Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 6)

  • 2506 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho Ag vào dung dịch CuSO4, Ag không tan do?
Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên tắc của phản ứng là kim loại có tính khử mạnh hơn đẩy kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi muối.

Vì Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không thể khử Cu2+ thành Cu.

Hay Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+ nên không oxi hóa được Ag thành Ag+.

Câu 2:

Cặp oxi hóa - khử của kim loại là
Xem đáp án

Đáp án A

Cặp oxi hóa - khử của kim loại là dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại

Câu 3:

Câu nào đúng trong các câu sau khi nói về ăn mòn điện hóa xảy ra?
Xem đáp án

Đáp án D

Kim loại thường bị oxi hóa thành ion kim loại ở cực âm (anot)

Câu 4:

Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá?
Xem đáp án

Đáp án A

Thép bị gỉ trong không khí ẩm là ăn mòn điện hóa.

Tại anot (-): Fe → Fe2+ + 2e

Tại catot (+): O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hòa tan khí O2. Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O

Câu 5:

Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là
Xem đáp án

Đáp án A

Gọi nNO2 = a mol; nNO = b mol

a = 3b     (1)

Xét toàn bộ quá trình chỉ có Al cho e và HNO3 nhận e

Bảo toàn e: 3nAl = nNO2 + 3nNO

  a + 3b = 3.0,02         (2)

Từ (1) và (2) có a = 0,03; b = 0,01

nNO = b = 0,01

VNO = 0,01.22,4 = 0,224 lít

Câu 6:

Kim loại M có thể điều chế được bằng tất cả các phương pháp như thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân. Kim loại M là kim loại nào trong các kim loại sau
Xem đáp án

Đáp án B

- Kim loại nhôm chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit nhôm

- Mg và Na chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hiđroxit hoặc muối halogenua của chúng

Câu 7:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
Xem đáp án

Đáp án B

Kim loại kiềm là các kim loại thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

Gồm: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr

Câu 8:

Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2
Xem đáp án

Đáp án D

Phương trình phản ứng:

Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O + 2CO2

Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3.

Câu 10:

Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/l và Ba(OH)2 b mol/l. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là
Xem đáp án

Đáp án B

Gọi số mol NaOH và Ba(OH)2 trong 50 ml dung dịch X lần lượt là x và y (mol)

nOH = x + 2y (mol) ; nBa2+ = y (mol)

Phản ứng trung hoà: nH+nOH

x + 2y = 0,1.0,1 = 0,01 mol

Phản ứng với CO2: nCO2 = 8.10-3 mol

nOHnCO2=0,018.103 = 1,25. Hai chất tham gia phản ứng hết, phản ứng tạo 2 muối.

nCO32=nOHnCO2 = 0,01 – 8.10-3 = 2.10-3 mol

nBaCO3= 0,2955197 = 1,5.10-3 mol > nCO32

Toàn bộ Ba2+ đã đi vào kết tủa

nBa2+= nBaCO3=nBa(OH)2= 1,5.10-3 mol

b = 1,5.1030,05= 0,03 (mol/l)

nNaOH = nOH- 2nBa(OH)2= 0,01 - 2.1,5.10-3 = 7.10-3 mol

a = 7.1030,05 = 0,14 (mol/l).

Câu 11:

Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
Xem đáp án

Đáp án C

Phương trình phản ứng

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O

Câu 12:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
Xem đáp án

Đáp án D

Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.

Nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA đều có 2 electron lớp ngoài cùng và có cấu hình electron chung là ns2 (n là số lớp electron)

Câu 13:

Thành phần chính của đá vôi là
Xem đáp án

Đáp án C

Thành phần chính của đá vôi là CaCO3 có tên gọi là canxi cacbonat. CaCO3 là chất rắn ở điều kiện thường, không tan trong nước, có màu trắng

Câu 14:

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là
Xem đáp án

Đáp án B

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1.


Câu 15:

Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhum vải, chất làm trong nưc. Công thức hoá học của phèn chua là
Xem đáp án

Đáp án B

Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O hoặc KAl(SO4)2.12H2O

Câu 16:

Hòa tan hết m gam bột Al trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nếu hòa tan 2m gam bột Al trong dung dịch Ba(OH)2 được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
Xem đáp án

Đáp án D

Đặt số mol Al trong m gam Al bằng x (mol)

Bảo toàn electron cho phản ứng của Al với HCl

3.nAl = 2. nH2(1)

 

3x = 2. nH2(1) 

Bảo toàn electron cho phản ứng của Al với Ba(OH)2

3.2x = 2. nH2(2)

nH2(2)= 2. nH2(1) = 2.0,1 = 0,2 mol

V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.


Câu 17:

Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực trơ, cường độ dòng điện là 5A trong thời gian 25 phút 44 giây thì dừng lại. Khối lượng dung dịch giảm sau điện phân là
Xem đáp án

Đáp án D

Đổi 25 phút 44 giây = 25.60 + 44 = 1544 giây.

Theo hệ quả của công thức Faraday:

ne  trao  doi=ItF=5.154496500=0,08  mol

Quá trình điện phân:

Ở catot (-):

Cu2++ 2e  Cu                  0,080,04  mol

Ở anot (+):

2H2O  O2+ 4H++ 4e                          0,02             0,08 mol
mCu=0,04.64=2,56gmO2=0,02.32=0,64g

Ta có: mdung dịch giảm = mCumO2

mdung dịch giảm = 2,56 + 0,64 = 3,2 gam.

Câu 18:

Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại
Xem đáp án

Đáp án C

Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

M → M+n + ne

Vậy phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 20:

Để làm mềm nước cứng tạm thời, đơn giản nhất nên
Xem đáp án

Đáp án D

Để làm mềm nước cứng tạm thời, đơn giản nhất nên đun nóng, để lắng, lọc cặn

Câu 21:

Cho dãy các chất: AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3, Al. Số chất trong dãy đều tác dụng được với axit HCl, dung dịch NaOH là
Xem đáp án

Đáp án D

Các chất vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với NaOH là NaHCO3, Al(OH)3 và Al

Câu 22:

Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (không có sản phẩm khử khác). Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án D

Bảo toàn electron có:

3.nAl=8.nN2O+3.nNOnAl=8.0,015+3.0,013=0,05(mol)

m = 0,05.27 = 1,35 gam

Câu 23:

Ion Na+ bị khử trong trường hợp nào sau đây?

1) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

2) Dùng khí CO khử Na2O ở nhiệt độ cao.

3) Điện phân NaCl nóng chảy.

4) Cho khí HCl tác dụng với NaOH.

Xem đáp án

Đáp án D

1) 2NaCl + 2H2O dpddcmn 2NaOH + H2 + Cl2

2/ CO không khử được Na2O

3/ 2NaCl dpnc2Na + Cl2

4/ HCl + NaOH → NaCl + H2O

Trong trường hợp 3, Ion Na+ bị khử

Câu 24:

Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:
Xem đáp án

Đáp án A

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O

Câu 25:

Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là
Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: T=nOHnSO2=0,40,2=2 nên sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa, các chất tham gia phản ứng hết.

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

0,2     0,4        0,2                   mol

mmuối= 0,2.126 = 25,2 gam.


Câu 26:

Các quá trình sau:

- Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.    

- Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

- Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.           

- Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.                   

Số quá trình  thu được kết tủa là
Xem đáp án

Đáp án A

- Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.    

AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

- Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Ba2+ + SO42 → BaSO4

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3↓ + OH-AlO2 + 2H2O

- Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.                              

HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl

Al(OH)3↓ + 3HCl dư → AlCl3 + 3H2O

- Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3

Vậy chỉ có trường hợp: Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2 không thu được kết tủa sau phản ứng.


Câu 27:

Cho V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
Xem đáp án

Đáp án C

Khối lượng chất rắn giảm sau phản ứng chính là mO (oxit) bị tách ra khỏi oxit.

Ta có: nCO+nH2=no(oxit  pu)=0,3216=0,02 mol

V = 0,02.22,4 = 0,448 lít

Câu 28:

Cho hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3, BaCO3 có khối lượng 36,8 gam vào cốc chứa dung dịch HCl dư người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). Tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng là
Xem đáp án

Đáp án B

Cứ 1 mol X tham gia phản ứng với HCl thu được muối có khối lượng tăng so với X 11 gam. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

m = 36,8 + 11.0,4 = 41,2 gam

Câu 29:

Cho phương trình: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag. Phát biểu sai về phản ứng trên là ?
Xem đáp án

Đáp án B

Tính oxi hóa của Ag+ mạnh hơn Fe3+.


Câu 30:

Hòa tan hết 2,34 gam kim loại kiềm M vào H2O dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
Xem đáp án

Đáp án B

2M + 2H2O  2MOH + H20,06                                              0,03  mol

MM = 2,340,06= 39, vậy M là K.

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương