IMG-LOGO

Đề thi Học kì 2 Hóa học 10 cực hay có đáp án (Đề 14)

  • 6269 lượt thi

  • 29 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dùng hồ tinh bột có thể nhận biết được chất nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Dùng hồ tinh bột có thể nhận biết được chất: I2.

Hiện tượng: Xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.


Câu 2:

Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650 gam bột kẽm và 0,224 gam bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

nZn= = 0,01 mol, nS= = 0,007 mol

Phương trình phản ứng: Zn + S ZnS

Xét: suy ra Zn dư, S phản ứng hết

Vậy mZnS= 0,007.97 = 0,679 gam


Câu 3:

Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Mg, chia làm 2 phần bằng nhau.

Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4loãng, dư thì thu được 4,48 lít khí (đktc).

Phần 2: Cho tác dụng với H2SO4đặc, nóng dư thì sau phản ứng hoàn toàn thu được 5,6 lít khí SO2(ở đktc, sản phẩm khử duy nhất).

Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi số mol Fe và Mg ở mỗi phần lần lượt là x và y (mol)

Phần 1: Bảo toàn electron có:

2x + 2y = 2nkhí= 0,4 (1)

Phần 2: Bảo toàn electron có:

3x + 2y = 2nkhí= 0,5 (2)

Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được: x = y = 0,1 mol

Vậy m = mphần 1 + mphần 2= 2.(0,1.56 + 0,1.24) = 16 gam.


Câu 4:

Dãy axit nào sau đây được xếp theo đúng thứ tự axit giảm dần?
Xem đáp án

Đáp án đúng là:B

Dãy axit được xếp theo đúng thứ tự axit giảm dần là: HI, HBr, HCl, HF.


Câu 5:

Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
Xem đáp án

Đáp án đúng là:A

Chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là: SO2.

Vì trong SO2, lưu huỳnh có số oxi hóa là +4, đây là số oxi hóa trung gian của lưu huỳnh.


Câu 6:

Để oxi hóa hoàn toàn 8,1 gam một kim loại cần 5,04 lít khí O2(đktc). Tên kim loại đó là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi kim loại cần tìm là M, hóa trị a

Phương trình phản ứng: 4M + nO2→ 2M2On

Số mol O2là: = 0,225 mol

MM== 9n

+ n = 1 suy ra M = 9 (Loại)

+ n = 2 suy ra M = 18 (Loại)

+ n = 3 suy ra M = 27 (Nhận)

Suy ra MM= 27 suy ra m là nhôm (Al).


Câu 7:

Trong điều kiện thường, dung dịch H2S tiếp xúc với oxi không khí, dung dịch chuyển dần sang màu gì ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong điều kiện thường, dung dịch H2S tiếp xúc với oxi không khí, dung dịch chuyển dần sang màu vàng.

2H2S + O2 (không khí)→ S (↓ vàng) + 2H2O


Câu 8:

Cho 8,7g MnO2tác dụng với dung dịch HCl đặc, nóng, dư thu được V lít khí Cl2(đktc). Giá trị của V là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Số mol MnO2là: = 0,1 mol

Phương trình phản ứng:

Vậy thể tích khí Cl2(đktc) thu được là:

V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.


Câu 9:

Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,6M cần dùng là bao nhiêu?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Số mol NaOH là: nNaOH= 1,5.0,2 = 0,3 mol

Phương trình phản ứng:

Theo phương trình phản ứng: nHCl= 0,3 mol

Vậy thể tích dung dịch HCl 0,6M cần dùng là:

VHCl= = 0,5 lít


Câu 10:

Chất nào sau đây được dùng để điều chế khí Cl2trong phòng thí nghiệm khi cho chúng tác dụng với axit HCl ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là:C

Trong phòng thí nghiệm, Cl2được điều chế bằng cách cho HCl tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như: KMnO4; MnO2...

2KMnO4+ 16HCl → 2KCl + 2MnCl2+ 5Cl2+ 8H2O

MnO2+ 4HCl MnCl2+ Cl2 + 2H2O


Câu 11:

Một chất để làm sạch nước, dùng để chữa sâu răng và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Một chất để làm sạch nước, dùng để chữa sâu răng và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là ozon.


Câu 12:

Để hòa tan hết hỗn hợp Zn và ZnO phải dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19 g/ml) thu được 6,72 lít khí H2(ở đktc) . Thành phần % về khối lượng hỗn hợp Zn và ZnO ban đầu lần lượt là
Xem đáp án

Đáp án đúng là:C

Ta có: mdd= D.V = 1,19.100,8 = 119,952 gam

Suy ra mHCl= = 43,78 gam ⇒ nHCl= 1,2 mol

Số mol H2= 0,3 mol

Phương trình phản ứng:

Theo phương trình hóa học có:

nZn = 0,3 mol ⇒ mZn = 19,5 gam

nZnO= 0,3 mol ⇒ mZnO= 24,3 gam

Vậy %mZn== 44,5%

%mZnO= 100% - 44,5% = 55,5%


Câu 13:

Khi mở một lọ đựng dung dịch axit HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra. Khói đó là do nguyên nhân nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi mở một lọ đựng dung dịch axit HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra. Khói đó là do nguyên nhânHCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit HCl.


Câu 14:

Cho phản ứng: SO2+ Br2+ 2H2O → H2SO4+ 2X, X là chất nào sau đây:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

SO2+ Br2+ 2H2O → H2SO4+ 2HBr.


Câu 15:

Để phân biệt 5 dung dịch NaCl, NaBr, NaI, NaOH, HCl đựng trong 5 lọ mất nhãn, có thể dùng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là:A

- Trích mẫu thử

- Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

+ Qùy tím chuyển sang đỏ là HCl

+ Qùy tím chuyển sang xanh là NaOH

+ Không đổi màu là NaCl, NaBr, NaI

- Cho dung dịch AgNO3vào các mẫu thử:

+ Xuất hiện kết tủa trắng (AgCl) là NaCl

NaCl + AgNO3→ AgCl↓ + NaNO3

+ Xuất hiện kết tủa vàng nhạt (AgBr) là NaBr

NaBr + AgNO3→ AgBr↓ + NaNO3

+ Xuất hiện kết tủa vàng đậm (AgI) là NaI

NaI + AgNO3→ AgI↓ + NaNO3


Câu 16:

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl có tính khử?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B.

2KMnO4+ 16HCl 2MnCl2+ 2KCl + 5Cl2+ 8H2O

Trong phản ứng này, số oxi hóa của Cl(HCl) tăng từ -1 lên 0, vậy HCl thể hiện tính khử.


Câu 17:

Trộn lẫn 150 ml dung dịch HCl 3,0M với 350 ml dung dịch HCl 1,0M. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl sau khi trộn?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: nHClsau trộn= 3.0,15 + 1.0,35 = 0,8 mol

Vdd= 0,15 + 0,35 = 0,5 lít

Vậy nồng độ mol của dung dịch HCl sau khi trộn là:

CM= = 1,6M


Câu 18:

Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4đặc, nguội là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4đặc, nguội là Mg, Cu, Ba, Zn.

Mg + 2H2SO4 → MgSO4+ SO2+ 2H2O

Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2+ 2H2O

Ba + 2H2SO4 → BaSO4+ SO2+ 2H2O

Zn + 2H2SO4 → ZnSO4+ SO2+ 2H2O

Loại A, B, D do Al, Fe không phản ứng với H2SO4đặc, nguội.


Câu 19:

Trong hợp chất flo có thể có số oxi hóa
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong hợp chất flo chỉ có số oxi hóa -1.


Câu 20:

Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch KI và dung dịch KF?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dùng AgNO3:

KF + AgNO3→ không phản ứng.

KI + AgNO3→ KNO3+ AgI (↓ vàng)


Câu 21:

Dãy chất rắn tan được trong đung dịch H2SO4loãng tạo ra khí là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là:C

FeS + H2SO4loãng → FeSO4+ H2S↑

FeCO3+ H2SO4loãng → FeSO4+ CO2↑ + H2O

CaSO3+ H2SO4loãng → CaSO4+ SO2↑ + H2O


Câu 22:

Hiện tượng khi cho CaCO3tác dụng với dd HCl là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hiện tượng khi cho CaCO3tác dụng với dd HCl là: Có khí không màu thoát ra.

CaCO3+ 2HCl → CaCl2+ CO2↑ + H2O


Câu 23:

Cho sơ đồ phản ứng: Fe + H2SO4→ Fe2(SO4)3+ SO2+ H2O. Tỉ số giữa số phân tử H2SO4bị khử và số phân tử H2SO4phản ứng trong phương trình phản ứng trên là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

2Fe + 6H2SO4→ Fe2(SO4)3+ 3SO2+ 6H2O

Tỉ số giữa số phân tử H2SO4bị khử và số phân tử H2SO4phản ứng trong phương trình phản ứng trên là: 3 : 6 = 1 : 2.


Câu 24:

Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg, Al và Fe bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 8,96 lit khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: = 0,4 mol ⇒ nHCl= 2.0,4 = 0,8 mol ⇒= 0,8 mol

Ta có: mmuối= mKL+ (trong muối) = 20 + 0,8.35,5 = 48,4 gam.


Câu 25:

Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl, khí bay ra là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl, khí bay ra là: H2S.

FeS + 2HCl → FeCl2+ H2S↑


Câu 26:

Cho phản ứng: Cl2+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Clo có vai trò là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong phản ứng: Cl2+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Số oxi hóa của Clo vừa tăng từ 0 lên +1; vừa giảm từ 0 xuống -1 nên Cl2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.


Câu 27:

Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2vào dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 10,4 gam muối. Thể tích NaOH cần dùng là bao nhiêu?
Xem đáp án

Đáp án đúng là:B

Số mol SO2là: = 0,1 mol

Giả sử phản ứng tạo 1 muối NaHSO3

Bảo toàn nguyên tố S:

= 0,1 ⇒ mmuối= 10,4 gam = 10,4 gam

Chứng tỏ phản ứng tạo muối NaHSO

Thể tích NaOH cần dùng là

VNaOH= = 0,1 lít = 100 ml


Câu 28:

Chất nào sau đây thường được dùng để diệt khuẩn và tẩy màu?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chất thường được dùng để diệt khuẩn và tẩy màu là: Cl2.


Câu 29:

Tính axit của các chất sau sắp xếp theo chiều giảm dần:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tính axit của các chất sau sắp xếp theo chiều giảm dần: H2SO4>H2SO3>H2S.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương