Đề thi Hóa 12 giữa kì 1 có đáp án (Đề 8)
-
6633 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất nào dưới đây là monosaccarit?
Đáp án A
Fructozơ là monosaccarit.
Loại B và D vì tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit.
Câu 2:
Trong phân tử của các cacbohiđrat luôn có
Đáp án D
Trong phân tử của các cacbohidrat luôn có nhóm chức ancol.
Câu 3:
Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì … có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là
Đáp án C
Công thức phân tử của tinh bột là (C6H10O5)n.
Câu 4:
Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua…rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là
Đáp án B
Công thức phân tử của fructozơ là C6H12O6.
Câu 5:
Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5có 3 nhóm OH, nên có thể viết là
Đáp án B
Công thức xenlulozơ có thể viết là [C6H7O2(OH)3]n.
Câu 6:
Hai chất đồng phân của nhau là
Đáp án D
Hai chất đồng phân của nhau là fructozơ và glucozơ.
Câu 7:
Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là
Đáp án C
Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là được tạo nên từ nhiều gốc glucozơ.
Câu 8:
Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
Đáp án C
Xét một mắt xích tinh bột. Ta có:
-C6H10O5- + H2O → C6H12O6
Số mol glucozơ thu được là:
Câu 9:
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 297 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
Đáp án B
Xét 1 mắt xích xenlulozơ ta có:
C6H7O2(OH)3+ 3HNO3C6H7O2(ONO2)3+ 3H2O
⇒
Câu 10:
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với
Đáp án D
Để khử mùi tanh của cá ta có thể rửa cá với giấm.
Mùi tanh của cá gây ra bởi 1 số amin. Khi rửa cá với giấm, các amin này phản ứng với giấm tạo thành muối tan, dễ bị rửa trôi.
Câu 11:
Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
Đáp án D
A sai, anilin + HCl tạo thành muối có khả năng tan trong nước.
B sai vì metylamin có lực bazơ yếu hơn etylamin.
C sai vì để lâu trong không khí, anilin bị chuyển thành màu đen vì bị oxi hóa.
Câu 12:
Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
Đáp án C
CH3CH(NH2)CH3là amin bậc I.
CH3CH2OH là ancol bậc I.
Câu 13:
Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc 1 có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H9N?
Đáp án B
Có 4 amin thỏa mãn là: C6H5CH3NH2; o, m, p – CH3C6H4NH2.
Câu 14:
Để trung hòa 25 gam dung dịch của amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
Đáp án B
Câu 15:
Câu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
B sai, H2NCH2COOH là amino axit đơn giản nhất.
Câu 16:
Cho sơ đồ sau :
X (C4H9O2N)X1X2X3H2N-CH2COOK
Vậy X2là
Dáp án A
X : H2NCH2COOC2H5
X1 : H2NCH2COONa
X2 : ClH3NCH2COOH
X3 : ClH3NCH2COOCH3
Câu 17:
Cho 30 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
Đáp án D
Bảo toàn khối lượng ta có : mamin+ mHCl= mmuối
→ mHCl= 47,52 – 30 = 17,52 gam
→ nHCl= 0,48 mol → VHCl= 320 ml
Câu 18:
Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 0,05 mol N2, 0,3 mol CO2và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của X là
Đáp án C
Amin đơn chức
Số C =
Số H =
→ X là C3H7N.
Câu 20:
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(2) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân.
(3) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(5) Khi đun nóng glucozơ hoặc fructozơ với dung dịch AgNO3trong NH3thu được Ag .
(6) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2(xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
Các phát biểu đúng là: (1), (3), (5), (6)
Câu 21:
Nhận biết các dung dịch rượu etylic, glyxerol, glucozơ, axit axetic và viết phương trình phản ứng.
Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
- Bước 1: Cho quì tím vào từng mẫu, quì đỏ là CH3COOH.
Quì không đổi màu: rượu etylic, glyxerol, glucozơ
- Bước 2: Cho từng mẫu thử vào Cu(OH)2/ NaOH.
+ Không có hiện tượng gì: C2H5OH
+ Chất rắn màu xanh nhạt tan tạo dung dịch xanh thẫm → glyxerol, glucozơ.
2C3H8O3+ Cu(OH)2→ (C3H7O3)2Cu + 2H2O
2C6H12O6+ Cu(OH)2→ (C6H11O6)2Cu + 2H2O
- Đun nóng hai dung dịch xanh lam ở trên
Có kết tủa đỏ gạch → glucozơ
C6H12O6+ 2Cu(OH)2+ NaOH C6H11O7Na + Cu2O + 3H2O
Không hiện tượng → glyxerol
Câu 22:
Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 4,38 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 1,6%.
a. Viết phương trình phản ứng
b. Xác định công thức phân tử của X.
Gọi CT của amino axit là R(NH2)x(COOH)y
a. R(NH2)x(COOH)y+ xHCl → R(NH3Cl)x(COOH)y
R(NH2)x(COOH)y+ yNaOH → R(NH2)x(COONa)y+ yH2O
b. nHCl = 0,04 mol
n NaOH= 0,02 mol
Cho X tác dụng với HCl
R(NH2)x(COOH)y+ xHCl → R(NH3Cl)x(COOH)y
0,02 mol 0,04 mol 0,02 mol
4,38 gam
Vậy x = 2
Mmuối= R + 52,5.2 + 45y = 219
R + 45y = 114
Cho X tác dụng với NaOH
R(NH2)2(COOH)y+ yNaOH → R(NH2)2(COONa)y+ yH2O
0,02 mol 0,02 mol
Vậy y = 1
R + 45y = 131 nên R = 69. Vậy R là gốc -C5H9-
X: C5H9(NH2)2(COOH) hay C6H14O2N