Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 11 có đáp án (Đề 2)

  • 5509 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dung dịch HNO3 0,01M có giá trị pH là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

- HNO3 là chất điện li mạnh, điện li hoàn toàn thành ion nên từ nồng độ của dung dịch HNO3 xác định được nồng độ của H+.

- Công thức tính pH: pH = -log[H+]

Giải chi tiết:

HNO3 là chất điện li mạnh, điện li hoàn toàn thành ion: HNO3H++NO3

[H+]=CM  HNO3=0,01M

pH=log[H+]=log(0,01)=2


Câu 2:

Sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Viết PTHH của phản ứng nhiệt phân NH4HCO3 từ đó xác định các sản phẩm thu được.

Giải chi tiết:

PTHH: NH4HCO3toNH3+H2O+CO2

Vậy sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3 là NH3, H2O, CO2.


Câu 3:

Dãy gồm các ion không tồn tại được trong một dung dịch là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

- Các ion cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là các ion không phản ứng với nhau.

- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion:

Các ion phản ứng với nhau khi tạo ít nhất 1 trong 3 loại chất sau:

+ Kết tủa

+ Khí

+ Chất điện li yếu

Giải chi tiết:

Dãy Na+, NH4+, OH-, HCO3- (phương án D) không cùng tồn tại được trong cùng dung dịch vì có các phản ứng:

NH4++OHNH3+H2O

HCO3+OHCO32+H2O


Câu 4:

Thể tích dung dịch HNO3 1M vừa đủ để trung hòa hết 200 ml NaOH 1M là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Tính theo PTHH: HNO3+NaOHNaNO3+H2O

Giải chi tiết:

nNaOH=0,2.1=0,2(mol)

PTHH: HNO3+NaOHNaNO3+H2O

Theo PTHH: nHNO3=nNaOH=0,2(mol)

VddHNO3=nHNO3CMHNO3=0,21=0,2(l)=200(ml)


Câu 5:

Trộn 100 ml dung dịch H3PO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Thành phần của dung dịch X là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Dạng bài H3PO4 + OH-:

H3PO4 + OH- → H2PO4- + H2O

H3PO4 + 2OH- → HPO42- + 2H2O

H3PO4 + 3OH- → PO43- + 3H2O

Trộn 100 ml dung dịch H3PO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Thành (ảnh 1)

Giải thích trục số:

Đặt nOHnH3PO4=(*)

+ Nếu (*) < 1 => H3PO4 dư và H2PO4-

+ Nếu (*) = 1 => H2PO4-

+ Nếu 1 < (*) < 2 => H2PO4- và HPO42-

+ Nếu (*) = 2 => HPO42-

+ Nếu 2 < (*) < 3 => HPO42- và PO43-

+ Nếu (*) = 3 => PO43-

+ Nếu (*) > 3 => PO43- và OH

Giải chi tiết:

nH3PO4=0,1(mol);nNaOH=0,1(mol)

Ta thấy: nNaOHnH3PO4=0,10,1=1  → Phản ứng chỉ tạo muối NaH2PO4.


Câu 6:

Dẫn khí CO qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 25,6 gam chất rắn. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

- Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng O bị lấy đi → mO phản ứng

- Phản ứng khử oxit bằng CO viết gọn là: CO + O → CO2

→ nCO phản ứng = nO phản ứng

Giải chi tiết:

Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng O bị lấy đi → mO(pu)=3225,6=6,4(g)

Phản ứng khử oxit bằng CO viết gọn là: CO + O → CO2

nCO(pu)=nO(pu)=6,416=0,4(mol)VCO=0,4.22,4=8,96(l)


Câu 7:

Phương trình hóa học CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl có phương trình ion rút gọn là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Cách chuyển đổi các phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn:

+ Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion, các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử thu được phương trình ion đầy đủ.

+ Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn.

Giải chi tiết:

Phương trình phân tử: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

Phương trình ion đầy đủ: Cu2+ + 2Cl- + 2Na+ + 2OH- → Cu(OH)2 ↓ + 2Na+ + 2Cl-

Phương trình ion rút gọn: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2


Câu 8:

Cho 100 ml NaOH 2M phản ứng hết với dung dịch NH4Cl dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là 
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Tính theo PTHH: NaOH+NH4ClNaCl+NH3+H2O

Giải chi tiết:

nNaOH=0,1.2=0,2(mol)

PTHH: NaOH+NH4ClNaCl+NH3+H2O

Theo PTHH: nNH3=nNaOH=0,2(mol)VNH3=0,2.22,4=4,48(l)


Câu 9:

Dẫn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, khối lượng kết tủa thu được là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Khi cho CO2 tác dụng với Ca(OH)2 dư thì có phản ứng: CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2O

Từ số mol của CO2 suy ra số mol của CaCO3.

Giải chi tiết:

nCO2=1,1222,4=0,05(mol)

Khi cho CO2 tác dụng với Ca(OH)2 dư thì có phản ứng: CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2O

Theo PTHH: nCaCO3=nCO2=0,05(mol)

mCaCO3=0,05.100=5(g)


Câu 10:

Trong các kim loại Mg, Al, Cu, Fe. Số kim loại bị oxi hóa bởi HNO3 đặc nguội là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

HS ghi nhớ một số kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc nguội: Al, Fe, Cr.

Giải chi tiết:

Al, Fe bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc nguội nên không bị oxi hóa

→ Trong dãy kim loại Mg, Al, Cu, Fe chỉ có Mg, Cu bị oxi hóa bởi HNO3 đặc nguội.

→ 2 kim loại


Câu 11:

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Lý thuyết chương Cacbon - Silic và Nitơ - Photpho.

Giải chi tiết:

A đúng

B đúng

C sai vì P khá hoạt động về mặt hóa học nên trong tự nhiên, ta không gặp photpho ở trạng thái tự do.

D đúng


Câu 12:

Chất nào dưới đây là chất điện li mạnh?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Chất điện li mạnh gồm có axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối.

Giải chi tiết:

Chất điện li mạnh gồm có axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối.

HCl là một axit mạnh, khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành ion nên là chất điện li mạnh.


Câu 13:

Cho các axit: (1) HNO3, (2) H3PO4, (3) H2CO3, (4) H2SiO3. Dãy các axit được sắp xếp theo chiều tính axit giảm dần là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tính axit: (1) HNO3 > (2) H3PO4 > (3) H2CO3 > (4) H2SiO3


Câu 14:

Trộn V ml dung dịch NaOH 0,01M với 100 ml hỗn hợp dung dịch HCl 0,01M và H2SO4 0,01M thu được dung dịch X có pH = 2. Giá trị của V là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

- Tính số mol H+ và OH-.

- Từ pH dung dịch sau phản ứng đánh giá ion hết, ion còn dư.

- Tính toán theo PT ion rút gọn.

Giải chi tiết:

Giả sử V có đơn vị là lít.

nOH=nNaOH=0,01V(mol)

nH+=nHCl+2nH2SO4=0,1.0,01+2.0,1.0,01=0,003(mol)

Ta thấy dung dịch sau pư có pH = 2 < 7 nên H+ dư, OH- phản ứng hết

PT ion:         H+        +        OH- → H2O

Ban đầu:    0,003               0,01V

Phản ứng:  0,01V ←         0,01V

Sau:           0,003-0,01V       0

Ta có: [H+]=nH+Vddsau=10pH0,0030,01VV+0,1=102V=0,1(l)=100(ml)


Câu 15:

Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm, công thức hóa học của nước đá khô là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về hợp chất của cacbon.

Giải chi tiết:

Nước đá khô là CO2 ở dạng rắn.


Câu 16:

Thuốc thử để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat là dung dịch
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về muối photphat.

Giải chi tiết:

Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat ta có thể dùng muối AgNO3. Hiện tượng là tạo kết tủa vàng.

Ag++PO43Ag3PO4


Câu 17:

Công thức hóa học của muối amoni clorua là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Muối amoni là muối của NH4+ liên kết với gốc axit.

Giải chi tiết:

Công thức hóa học của muối amoni clorua là NH4Cl.


Câu 18:

Chọn câu trả lời đúng. Trong các phản ứng oxi hóa - khử, nitơ
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào số oxi hóa của nguyên tử N trong phân tử N2 để đánh giá tính chất oxi hóa - khử của N2 trong các phản ứng hóa học.

+ Nếu số oxi hóa có thể tăng → Thể hiện tính khử

+ Nếu số oxi hóa có thể giảm → Thể hiện tính oxi hóa

Giải chi tiết:

Nguyên tử N trong phân tử N2 có số oxi hóa 0 là số oxi hóa trung gian nên vừa có thể tăng lên +1, +3, +5, +7 và giảm xuống -3.

Do đó trong các phản ứng hóa học thì N2 thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa.


Câu 19:

Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào không đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phản ứng không đúng là: Fe + 2HNO3 loãng → Fe(NO3)2 + 2H2.

Giải thích: Do HNO3 loãng có tính oxi hóa mạnh nên sẽ oxi hóa Fe lên mức oxi hóa cao nhất, tạo Fe(NO3)3 và sản phẩm khử của N.


Câu 20:

Để phân biệt các muối NH4Cl, NaNO3, (NH4)2SO4 ta có thể dùng hóa chất sau
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Để nhận biết các chất ta chọn thuốc thử sao cho hiện tượng khác nhau giữa các chất.

Giải chi tiết:

Để nhận biết các hóa chất trên ta có thể sử dụng Ba(OH)2:

+ Xuất hiện khí mùi khai và kết tủa trắng → (NH4)2SO4

               (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ trắng + 2NH3 ↑ mùi khai + 2H2O

+ Xuất hiện khí mùi khai → NH4Cl

               2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + NH3 ↑ mùi khai + H2O

+ Không hiện tượng → NaNO3


Câu 21:

Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa sau:

C → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → NaCl

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Lý thuyết tổng hợp chương Cacbon - Silic.

Giải chi tiết:

(1) C+O2dutoCO2

(2) CO2du+NaOHNaHCO3

(3) NaHCO3+NaOHNa2CO3+H2O

(4) Na2CO3+BaCl2BaCO3+2NaCl


Câu 22:

Hòa tan hoàn toàn 37,8 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X (gồm N2O và N2) (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 18. Tính m.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Tính được số mol Al.

- Đặt ẩn số mol mỗi khí, lập hệ phương trình về số mol và khối lượng của khí. Giải tìm được số mol mỗi khí.

- Ta so sánh số mol e do Al nhường và số mol e do khí nhận để kết luận về sự tạo muối NH4NO3.

- Áp dụng bảo toàn electron để tính số mol NH4NO3.

- Xác định thành phần của muối trong dung dịch sau phản ứng.

Giải chi tiết:

nAl=37,827=1,4(mol);MX=18.2=36;nX=8,9622,4=0,4(mol)

Đặt số mol của N2O và N2 lần lượt là a và b.

Ta có hệ phương trình: nX=a+b=0,4mX=44a+28b=0,4.36a=0,2b=0,2

Ta có:

Al0Al+3+3e              2 N+5+8e2 N+1(N2O)2 N+5+10e2 N0(N2)

Số mol electron do Al nhường =3nAl=1,4.3=4,2(mol)

Số mol electron do khí nhận =8nN2O+10nN2=8.0,2+10.0,2=3,6(mol)

Ta thấy: 4,2 mol > 3,6 mol

→ Phản ứng tạo NH4NO3

Vậy các quá trình oxi hóa - khử là:

Al0Al+3+3e              2 N+5+8e2 N+1(N2O)2 N+5+10e2 N0(N2)
                                   N+5+8e N3(NH4NO3)

Áp dụng bảo toàn e: 3nAl=8nN2O+10nN2+8nNH4NO3

3.1,4=8.0,2+10.0,2+8nNH4NO3nNH4NO3=0,075

Vậy dung dịch muối chứa: nAl(NO3)3=nAl=1,4(mol);nNH4NO3=0,075(mol)

Khối lượng muối là: m=1,4.213+0,075.80=304,2(g)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương