do Zn hoạt động mạnh hơn Fe nên Zn phải hết trước.

Hỗn hợp hai kim loại là Cu và Ag

Câu 2:

Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất
Xem đáp án

Đáp án D

Thứ tự tính oxi hóa: Fe2+ < Cu2+ < Ag+ < Au3+.

Au3+ có tính oxi hóa mạnh nhất.


Câu 3:

Đinh sắt trong trường hợp nào sau đây sẽ bị gỉ sét nhiều hơn?
Xem đáp án

Đáp án D

Đinh sắt quấn vài vòng dây đồng để nơi ẩm ướt sẽ bị ăn mòn điện hóa nên gỉ sét nhiều hơn. Trong đó:

Tại anot (-): Fe → Fe2+ + 2e

Tại catot (+): O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hòa tan khí O2. Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O

Câu 4:

Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án D

Ban đầu xảy ra ăn mòn hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Nhỏ thêm dung dịch X là CuSO4 thỏa mãn điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa với hai điện cực là Zn và Cu cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Thanh kẽm bị ăn mòn nhanh hơn.

Câu 5:

Khẳng định nào sau đây không đúng?
Xem đáp án

Đáp án C

A. Đúng. Catot (-): Zn2+ + 2e → Zn.

B. Đúng. 2AgNO3 t° 2Ag + 2NO2 + O2.

C. Không đúng. Vì H2 chỉ khử được kim loại hoạt động trung bình, yếu (kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học).

D. Đúng. Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Câu 6:

Nhận định nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Đáp án A

2NaHCO3 to Na2CO3 + CO2 + H2O

B sai vì Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

C sai vì Li dùng để chế tạo hợp kim siêu nhẹ.

D sai vì NaOH được dùng để nấu xà phòng

Câu 7:

Chất được dùng để làm mềm tất cả các loại nước cứng là
Xem đáp án

Đáp án C

Chất được dùng để làm mềm tất cả các loại nước cứng là Na2CO3 và Na3PO4

Câu 8:

Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại anot (A) xảy ra
Xem đáp án

Đáp án B

Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ):

Tại catot (-): Cu2+  + 2e → Cu

Tại anot (+): 2H2O → O2 + 4H+ + 4e


Câu 9:

Cặp chất không xảy ra phản ứng là
Xem đáp án

Đáp án A

NaNO3 + MgCl2 → không xảy ra phản ứng.

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O.

K2O + H2O → 2KOH.

AgNO3 + KCl → KNO3 + AgCl↓.


Câu 10:

Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án D

Phản ứng hóa học có thể xảy ra theo thứ tự sau:

3Mg + 2FeCl3 3MgCl2 + 2Fe (1) 

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 (2)

Trường hợp 1: Sau phản ứng Mg còn dư. Chỉ có phản ứng (1) khối lượng chất rắn thu được là Fe vào Mg dư.

nFe= nFeCl3= 0,12 mol  mFe = 0,12.56 = 6,72g > 3,36 (loại).

Trường hợp 2: Xảy ra 2 phản ứng (1) và (2) (khi Mg hết FeCl3 còn sẽ tác dụng tiếp với Fe) 

3Mg + 2FeCl3 3MgCl2+ 2Fe 1 a             23 a                    a                  2a    mol

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 (2) 

2a30,06                                (mol)
Đặt nMg = a mol, nFe sau phản ứng (2) = 3,3656 = 0,06 mol

nFeCl3= 0,12  2a3+ 2. (2a30,06) = 0,12 a = 0,12 mol

  m = 0,12.24 = 2,88g.

Câu 11:

Trong các kim loại sau: Na, Be, Li, Mg, Ba, K, Sr, Ca; số kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường là
Xem đáp án

Đáp án C

Na, Li, Ba, K, Sr, Ca tác dụng với nước ở điều kiện thường

Câu 12:

Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
Xem đáp án

Đáp án A

Cặp chất có các ion không phản ứng với nhau sẽ cùng tồn tại trong dung dịch.

B. HCO3 + OH- CO32 + H2O

C. CO32 + 2H+ → CO2 + H2O

D. CO32 + Ca2+ → CaCO3.

Câu 13:

Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là
Xem đáp án

Đáp án D

Phương trình ion thu gọn của phản ứng:

Cl- + Ag+ → AgCl

nCl = 0,01 + 0,02 = 0,03 mol

nAg+=nCl= 0,03 mol

VAgNO3 = 30 ml.


Câu 14:

Để thu được dung dịch NaOH 16% thì cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 200 gam dung dịch NaOH 20%? 

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi khối lượng nước thêm vào a gam.

Khối lượng NaOH trong 200 gam dung dịch là: 200.20% = 40 gam.

Nồng độ NaOH sau khi thêm nước:

C%=40200+a.100%=16%
a = 50 gam

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Đáp án D

A. Sai vì Be không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường.

B. Sai vì CO2 có thể phản ứng với Mg ở nhiệt độ cao, do vậy sẽ làm đám cháy to hơn:

2Mg + CO2 t° C + 2MgO.

C. Ca không thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối vì Ca phản ứng với nước trong dung dịch.

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.

D. Đúng.

Câu 16:

Cho các phát biểu sau:

Trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn, đi từ Be đến Ba thì

(1) bán kính nguyên tử tăng dần

(2) tính kim loại tăng dần.

(3) nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

(4) nhiệt độ sôi giảm dần.

(5) khối lượng riêng thay đổi không theo quy luật.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án B

Trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần đồng thời tính phi kim yếu dần.

Kim loại kiềm thổ không có cùng cấu tạo mạng tinh thể nên tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,...) biến đổi không có quy luật.

Các phát biểu đúng là (1), (2), (5).

Câu 17:

Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Chất tan trong dung dịch thu được là
Xem đáp án

Đáp án D

Phản ứng xảy ra khi hỗn hợp tác dụng với nước:

Na2O + H2O → 2NaOH

Các phản ứng xảy ra tiếp theo:

NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

Vậy sau phản ứng dung dịch còn lại NaCl

Câu 18:

Cho 0,448 lít CO2 hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
Xem đáp án

Đáp án D

nCO2 = 0,02 mol; nOH- = 0,03 mol; nBa2+ = 0,012 mol

Ta có: T =  nOHnCO2=1,5

Vậy dung dịch sau phản ứng chứa CO32 (x mol) và HCO3 (y mol)

Bảo toàn C có: x + y = nCO2 = 0,02 (1)

Bảo toàn số mol điện tích âm có: 2x + y = nOH- = 0,03 (2)

Từ (1) và (2) có x = y = 0,01 (mol)

Lại có:

Ba2+ + CO32 → BaCO3

0,012   0,01          mol

n↓ = nCO32 = 0,01 mol

m = m↓ =  197.0,01 = 1,97 gam

Câu 19:

Nhôm bền trong môi trường nước và không khí là do
Xem đáp án

Đáp án B

Nhôm là kim loại hoạt động mạnh. Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững. Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với oxi trong không khí và nước, kể cả khi đun nóng

Câu 20:

Cho hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 0,18 : 1,02. Cho X tan trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HCl được kết tủa Z. Nung Z ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 3,57g chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch HCl là
Xem đáp án

Đáp án D

nH2 = 0,03

Bảo toàn electron: 3.nAl = 2.nH2

nAl = 0,02  mAl = 0,54g

Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 0,18 : 1,02

mAl2O3 0,540,18.1,02=3,06g

nAl2O3  = 0,03 mol

Bảo toàn nguyên tố Al

nNaAlO2= nAl + 2. nAl2O3 = 0,08 mol

nAl2O3 thu được = 3,57102 = 0,035 mol

nAl(OH)3 = 0,07 mol.

Trường hợp 1: NaAlO2 + HCl + H2O  Al(OH)3 + NaCl

nHCl = nAl(OH)3 = 0,07 mol

CM HCl = 0,070,2 = 0,35M.

Trường hợp 2:

NaAlO2+ HCl + H2O AlOH3+ NaCl0,07     0,07   0,07  mol
NaAlO2          +       4HCl   AlCl3+ NaCl + 2H2O(0,080,07)          0,04  mol

nHCl = 0,07 + 0,04 = 0,11 mol

CM HCl = 0,110,2 = 0,55M.


Câu 21:

Oxi hóa hoàn toàn 8,1 gam nhôm cần vừa đủ V lít khí clo (đktc). Giá trị của V là
Xem đáp án

Đáp án B

2Al + 3Cl2 t° 2AlCl3

nCl2=32nAl=32.8,127=0,45 molVCl2=10,08(l) 

Câu 22:

Cho 3,9 gam kali vào 101,8 gam nước thu được dung dịch KOH có nồng độ là bao nhiêu?
Xem đáp án

Đáp án C

nK=3,939=0,1  mol

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Theo phương trình: nH2=12nK=12.0,1=0,05  mol

mH2=2.0,05=0,1g

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mdung dịch sau phản ứng = mK+mH2OmH2= 105,6 gam

Nồng độ phần trăm của dung dịch KOH là:

C%KOH=0,1.56105,6.100%=5,3%.

Câu 25:

Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào nước dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
Xem đáp án

Đáp án C

nH2=1,34422,4=0,06  mol

Phương trình hóa học:

2M+2H2O2MOH+H2

Theo phương trình:

nM=2nH2=2.0,06=0,12  mol

M=mn=4,680,12=39(g/mol)

Vậy M là kim loại kali (K).

Câu 26:

Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng nhóm IA. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít hiđro (đktc). A, B là
Xem đáp án

Đáp án B

nH2=2,2422,4=0,1  mol

Đặt công thức chung của A và B là M

Phương trình phản ứng:

2M+2H2O2MOH+H2

Theo phương trình: nM=2nH2=2.0,1=0,2  mol

M=6,20,2=31
Vậy hai kim loại là Na và K

Câu 27:

Biết m gam Fe phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án B

nCuSO4=0,2.1=0,2  mol

Phương trình hóa học:

Fe+CuSO4FeSO4+Cu

Theo phương trình: nFe=nCuSO4=0,2  mol

m = mFe = 0,2.56 = 11,2 gam

Câu 28:

Cho m gam hỗn hợp Ba và Al vào nước dư sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,168 lít khí H2 (đktc) và 3,08 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án B

nH2=7,16822,4=0,32  mol

Chất rắn không tan là Al dư

Gọi số mol Ba trong hỗn hợp ban đầu là x mol

Phương trình hóa học:

Ba+2H2OBa(OH)2+H2x                                             x               x
 
Ba(OH)2+2Al+2H2OBa(AlO2)+3H2      x                        2x                                                                                          3x

nH2=4x=0,32x=0,08

Theo phương trình: nAl phản ứng = 2x = 0,16 mol

⇒ mAl phản ứng = 4,32 gam

⇒ m = mBa + mAl phản ứng + mAl dư = 0,08.137 + 4,32 + 3,08 = 18,36 gam

Câu 29:

Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Cho sản phẩm sau phản ứng hoàn toàn tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án C

nFe2O3=1,6160=0,01  mol;nH2=0,67222,4=0,03  mol

Cho sản phẩm sau phản ứng hoàn toàn tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được khí H2 Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm, tính toán theo số mol Fe2O3.

Phương trình hóa học:

2Al+Fe2O3t0Al2O3+2Fe0,020,01                               mol

Ta có: nAl  du=23nH2=23.0,03=0,02  mol

nAl ban đầu = nAl phản ứng + nAl dư = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

m = 0,04.27 = 1,08 gam

Câu 30:

Tính chất không phải của kim loại kiềm là
Xem đáp án

Đáp án D

Kim loại kiềm có độ cứng thấp

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương