Đề kiểm tra Hóa 11 học kì 2 có đáp án (đề 7)
-
7191 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ứng với công thức C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo anken?
Chọn A
CH2=CH-CH2-CH2-CH3 : pent-1-en
CH3-CH=CH-CH2-CH3 : pent-2-en
CH2=C(CH3)-CH2-CH3 : 2-metyl but-1-en
CH3-C(CH3)=CH-CH3 : 3-metyl but- 2-en
CH3-C(CH3)-CH=CH3 : 3-metyl but- 1-en
Câu 5:
Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với hiđro dư ở nhiệt độ cao, có niken làm xúc tác thu được:
Chọn C
Câu 7:
Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch thuốc tím trong mọi điều kiện?
Chọn C
Câu 8:
Hidrocacbon thơm X có phần trăm khối lượng cacbon xấp xỉ 92,3%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức phân tử của X là:
Chọn A
Thử các đáp án vào công thức tính phần trăm C, thấy X là C8H8
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đkc) hidrocacbon Y thu được 17,92 lít CO2 (đkc). Y tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của Y là:
Chọn D
nCO2 = 0,8 mol, nY = 0,2 mol nên Y có 4C. Mà Y tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 nên Y là CH3-CH2-C≡CH.
Câu 10:
Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là :
Chọn D
Khi đốt cháy ankan ta có
Vậy
Câu 11:
Cho 8960 ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. CTCT của X là :
Chọn D
Phương trình phản ứng :
CnH2n + Br2 CnH2nBr2 (1)
Theo giả thiết ta có :
Vì X có đồng phân hình học nên X là : CH3CH=CHCH3.
Câu 12:
Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là :
Chọn D
Vì = 4.4 = 16 nên suy ra sau phản ứng H2 còn dư, CnH2n đã phản ứng hết.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mX = mY nX. = nY.
Chọn nX = 1,2 mol và nY =1 mol Þ
Þ Ban đầu trong X có 0,2 mol CnH2n và 1 mol H2
Ta có : Công thức phân tử olefin là C5H10.
Câu 16:
Nhận xét nào sau đây sai về phenol?
Chọn D
Dung dịch phenel có tính axit rất yếu nên không làm quỳ tím hóa đỏ
Câu 17:
Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).
Chọn A
Đặt CTPT của hợp chất X là (C3H2Br)n suy ra (12.3+2+80).n = 236 n = 2. Do đó công thức phân tử của X là C6H4Br2.
Vì hợp chất X là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe) nên theo quy tắc thế trên vòng benzen ta thấy X có thể là o- đibrombenzen hoặc p-đibrombenzen.Câu 18:
Cho hỗn hợp m gam gồm etanol và phenol tác dụng với natri dư thu được 6,72 lít H2 (đkc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch Br2 vừa đủ thu được 39,72gam kết tủa trắng. Giá trị của m là:
Chọn C
Phản ứng của phenol với dung dịch nước brom tạo kết tủa trắng C6H3OBr3
n kết tủa = 0,12 mol = n phenol
n H2= 0,3 nên nphenol + netanol = 2. nH2
netanol = 0,48 mol
m = 0,12.9 + 0,48.46 = 33,36 gam
Câu 19:
Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 140ºC, thu được 13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol trong X là
Chọn D
Ta có:Câu 20:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Tên của X là
Chọn B
Ta có:
Câu 22:
Hợp chất X có công thức phân tử C4H8O. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra bạc kết tủa. Khi X tác dụng với hidro tạo thành Y. Đun Y với H2SO4 đặc sinh ra anken mạch không nhánh. Tên của X là:
Chọn D
- X có phản ứng tráng bạc nên X thuộc anđehit
- Y tạo anken không phân nhánh nên X không phân nhánh, Vậy X là butanal
Câu 23:
X có công thức phân tử là C3H6O2, có khả năng phản ứng với Na và tham gia được phản ứng tráng gương. Hidro hóa X thu được Y, Y có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam đặc trưng. Công thức cấu tạo của X là:
Chọn C
- X có phản ứng với Na nên có nhóm OH
- X tráng gương nên có nhóm CHO
- Y hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam đặc trưng nên Y có hai nhóm OH kề nhau. Vậy X là CH3CHOHCHO
Câu 25:
C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit cacboxylic?
Chọn B
CH3-CH2-CH2-COOH và (CH3)2CHCOOH
Câu 26:
Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
Chọn C
Axit cacboxylic là chất có nhiệt độ sôi cao nhất.
Câu 27:
Để trung hòa 300gam dung dịch 7,4% của một axit no, mạch hở, đơn chức X cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1,5M. Công thức phân tử của X là:
Chọn B
maxit = 300. 7,4% = 22,2 gam
nNaOH = 0,3 mol = naxit
Maxit = 22,2 : 0,3 = 74 nên X là C3H6O2
Câu 28:
CĐun nóng 12 gam axit axetic với 12 gam ancol etylic trong môi trường axit, hiệu suất phản ứng 75%. Khối lượng este thu được là:
Chọn C
naxit axetic = 0,2 mol < nancol etylic =12/46 mol
Nên sản phẩm phản ứng tính theo axit axetic
nCH3COOC2H5 = 0,2. 75% = 0,15 mol
mCH3COOC2H5 = 13,2 gam
Câu 30:
Cho các chất sau lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một (điều kiện có đủ): Na, NaOH,C2H5OH, CH2=CHCOOH, C6H5OH. Hỏi có tối đa bao nhiêu phản ứng xảy ra?
Chọn A
Na tác dụng với C2H5OH, CH2=CHCOOH, C6H5OH
NaOH tác dụng với CH2=CHCOOH, C6H5OH
C2H5OH tác dụng với CH2=CHCOOH