Thứ sáu, 03/01/2025
IMG-LOGO

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 19)

  • 2669 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhận xét nào sau đây không đúng?
Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc (Ag).


Câu 2:

Khi tham gia phản ứng hóa học, kim loại đóng vai trò là
Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Khi tham gia phản ứng hóa học, kim loại đóng vai trò là chất nhường electron (hay chất khử).


Câu 3:

Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất là Fe3+.

Media VietJack


Câu 5:

Trong công nghiệp, dãy kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy ?
Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại hoạt động mạnh (từ nhôm trở về trước trong dãy hoạt động hóa học).

Ví dụ: K, Na, Mg, ...

2NaCldpnc2Na+Cl2 

CaCl2dpncCa+Cl2 


Câu 6:

Phương pháp nhiệt luyện để điều chế kim loại là
Xem đáp án

Đáp án đúng: C

Phương pháp nhiệt luyện để điều chế kim loại là dùng chất khử mạnh như CO, H2, C, Al để khử ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.


Câu 7:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
Xem đáp án

Đáp án đúng: D

+ Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn; trong một chu kì, kiềm thổ đứng sau kim loại kiềm. Kim loại kiềm thổ gồm: Beri (Be); Magie (Mg); Canxi (Ca); Stronti ( Sr); Bari (Ba); Rađi (Ra) (Rađi  nguyên tố phóng xạ không bền)

+ Kim loại kiềm thổ là: Mg.


Câu 8:

Cho dãy kim loại sau: K, Al, Mg, Na, Ca, Li. Số kim loại thuộc nhóm IA là
Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Số kim loại thuộc nhóm IA là: K, Na, Li.


Câu 9:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm là
Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm là ns1.


Câu 10:

Thuỷ ngân dễ bay hơi và hơi thủy ngân rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong số các chất sau để khử độc thuỷ ngân?
Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Thủy ngân ở điều kiện nhiệt độ phòng tồn tại ở thể lỏng và rất độc, muốn thu được thủy ngân thì người ta rắc bột lưu huỳnh lên chỗ nhiệt kế bị vỡ để thu hết được lượng thủy ngân rơi ra ngoài.

Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ngay điều kiện thường:

Hg + S → HgS.


Câu 11:

Nước có chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng
Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.


Câu 12:

Kim loại Cu không tan được trong dung dịch nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2


Câu 13:

Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm trong dầu hỏa.


Câu 14:

Để bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Để loại bỏ lớp cặn (CaCO3; MgCO3) trong ấm đun nước lâu ngày người ta có thể dùng giấm ăn.


Câu 15:

Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có hiện tượng kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CaCO3↓ + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2


Câu 16:

Dãy kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện?
Xem đáp án

Đáp án đúng: C  

+ Phương pháp nhiệt luyện để điều chế kim loại là dùng chất khử mạnh như CO, H2, C, Al để khử ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.

+ Phương pháp nhiệt luyện được dùng điều chế các kim loại sau Al trong dãy hoạt động.

Dãy kim loại có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện là: Fe, Cu, Ni.


Câu 17:

Kim loại tan trong dung dịch NaOH là

Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Al tan được trong dung dịch kiềm.     

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2


Câu 18:

Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?
Xem đáp án

Đáp án đúng: B            

K2SO4 và Ca(NO3)2 không phản ứng với HCl.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.


Câu 19:

Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là
Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Ta dùng dãy các chất Ca(OH)2 vừa đủ , Na3PO4; Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước

Ca(OH)2 + M(HCO3)2 → CaCO3↓ + MCO3↓ + 2H2O

3Mg(HCO2)2 + 2Na3PO4 → Mg3(PO4)2↓ + 6NaHCO3
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaHCO3


Câu 20:

Phát biểu nào sau đây sai ?
Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Kim loại Cu không khử được Fe2+ trong dung dịch.


Câu 21:

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình elecron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc
Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2

Cấu hình e của X là1s22s22p63s2

Vậy X thuộc chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IIA (do 2 electron hóa trị, nguyên tố s);


Câu 22:

Chất X được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày. Công thức của X là
Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Chất X được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày công thức của X là NaHCO3


Câu 23:

Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện?
Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Phương trình hoá học thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện là:

Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4.


Câu 24:

Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là

Xem đáp án

Đáp án đúng: C

CO khử được các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa;

Oxit kim loại trong Y thu được là MgO và Al2O3.


Câu 25:

Nhận xét nào sau đây về kim loại kiềm là sai?
Xem đáp án

Đáp án đúng: C

Các kim loại kiềm dẫn điện tốt, có khối lượng riêng nhỏ và độ cứng tương đối thấp.

Câu 26:

Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2


Câu 27:

Quặng nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhôm?
Xem đáp án

Đáp án đúng: A  

Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân là quặng boxit.

Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.


Câu 28:

Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Kim loại Al không phản ứng với HNO3 đặc, nguội.


Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(1) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.

(2) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(4) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

(1) Sai vì các oxit của kim loại kiềm thổ không bị khử bởi CO.

(2) Sai vì Fe không điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(3) Sai vì K không khử ion Ag+ thành Ag.

(4) Đúng vì Mg + 2FeCl3 (dư) → MgCl2 + 2FeCl2


Câu 30:

Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần hai dung dịch A là
Xem đáp án

Đáp án đúng: C

Có nOH- = 2nH2 = 0,06 mol

Số mol H+ cần để trung hòa một phần hai dung dịch A là:

nH+ = 0,062 = 0,03 mol

Vậy V = 0,030,1 = 0,3 (lít) = 300 ml.


Câu 31:

Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là
Xem đáp án

Đáp án đúng: C

Phương trình phản ứng:

M + 2H2M(OH)2 + H

Suy ra = nM = 0,25 mol

Vậy M = 40g (Ca).


Câu 32:

Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là
Xem đáp án

Đáp án đúng: A

 nH2=3,3622,4 = 0,15 (mol)

Cho Ag và Al phản ứng với HCl dư, chỉ có Al tham gia phản ứng

2Al + 6HCl  2AlCl3 +3H20,1                                          0,15 (mol) 

Suy ra mAl = 0,1.27 = 2,7 (g)

Vậy %Al =2,75.100 = 54,0%


Câu 33:

Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác như hình vẽ
Media VietJack

Thí nghiệm đó là

Xem đáp án

Đáp án đúng: C

Hình vẽ mô tả thí nghiệm: Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn.

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Vì bình khí úp ngược nên khí thu được nhẹ hơn không khí (MX < 29)

Vậy X là H2.


Câu 35:

Ngâm lá kẽm trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm
Xem đáp án

Đáp án đúng: C

Zn+CuSO4ZnSO4+Cu0,1      0,1           0,1       0,1   mol 

Độ giảm khối lượng = (65 – 64).0,1 = 0,1 gam.


Câu 36:

Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Ta có: nCO2 =  0,2 mol, nOH- = 1.0,12.2 + 1.0,06.1 = 0,3 mol

 nBa2+ = 0,12.1 = 0,12 mol

Mà  1< nOHnCO2=0,30,2 = 1,5 < 2

Suy ra phản ứng tạo 2 muối

Áp dụng công thức

 nCO32=nOHnCO2 = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol < 0,12 mol

Suy ra nBaCO3 = 0,1 mol

Vậy m = 197.0,1 = 19,7 gam.


Câu 37:

Giả sử cho 7,28 gam bột Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ chất rắn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Có nFe = 7,2856 = 0,13 mol

nAgNO3 = 0,15.2 = 0,3 mol

Fe+2Ag+Fe2++2Ag0,13  0,26     0,13     0,26    mol 

Fe2++Ag+Fe3++Ag0,04   0,04     0,04      0,04   mol 

Dung dịch sau phản ứng gồm

Fe2+ có n = 0,13 - 0,04 = 0,09 mol

Fe3+ = 0,04 mol và NO3- có n = 0,3 mol

Vậy m = mFe2++mFe3++mNO3 = 25,88 g.


Câu 38:

Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Cu trong O2 dư, thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Đặt nHCl = 2x suy ra nH2SO4 = x

Bảo toàn H ta có: nH2O = 2x

Y gồm kim loại (m gam) và O (2x mol)

mY = m + 16.2x = 16,2 (1)

Lại có mmuối = m + 35,5.2x + 96x = 43,2 (2)

Từ (1) và (2) có: m = 9,8 và x = 0,2


Câu 39:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án đúng: D

nFe =2,856 = 0,05 (mol)

nCu = 1,664 = 0,025 (mol

nHNO3 = 0,05 (mol); nHCl = 0,5.0,4 = 0,2 (mol) ΣnH+ = 0,25 (mol)

Phương trình ion rút gọn:Fe + NO3 + 4H+  Fe3+ + NO + 2H2O0,05   0,05        0,2      0,05      0,05              

Vậy sau phản ứng (1) Fe và NO3- đã phản ứng hết

Cu  +  2Fe3+  Cu2+ + 2Fe2+ 0,025   0,05        0,025       0,05   (mol) 

Vậy dung dịch X thu được chứa: Cu2+:0,025Fe2+:0,05H+:0,05Cl:0,2 

Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 có phản ứng

Ag+ + Cl  AgCl             0,2 0,2       (mol) 

3Fe2+   +   4H+  + NO3  3Fe3+ + NO + 2H2O0,0375      0,05                                                              mol 

Suy ra nFe2+ = 0,05 - 0,0375 = 0,0125 (mol)

Fe2+ + Ag+  Fe3+ + Ag0,0125                           0,0125 (mol) 

Vậy khối lượng kết tủa thu được là:

m↓ = mAgCl + mAg = 0,2.143,5 + 0,0125.108 = 30,05 (g)


Câu 40:

Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M (điện cực trơ) với cường độ dòng điện không đổi 2,68A sau thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho 12,6 gam Fe vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 14,5 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của t là
Xem đáp án

Ta có: nAgNO3 = 0,15 mol

Phương trình điện phân:

2AgNO3  + H2O → 2Ag + 2HNO3 + O2

Khi cho Fe vào X thu được hỗn hợp kim loại chứng tỏ trong X có chứa AgNO3 dư;

2AgNO3  + H2O  2Ag + 2HNO3  + 12 O2    x                              x                                        mol  

3Fe+2NO3+8H+3Fe2++2NO+4H2O     (do Fe du)0,375x                x                                                                  mol 

Fe     +    2Ag+       3Fe2+  +    2Ag0,5y         y                                       y      mol 

Giải hệ: x + y = 0,15 

Và 108.y - (0,375x + 0,5y).56 = 14,5 - 12,6 = 1,9

Suy ra x = 0,1 mol

Vậy t = 96500.0,12,68 = 3600 giây = 60 phút = 1 giờ.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương