Đề thi Hóa 12 giữa kì 1 có đáp án (Đề 13)
-
6642 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Số este có công thức phân tử C3H6O2là
Đáp án C
Ứng với công thức phân tử C3H6O2có 2 este:
HCOOC2H5: etyl fomat
CH3COOCH3: metyl axetat
Câu 2:
Cho các chất: HCOOCH3, CH3COOH, CH3COOCH=CH2, CH3CH2CHO, (COOCH3)2. Số chất trong dãy thuộc loại este là
Đáp án C
Những chất thuộc loại este: HCOOCH3, CH3COOCH=CH2, (COOCH3)2
Câu 3:
Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là:
Đáp án A
Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là H2NCH2COOH (do chất này có hai nhóm chức – NH2và – COOH có khả năng phản ứng).
Câu 4:
Chất nào dưới đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
Đáp án B
Chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là HCOOCH3do trong phân tử có nhóm – CHO.
Câu 5:
Có thể gọi tên chất béo (C17H33COO)3C3H5là:
Đáp án A
(C17H33COO)3C3H5có thể gọi là triolein.
Câu 6:
Đun nóng este HCOOC2H5với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
Đáp án C
HCOOC2H5+ NaOH HCOONa + C2H5OH
Câu 7:
Khi thủy phân chất béo X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và 3 muối natri. Số đồng phân của X là
Đáp án B
Chất béo + NaOH → C3H5(OH)3+ 3 muối natri
⇒ Chất béo chứa 3 gốc axit của 3 loại axit béo.
Vậy có 3 đồng phân:
; ;
Với R1; R2; R3là các gốc axit béo.
Câu 8:
Este nào sau đây có mùi thơm của chuối chín?
Đáp án A
Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
Câu 9:
Chất béo nào sau đây ở trạng thái rắn ở điều kiện thường?
Đáp án A
Chất béo có gốc axit béo no ở trạng thái rắn ở điều kiện thường.
Vậy tristearin ở trạng thái rắn ở điều kiện thường.
Câu 10:
Etyl fomat là chất có mùi thơm không độc được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Phân tử khối của etyl fomat là
Đáp án A
Etyl fomat: HCOOC2H5.
Câu 11:
Hợp chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Đáp án C
Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.
Câu 12:
Cho các chất sau: Tinh bột; glucozơ; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là
Đáp án D
Những chất không tham gia phản ứng tráng gương là: tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.
Câu 13:
Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3trong NH3dư, xảy ra phản ứng tráng bạc:
Đáp án B
Fructozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 14:
Dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2ở nhiệt thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
Đáp án B
Saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam.
Câu 15:
Gluxit là hợp chất tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm -OH và có nhóm
Đáp án B
Gluxit là hợp chất tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm –OH và có nhóm cacbonyl.
Câu 16:
Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím?
Đáp án D
Các chất anilin, glyxin, valin, alanin không làm đổi màu quỳ tím.
Axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Lysin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Câu 17:
Aminoaxit nào sau đây có phân tử khối bé nhất?
Đáp án C
Glyxin H2N – CH2- COOH có phân tử khối bé nhất (M = 75).
Câu 18:
Số amin chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là
Đáp án C
Có 5 đồng phân thỏa mãn:
C6H5CH2NH2
o, m, p-CH3-C6H4NH2
C6H5NHCH3
Câu 19:
Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
Đáp án D
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
Câu 20:
Tổng số nguyên tử hiđro trong một phân tử axit glutamic là
Đáp án D
Công thức phân tử của axit glutamic là C5H9NO4
⇒ Trong phân tử axit glutamic có 9 nguyên tử H.
Câu 21:
Số amin bậc hai ứng với công thức phân tử C4H11N là
Đáp án B
Số đồng phân amin bậc II ứng với công thức C4H11N là:
CH3NHCH2CH2CH3
CH3NHCH(CH3)2
CH3CH2NHCH2CH3
Câu 22:
Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên
Đáp án C
Để khử mùi tanh của cá, trước khi nấu nên rửa cá bằng giấm ăn.
Giấm ăn chứa axit axetic có khả năng tác dụng với amin (chất chủ yếu gây ra mùi tanh của cá) theo phản ứng axit-bazơ, tạo thành muối amoni dễ bị rửa trôi, làm mất mùi tanh.
Câu 23:
Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở nếu số mol CO2sinh ra bằng số mol O2đã phản ứng. Tên gọi của este là
Đáp án B
Este là HCOOCH3(metyl fomat).
Câu 24:
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
Đáp án D
Thứ tự giảm dần tính bazơ: CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
Câu 25:
Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2ta cần dùng thuốc thử nào sau đây?
Đáp án D
Ta dùng thuốc thử là quỳ tím:
+ Dung dịch H2NCH2COOH không làm đổi màu quỳ tím.
+ Dung dịch CH3COOH làm quỳ tím chuyển đỏ.
+ Dung dịch C2H5NH2làm quỳ tím chuyển xanh.
Câu 26:
Cho 18,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với AgNO3trong dung dịch NH3dư, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án B
⇒ m = 0,2.108 = 21,6 g.
Câu 27:
Cho 9,3 gam anilin tác dụng với dung dịch brom dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án A
⇒ m = 333.0,1 = 33g.
Câu 28:
Cho sơ đồ sau:
C2H6 (X) → C2H5Cl (Y) → C2H6O (Z) → C2H4O2 (E) → C2H3O2Na (F) → CH4 (G).
Hãy cho biết chất nào có nhiệt độ sôi và nóng chảy cao nhất?
Đáp án D
Trong số các chất trong chuỗi phản ứng chỉ có CH3COONa là hợp chất ion nên có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
Câu 29:
Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án C
HCOOCH3+ NaOH HCOONa + CH3OH
Ta có: nHCOONa = nX= 0,15 mol
⇒ m = 0,15.68 = 10,2g.
Câu 30:
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V đã dùng là
Đáp án C
Ta có: nNaOH= nhỗn hợp= = 0,2 mol
V = 0,4 lít = 400 ml.
Câu 31:
Từ 12 kg gạo nếp (có 84% tinh bột) lên men thu được V lít cồn 90o. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml, hiệu suất quá trình thủy phân và phản ứng lên men lần lượt là 83% và 71%. Giá trị của V là
Đáp án D
Xét một mắt xích tinh bột, ta có sơ đồ:
- C6H10O5- → C6H12O6→ 2C2H5OH
kmol
lít.
Câu 32:
Cho a mol chất béo X cộng hợp tối đa với 3a mol Br2. Đốt cháy a mol X được b mol H2O và V lít CO2(đktc). Biểu thức liên hệ giữa V, a và b là
Đáp án A
Vì chất béo + 3Br2⇒ chất béo có 3 liên kết C=C.
Độ bất bão hòa k = 3πC=C + 3πC=O = 6
Câu 33:
Đun nóng 14,8 gam hỗn hợp X gồm (CH3COOCH3, HCOOC2H5, C2H5COOH) trong 100,0 ml dung dịch chứa NaOH 1,0M và KOH aM (phản ứng vừa đủ) thì thu được 4,68 gam hỗn hợp hai ancol (tỷ lệ mol 1 : 1) và m gam muối. Vậy giá trị m là
Đáp án B
Đặt mol
⇒ 32x + 46x = 4,68 ⇒ x = 0,06 mol
Ta có: nKOH+ nNaOH= nX ⇒ nKOH= 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng: mX+ mKOH+ mNaOH= mmuối+ mancol+ mnước
⇒ m = 14,8 + 0,1.56 + 0,1.40 – 4,68 – 0,08.18 = 18,28g.
Câu 34:
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50,0 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa, để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì chỉ cần tối thiểu 100,0 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
Đáp án C
Do NaOH cần dùng là ít nhất để thu được kết tủa lớn nhất nên ta có:
NaOH + Ca(HCO3)2→ NaHCO3+ CaCO3↓ + H2O
Bảo toàn nguyên tố C:
Xét một mắt xích tinh bột, ta có sơ đồ:
- C6H10O5- → C6H12O6→ 2C2H5OH + 2CO2
Câu 35:
Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
Đáp án A
Ta có: naxit glutamic= 0,09 mol; nHCl= 0,2 mol
Mà nNaOH= 0,4 mol >
Bảo toàn khối lượng:
mrắn= 13,23 + 0,2.36,5 + 0,4.40 – 0,38.18 = 29,69g.
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
a. Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
b. Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
c. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
d. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
e. Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng mạch hở.
f. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và β ).
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
a đúng vì glucozơ phả ứng mất màu còn fructozơ thì không.
b sai, trong môi trường bazơ, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
c sai, cả hai chất đều phản ứng tráng bạc
d đúng, cả hai chất đều có nhiều nhóm OH kề nhau.
e sai, trong dung dịch fructozơ chủ yếu tồn tại dạng mạch vòng.
g đúng.
Câu 37:
Đun nóng m gam một este mạch hở, đơn chức X với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M đến phản ứng hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch thu được 5,68 gam chất rắn khan và ancol Y. Cho lượng Y trên phản ứng hết với CuO (to) rồi lấy anđehit thu được thực hiện phản ứng tráng bạc với lượng dư AgNO3/ NH3thu được 17,28 gam Ag.
Kết luận đúng về X là
Đáp án D
Este mạch hở, đơn chức → Công thức tổng quát: RCOOR’
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
nAg= 0,16 mol, nNaOH= 0,1 mol
TH1: Y là CH3OH → anđehit là HCHO
⇒ nHCHO = 0,04 mol
⇒ nNaOH dư= 0,1 – 0,04 = 0,06 mol → mRCOONa= 3,28g
⇒ MRCOONa= 82 (CH3COONa)
⇒ Este là CH3COOCH3→ %mO= 43,24%
TH2: Y không phải là CH3OH
⇒ nandehit= 0,08 mol
⇒ nNaOH dư= 0,02 mol → mRCOONa= 4,88 gam → MRCOONa= 61 (loại)
Câu 38:
X và Y đều là α-amino axit no, mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. X có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2còn Y có một nhóm–NH2và hai nhóm –COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm hai muối trung hòa. Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 39,975 gam gồm hai muối. Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp Z là
Đáp án B
X có dạng CnH2n+1O2N
Y có dạng CnH2n-1O4N
Ta có: nX+ nY= 0,25 mol (1)
Z + NaOH: mmuối= nX(14n + 69) + nY(14n + 121) = 40,09 (2)
Z + HCl: mmuối= nX(14n + 83,5) + nY(14n + 113,5) = 39,975 (3)
Từ (2) và (3) → 14,5nX– 7,5nY= -0,115
⇒ nX= 0,08; nY= 0,17
⇒ n = 4
Vậy X là C4H9O2N, Y là C4H7O4N.
⇒ %mX= 26,71%.
Câu 39:
X, Y (MX < MY</>) là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic; Z là axit no hai chức; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 13,9 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 17,024 lít O2(đktc) thu được 9,18 gam nước. Mặt khác 13,9 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,11 mol Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng T có trong E thì số mol CO2thu được là?
Đáp án D
Quy đổi hỗn hợp E:
Ghép chất
Câu 40:
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(3) Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2ở nhiệt độ thường, tạo phức màu xanh lam thẫm.
(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(5) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3trong NH3dư thu được Ag.
(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2(xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Những phát biểu đúng là (1), (2), (3), (5)
(4) sai vì thủy phân saccarozơ thu được 2 loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ.
(6) sai, glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2(xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.