IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 34)

  • 1515 lượt thi

  • 47 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn tâm O. Gọi D là trung điểm của AB, E là trọng tâm tam giác ACD. Chứng minh rằng OE vuông góc với CD.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Gọi M là trung điểm của AC, G là trọng tâm của tam giác ABC

Nối E với G; O với D

Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên \(MG = \frac{1}{3}MB\)

Vì E là trọng tâm của tam giác ACD nên \(ME = \frac{1}{3}MD\)

Xét tam giác DMB có \(\frac{{MG}}{{MB}} = \frac{{ME}}{{M{\rm{D}}}}\left( { = \frac{1}{3}} \right)\)

Suy ra EG // AB (Định lí Ta lét)

Vì O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên O là giao của 3 đường trung trực

Suy ra OD là đường trung trực của AB

Do đó OD AB

Mà EG // AB, suy ra EG OD (1)

Xét tam giác ABC cân tại A có AO là đường trung trực nên đồng thời là đường trung tuyến

Mà AG cũng là đường trung tuyến (Vì G là trọng tâm tam giác)

Suy ra AO trùng với AG

Hay A; O; G thẳng hàng.

Mặt khác AO BC (vì AO là đường trung trực của đoạn BC)

DM // BC (vì DM là đường trung bình của tam giác ABC) 

Suy ra AO BC hay OG BC   (2)

Từ (1) và (2) suy ra OD và OG là hai đường cao của tam giác DEG

Mà OD cắt OG tại O, suy ra O là trực tâm của tam giác DEG 

Do đó OE DG hay OE DC

Vậy OE DC.


Câu 2:

Cho hình vuông ABCD cạnh bằng 2. Điểm M nằm trên đoạn thẳng AC sao cho \[{\rm{A}}M = \frac{{AC}}{4}\]. Gọi N là trung điểm của đoạn thẳng DC. Tính \(\overrightarrow {MB} .\overrightarrow {MN} \).
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Ta có: \(MB = \overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AB} - \frac{1}{4}\overrightarrow {AC} \)

                    \( = \overrightarrow {AB} - \frac{1}{4}(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} ) = \frac{3}{4}\overrightarrow {AB} - \frac{1}{4}\overrightarrow {AD} \)

\(\overrightarrow {MN} = \overrightarrow {AN} - \overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DN} - \frac{1}{4}\overrightarrow {AC} \)

        \( = \overrightarrow {AD} + \frac{1}{2}\overrightarrow {DC} - \frac{1}{4}(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} )\)

        \( = \overrightarrow {AD} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} - \frac{1}{4}(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} )\)

       \( = \frac{3}{4}\overrightarrow {AD} + \frac{1}{4}\overrightarrow {AB} \)

Suy ra \(\overrightarrow {MB} .\overrightarrow {MN} = \left( {\frac{3}{4}\overrightarrow {AB} - \frac{1}{4}\overrightarrow {AD} } \right)\left( {\frac{3}{4}\overrightarrow {AD} + \frac{1}{4}\overrightarrow {AB} } \right)\)

                          \( = \frac{1}{{16}}\left( {3\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD} + 3{{\overrightarrow {AB} }^2} - 3{{\overrightarrow {AD} }^2} - \overrightarrow {AD} .\overrightarrow {AB} } \right)\)

                          \( = \frac{1}{{16}}\left( {0 + 3{a^2} - 3{a^2} - 0} \right) = 0\).

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 3:

Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 2. Tính \(T = \left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} } \right|\).
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Ta có:\(T = \left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {AD} } \right|\)

\(T = \left| {\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right) + \overrightarrow {AC} } \right|\)

\(T = \left| {\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {AC} } \right|\)

\(T = \left| {2\overrightarrow {AC} } \right|\)

\(T = 2AC\)

\(T = 2.2\sqrt 2 \)

\(T = 4\sqrt 2 \)

Vậy \(T = \left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} } \right| = 4\sqrt 2 .\)


Câu 4:

Cho tam giác ABC cân tại A, O là trung điểm của BC. Vẽ đường tròn tâm O tiếp xúc với AB, AC tại H và K. Lấy E bất kỳ thuộc cung nhỏ HK. Vẽ tiếp tuyến tại E cắt AB, AC ở M, N.

a) Giả sử \(\widehat B = \widehat C = \alpha \). Tính \(\widehat {MON}\).

b) Chứng minh rằng OM, ON chia tứ giác BMNC thành ba tam giác đồng dạng.

c) Giả sử BC = 2a. Tính BM . CN.

d) MN ở vị trí nào thì tổng BM + CN nhỏ nhất?

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét tam giác ABC có

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác)

Hay \(\widehat A + \alpha + \alpha = 180^\circ \)

Suy ra \(\widehat A = 180^\circ - 2\alpha \)

Xét tứ giác AHOK có

\(\widehat {AHO} + \widehat {AK{\rm{O}}} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)

Suy ra tứ giác AHOK nội tiếp

Do đó \(\widehat {HAK} + \widehat {HOK} = 180^\circ \)

Hay \(180^\circ - 2\alpha + \widehat {HOK} = 180^\circ \)

Suy ra \(\widehat {HOK} = 2\alpha \)

Xét (O) có MH, ME là hai tiếp tuyến cắt nhau tại M

Suy ra OM là tia phân giác của \(\widehat {HOE}\)

Do đó \(\widehat {HOM} = \widehat {MOE} = \frac{1}{2}\widehat {HOE}\)

Xét (O) có NK, NE là hai tiếp tuyến cắt nhau tại N

Suy ra ON là tia phân giác của \(\widehat {KOE}\)

Do đó \(\widehat {KON} = \widehat {NOE} = \frac{1}{2}\widehat {KOE}\)

Ta có: \(\widehat {MON} = \widehat {MOE} + \widehat {NOE} = \frac{1}{2}\widehat {HOE} + \frac{1}{2}\widehat {K{\rm{O}}E} = \frac{1}{2}\widehat {HOK} = \frac{1}{2}.2\alpha = \alpha \)

Vậy \(\widehat {MON} = \alpha \)

b) Xét (O) có MH, ME là hai tiếp tuyến cắt nhau tại M

Suy ra MO là tia phân giác của \(\widehat {HME}\)

Do đó \(\widehat {HMO} = \widehat {OME} = \frac{1}{2}\widehat {HME}\)

Xét (O) có NK, NE là hai tiếp tuyến cắt nhau tại N

Suy ra NO là tia phân giác của \(\widehat {KNE}\)

Do đó \(\widehat {KNO} = \widehat {ONE} = \frac{1}{2}\widehat {KNE}\)

Xét ∆BMO và ∆OMN có:

\(\widehat {BMO} = \widehat {NMO}\) (chứng minh trên);

\(\widehat B = \widehat {MON}\left( { = \alpha } \right)\)

Suy ra (g.g)

Xét ∆CON và ∆OMN có

\(\widehat {CNO} = \widehat {MNO}\) (chứng minh trên);

\(\widehat C = \widehat {MON}\left( { = \alpha } \right)\)

Suy ra (g.g)

Vậy OM, ON chia tứ giác BMNC thành ba tam giác đồng dạng.

c) OM, ON chia tứ giác BMNC thành ba tam giác đồng dạng

Suy ra

Do đó \(\frac{{CO}}{{BM}} = \frac{{CN}}{{BO}}\)

Suy ra BM . CN = CO . BO = a . a = a2

d) Vì tích BM . CN = a2 cố định nên tổng BM + CN nhỏ nhất khi BM = CN

Mà AB = AC

Suy ra \(\frac{{BM}}{{AB}} = \frac{{CN}}{{AC}}\)

Do đó MN // BC

Vậy khi MN // BC thì BM + CN nhỏ nhất.


Câu 5:

Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Gọi I là trung điểm AB, K là điểm đối xứng với H qua điểm I.

a) Tứ giác ACHI là hình gì ? Vì sao?

b) Tứ giác AHBK là hình gì ? Vì sao?

c) Nếu tam giác ABC đều thì ACHI là hình gì?

d) Tam giác ABC có điều kiện gì thì AHBK là hình vuông.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét tam giác ABH vuông tại H có HI là trung tuyến ứng với cạnh huyền

Suy ra \(HI = \frac{1}{2}AB\)

\(AI = BI = \frac{1}{2}AB\)

Do đó BI = IH

Hay tam giác IBH cân tại I

Suy ra \(\widehat {IBH} = \widehat {IHB}\)

\(\widehat {IBH} = \widehat {ACB}\) (vì tam giác ABC cân tại A)

Do đó \(\widehat {ACB} = \widehat {IHB}\)

Lại có hai góc này ở vị trí đồng vị

Suy ra IH // AC

Do đó IHCA là hình thang

b) Xét tứ giác AHBK có

I là trung điểm của AB và HK

AB và HK là hai đường chéo

Suy ra AHBK là hình bình hành

\(\widehat {AHB} = 90^\circ \)

Suy ra AHBK là hình chữ nhật

c) Nếu tam giác ABC đều thì AB = AC = BC, \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB} = \widehat {BAC}\)

Suy ra HIAC là hình thang cân

d) Để hình chữ nhật AHBK là hình vuông

AH = BH

\( \Leftrightarrow AH = \frac{1}{2}BC\)

\( \Leftrightarrow \widehat {BAC} = 90^\circ \)

Tam giác ABC vuông cân tại A

Vậy tam giác ABC vuông cân thì AHBK là hình vuông.


Câu 6:

Cho tam giác ABC vuông tại B (AB < AC) có AM là tia phân giác (M BC), trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AB = AN.

a) Chứng minh ∆ABM = ∆ANM.

b) Chứng minh \(\widehat {BAC} = \widehat {CMN}\).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Vì AM là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\)

Nên \(\widehat {BAM} = \widehat {CAM}\)

Xét ΔABM và ΔANM có:

AB = AN (giả thiết)

\(\widehat {BAM} = \widehat {CAM}\)

AM là cạnh chung chung

Suy ra ΔABM = ΔANM (c.g.c)

b) Vì ΔABM = ΔANM (chứng minh câu a)

Nên \(\widehat {ABM} = \widehat {ANM}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat {ABM} = 90^\circ \)

Suy ra \(\widehat {ANM} = 90^\circ \)

Hay tam giác CMN vuông tại N

Suy ra \(\widehat {NCM} + \widehat {NMC} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)

\(\widehat {NCM} + \widehat {BAC} = 90^\circ \) (vì tam giác ABC vuông tại C)

Do đó \(\widehat {BAC} = \widehat {CMN}\)

Vậy \(\widehat {BAC} = \widehat {CMN}\).


Câu 7:

Cho tam giác ABC có G là trọng tâm. Gọi H là chân đường cao hạ từ A sao cho \(\overrightarrow {BH} = \frac{1}{3}\overrightarrow {HC} \). Điểm M di động nằm trên BC sao cho \(\overrightarrow {BM} = x\overrightarrow {BC} \). Tìm x sao cho độ dài của \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {GC} \) đạt giá trị nhỏ nhất.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Dựng hình bình hành AGCE

Ta có \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow {MA} + \overrightarrow {A{\rm{E}}} = \overrightarrow {ME} \)

Kẻ EF BC (F BC)

Khi đó \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {GC} } \right| = \left| {\overrightarrow {ME} = ME} \right| \ge EF\)

Do đó \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {GC} } \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất khi M ≡ F

Gọi P là trung điểm của AC, Q là hình chiếu vuông góc của P lên BC

Vì AGCE là hình bình hành, P là trung điểm của AC

Suy ra P là trung điểm của GE

Do đó \(GP = PE = \frac{1}{2}GE\)

Vì G là trọng tâm tam giác ABC, BP là trung tuyến

Suy ra \(BG = \frac{2}{3}BP,GP = \frac{1}{3}BP\)

Ta có: BE = BP + PE

Hay \(BE = BP + \frac{1}{3}BP = \frac{4}{3}BP\)

Xét ∆BPQ và ∆BEF có

\(\widehat {FBE}\) là góc chung;

\(\widehat {BQP} = \widehat {BF{\rm{E}}}\left( { = 90^\circ } \right)\)

Suy ra (g.g)

Do đó \(\frac{{BP}}{{BE}} = \frac{{BQ}}{{BF}} = \frac{3}{4}\)

Hay \(\overrightarrow {BF} = \frac{4}{3}\overrightarrow {BQ} \)

Xét DAHC có P là trung điểm của ACAH // PQ (vì cùng vuông góc với BC)

Suy ra Q là trung điểm của CH

Hay \(\overrightarrow {HQ} = \frac{1}{2}\overrightarrow {HC} \)

\(\overrightarrow {BH} = \frac{1}{3}\overrightarrow {HC} \)

Ta có \(\overrightarrow {BQ} = \overrightarrow {BH} + \overrightarrow {HQ} = \frac{1}{3}\overrightarrow {HC} + \frac{1}{2}\overrightarrow {HC} = \frac{5}{6}\overrightarrow {HC} = \frac{5}{6}.\frac{3}{4}\overrightarrow {BC} = \frac{5}{8}\overrightarrow {BC} \)

Do đó \(\overrightarrow {BF} = \frac{4}{3}\overrightarrow {BQ} = \frac{5}{6}\overrightarrow {BC} \)

Vậy \[{\rm{x}} = \frac{5}{6}\] thì độ dài của \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {GC} \) đạt giá trị nhỏ nhất.


Câu 8:

Cho đa giác đều 20 đỉnh. Lấy ngẫu nhiên 3 đỉnh. Tính xác suất để 3 đỉnh đó là 3 đỉnh của một tam giác vuông không cân.
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Chọn ngẫu nhiên 3 đỉnh trong 20 đỉnh có \(C_{20}^3\) cách

Suy ra n(Ω) = 1140

Đa giác đều 20 đỉnh có 10 đường chéo đi qua tâm đa giác mà cứ 2 đường chéo tạo thành 1 hình chữ nhật và 1 hình chữ nhật tạo thành 4 tam giác vuông

Suy ra số tam giác vuông là \(4.C_{10}^2 = 180\)

Tuy nhiên, trong \(C_{10}^2\) hình chữ nhật có 5 hình vuông

Nên số tam giác vuông cân là 5 . 4 = 20

Do đó, số kết quả thuận lợi cho biến cố X là n(X) = 180 – 20 = 160.

Vậy \(P = \frac{{n\left( X \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{160}}{{1140}} = \frac{8}{{57}}\).


Câu 9:

Cho đường tròn (O; R) và điểm A nằm ngoài (O). Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC với (O) (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC. Lấy D đối xứng với B qua O. Gọi E là giao điểm của đoạn thẳng AD với (O) (E không trùng với D). Chọn câu đúng nhất:

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Media VietJack

Ta có AB, AC là hai tiếp tuyến của (O) nên \(\widehat {ABO} = \widehat {AC{\rm{O}}} = 90^\circ \)

Suy ra B, C cùng thuộc đường tròn đường kính OA

Nên A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn đường kính OA. Do đó A sai.

Ta có AB, AC là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại A

Nên AB = AC và AO là phân giác của \(\widehat {BAC}\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

Suy ra ∆ ABC là tam giác cân tại A

Do đó AO vừa là phân giác của \(\widehat {BAC}\) vừa là đường trung trực của BC (tính chất tam giác cân) nên B sai

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 10:

Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số gồm 8 chữ số, trong đó chữ số 1 có mặt 3 lần, mỗi chữ số khác có mặt đúng 1 lần
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Do chữ số 1 có mặt 3 lần nên ta coi như tìm các số thỏa mãn đề bài được tạo nên từ 8 số 0, 1, 1, 1, 2, 3, 4, 5

Media VietJack

Chọn số cho ô đầu tiên có 7 cách

Chọn số cho ô thứ hai có 7 cách

Chọn số cho ô thứ 88  có 1 cách

Suy ra có 7 . 7 . 6 . 5 . 4 . 3 . 2 . 1 = 7 . 7! cách xếp 8  chữ số 0, 1, 1, 1, 2, 3, 4, 5 vào 8 ô

Mặt khác chữ số 1 lặp lại 3 lần nên số cách xếp là

\(\frac{{7.7!}}{{3!}} = 5880\) số

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 11:

Có bao nhiêu cách sắp xếp 3 nữ sinh, 3 nam sinh thành một hàng dọc sao cho các bạn nam và nữ ngồi xen kẽ
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Chọn vị trí cho hai nhóm 3 nam và 3 nữ có 2 cách chọn (1 nhóm ở vị trí chẵn và nhóm còn lại ở vị trí lẻ)

Xếp 3 nam có: 3 . 2 . 1 cách xếp

Xếp 3 nữ có: 3 . 2 . 1 cách xếp

Vậy có 2 . (3 . 2 . 1)2 =72 cách xếp

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 12:

Diện tích hình tam giác là 25,3 cm2, chiều cao là 5,5 cm. Tính độ dài đáy của hình tam giác đó.
Xem đáp án

Lời giải

Độ dài đáy của hình tam giác đó là:

25,3 × 2 : 5,5 = 9,2 (cm)

Vậy độ dài đáy là 9,2 cm.


Câu 13:

Tìm số có 3 chữ số abc sao cho \(\frac{{abc}}{{a + b + c}}\) lớn nhất.
Xem đáp án

Lời giải

Để \(\frac{{abc}}{{a + b + c}}\) lớn nhất thì abc lớn nhất và a + b + c nhỏ nhất

Vì a + b + c nhỏ nhất nên a + b + c = 3

Suy ra abc = 111

Vậy số cần tìm là 111.


Câu 14:

Tìm số tự nhiên a, b biết ƯCLN(a, b) = 4 và a + b = 48.
Xem đáp án

Lời giải

Vì ƯCLN(a, b) = 4

Nên a = 4m, b = 4n (m, n ℕ*)

Ta có: a + b = 48

Nên 4m + 4n = 48

Hay m + n = 12

Mà (m, n) = 1

Suy ra (m; n) {(1; 11); (11; 1); (5; 7); (7; 5)}

Do đó (a; b) {(4; 44); (44; 4); (20; 28); (28; 20)}.

Vậy hai số cần tìm là 4 và 44 hoặc 20 và 28.


Câu 15:

Tính diện tích của 1 tam giác cân có chiều cao ứng với cạnh đáy bằng 10 cm, chiều cao ứng với cạnh bên bằng 12 cm.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Gọi tam giác cân là ABC (cân tại A), đường cao AD và BE

Gọi cạnh đáy của tam giác cân là a, cạnh bên là b

Ta có \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}a.10 = \frac{1}{2}b.12\)

Suy ra 10a = 12b

Hay \(\frac{a}{b} = \frac{6}{5}\)

Đặt a = 6k, b = 5k

Xét tam giác ADC vuông tại D có

AD2 + DC2 = AC2

\( \Leftrightarrow {10^2} + {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = {b^2}\)

\( \Leftrightarrow {10^2} + {\left( {\frac{{6k}}{2}} \right)^2} = {\left( {5k} \right)^2}\)

100 + 9k2 = 25k2

100 = 16k2

\( \Leftrightarrow k = \frac{{10}}{4}\)

Suy ra a = 6k = 15 (cm)

Ta có \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}a.10 = \frac{1}{2}.15.10 = 75\) (cm2).


Câu 16:

Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm).

a) Chứng minh rằng OA vuông góc với BC.

b) Vẽ đường kính CD. Chứng minh rằng BD song song với AO.

c) Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC, biết OB = 2cm OA = 4cm.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét (O) có AB, AC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại A nên AB = AC

Suy ra ΔABC cân tại A

Lại có AO là tia phân giác của góc A nên AO BC (trong tam giác cân, đường phân giác cũng là đường cao)

b) Gọi I là giao điểm của AO và BC

Suy ra BI = IC (đường kính vuông góc với một dây)

Xét ΔCBD có: CI = IBCO = OD (bán kính)

Suy ra OI là đường trung bình

Do đó BD // AO.

c) Theo định lí Pitago trong tam giác vuông OAB:

AB2 = AO2 – BO2 = 42 – 22 = 12

Suy ra \[AB = 2\sqrt 3 \] (cm)

Do đó \[AC = AB = 2\sqrt 3 \]

Xét tam giác OAC có \[\sin \widehat {OAC} = \frac{{OC}}{{OA}} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2}\]

Suy ra \(\widehat {OAC} = 30^\circ \)

Do đó \(\widehat {BAC} = 2\widehat {OAC} = 2.30^\circ = 60^\circ \)

Suy ra tam giác ABC đu nên \(AB = AC = BC = 2\sqrt 3 \) (cm).


Câu 17:

Cho 3 đường thẳng: d1: y= mx – m + 1; d2: y = 2x + 3; d3: y = x + 1.

a) Chứng minh rằng khi m thay đổi, đường thẳng d1 luôn đi qua 1 điểm cố định.
b) Tìm m để 3 đường thẳng trên đồng qu
y. Tính tọa độ điểm giao nhau đó.

Xem đáp án

Lời giải

a) Gọi điểm cố định (d1) luôn đi qua là M(x; y)

\( \Leftrightarrow y = mx - m + 1,\forall m\)

\( \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right).m = y - 1,\forall m\)

\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x - 1 = 0}\\{y - 1 = 0}\end{array}} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1}\\{y = 1}\end{array}} \right.\)\( \Rightarrow M\left( {1;1} \right)\)

b) Phương trình hoành độ giao điểm của d2 và d3 là:

\( \Leftrightarrow 2x + 3 = x + 1\)

\( \Leftrightarrow 2x - x = 1 - 3\)

\( \Leftrightarrow x = - 2\)

\( \Rightarrow y = x + 1 = - 2 + 1 = - 1\)

Do đó giao điểm của d2 và d là điểm \(B\left( { - 2; - 1} \right)\)

Để 3 đường thẳng đồng quy thì d1 đi qua điểm \(B\left( { - 2; - 1} \right)\)

\( \Leftrightarrow - 1 = m.\left( { - 2} \right) - m + 1\)

\( \Leftrightarrow - 2m - m = - 2\)

\( \Leftrightarrow - 3m = - 2\)

\( \Leftrightarrow m = \frac{2}{3}\)

Vậy \(m = \frac{2}{3}\).


Câu 18:

Cho đường thẳng d: y = 2x + 6 cắt Ox; Oy theo thứ tự A và B. Diện tích tam giác OAB là:
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Đường thẳng d cắt Ox tại A nên yA = 0

Khi đó 2xA + 6 = 0 hay xA = –3

Do đó A(–3; 0). Suy ra OA = 3

Đường thẳng d cắt Oy tại B nên xB = 0

Khi đó 2 . 0 + 6 = yB hay yB = 6

Do đó B(0; 6). Suy ra OB = 6

Vì tam giác AOB vuông tại O nên

\({S_{AOB}} = \frac{1}{2}OA.OB = \frac{1}{2}.3.6 = 9\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 19:

Tìm các số nguyên n sao cho 2n+ n2 + 7n + 1 chia hết cho 2n – 1.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(2{n^3} + {n^2} + 7n + 1\)

\( = 2{n^3} - {n^2} + 2{n^2} - n + 8n - 4 + 5\)

\[ = {n^2}\left( {2n - 1} \right) + n\left( {2n - 1} \right) + 4\left( {2n - 1} \right) + 5\]

\( = \left( {2n - 1} \right)\left( {{n^2} + n + 4} \right) + 5\)

Vì (2n – 1)(n2 + n + 4) 2n – 1

Để 2n+ n2 + 7n + 1 2n – 1

5 2n – 1

2n – 1 Ư(5) = {1; 5; –1; –5}

Suy ra 2n {2; 6; 0; –4}

Hay n {1; 3; 0; –2}

Vậy n {1; 3; 0; –2}.


Câu 20:

Số nào khác tính chất với các số còn lại: 9678, 4572, 5261, 5133, 3527, 6895, 7768.
Xem đáp án

Lời giải

Trong 2 số đầu của mỗi chữ số có tổng 2 số cuối là:

9 + 6 = 7 + 8

4 + 5 = 7 + 2

5 + 2 = 6 + 1

5 + 1 = 3 + 3

6 + 8 = 9 + 5

7 + 7 = 6 + 8

Nhưng có một số khác biệt:

3 + 5 7 + 2

Suy ra số này sai quy luật

Vậy số khác biệt là 3527.


Câu 21:

Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi D là trung điểm của BC. Kẻ DE vuông góc với AB; DF vuông góc với AC. Chứng minh: 

a) ∆DEB = ∆DFC;

b) ∆AED = ∆AFD;

c) AD là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Vì AB = AC nên tam giác ABC cân tại A, suy ra \(\widehat B = \widehat C\)

Xét ∆DEB và ∆DFC có:

\(\widehat {BE{\rm{D}}} = \widehat {CF{\rm{D}}}\left( { = 90^\circ } \right)\);

BD = CD;

\(\widehat B = \widehat C\) (chứng minh trên)

Suy ra ∆DEB = ∆DFC (cạnh huyền – góc nhọn).

b) Vì ∆DEB = ∆DFC (chứng minh câu a)

Nên DE = DF (hai cạnh tương ứng)

Xét ∆AED và ∆AFD có:

\(\widehat {AE{\rm{D}}} = \widehat {AF{\rm{D}}}\left( { = 90^\circ } \right)\);

AD là cạnh chung;

DE = DF (chứng minh trên)

Suy ra ∆AED = ∆AFD (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

c) Vì ∆AED = ∆AFD (chứng minh câu b)

Nên \(\widehat {DA{\rm{E}}} = \widehat {DAF}\) (hai góc tương ứng)

Suy ra AD là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\).


Câu 22:

Tìm x biết \(\left| {2{\rm{x}} - 3} \right| - \left| {3{\rm{x}} + 2} \right| = 0\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \(\left| {2{\rm{x}} - 3} \right| - \left| {3{\rm{x}} + 2} \right| = 0\)

\[ \Rightarrow \left| {2x - 3} \right| = \left| {3x + 2} \right|\]

Trường hợp 1: \(2x - 3 = 3x + 2\)

\( \Rightarrow 2x - 3x = 2 + 3\)

\( \Rightarrow - x = 5\)

\( \Rightarrow x = - 5\)

Trường hợp 2: \(2x - 3 = - \left( {3x + 2} \right)\)

\( \Rightarrow 2x - 3 = - 3x - 2\)

\( \Rightarrow 2x + 3x = - 2 + 3\)

\( \Rightarrow 5x = 1\)

\( \Rightarrow x = \frac{1}{5}\)

Vậy \[{\rm{x}} \in \left\{ { - 5;\frac{1}{5}} \right\}\].


Câu 23:

Một khu vườn hình chữ nhật có diện tích 3600 m² chiều rộng 40 m, cửa ra vào của khu vườn rộng 5 m. Người ta muốn làm hàng rào xung quanh vườn bằng 2 tầng dây thép gai. Hỏi cần phải dùng bao nhiêu mét thép gai để làm hàng rào?
Xem đáp án

Lời giải

Chiều dài khu vườn là:

3600 : 40 = 90 (m)

Chu vi khu vườn là:

(90 + 40) × 2 = 260 (m)

Cần phải dùng số mét thép gai để làm hàng rào là:

(260 – 5 ) × 2 = 510 (m)

Vậy cần dùng 510 m thép gai để làm hàng rào.


Câu 24:

Cho một hình chữ nhật và một hình thoi (như hình vẽ), đường chéo EK và FH của hình thoi lần lượt bằng chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật ABCD, biết hình chữ nhật ABCD có chiều dài gấp đôi chiều rộng và có diện tích bằng 32 m2. Tính diện tích hình thoi EFKH.
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải

Gọi chiều rộng hình chữ nhật là x (m)

Suy ra chiều dài hình chữ nhật là 2x (m)

Diện tích hình chữ nhật là:

x × 2x = 2x2 = 32 (m2)

Suy ra x2 = 16, do đó x = 4 (m)

Do đó EK = 4 và HF = 8

Diện tích hình thoi EFKH là:

\[{\rm{S}} = \frac{{EK.HF}}{2} = \frac{{4.8}}{2} = 16\] (m2).


Câu 25:

Trong các hình sau : hình vuông, hình bình hành, hình chữ nhật; hình thang cân. Những hình nào có hai đường chéo bằng nhau?
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Các hình có đường chéo bằng nhau là: Hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 26:

Tính diện tích tam giác vuông cân biết cạnh huyền 4 cm.
Xem đáp án

Lời giải

Gọi a (cm) là độ dài cạnh góc vuông (a > 0)

Áp dụng định lý Pytago ta có: a2 + a2 = 42

\( \Rightarrow a = 2\sqrt 2 \)

\( \Rightarrow S = \frac{1}{2}{a^2} = 4\left( {c{m^2}} \right)\).

Vậy diện tích tam giác vuông cân biết cạnh huyền 4 cm là 4 cm2.


Câu 27:

Tìm số nguyên x, biết: (–14 ) + x – 7 = 10.
Xem đáp án

Lời giải

(–14) + x – 7 = 10 

(–14) + x      = (–10) + 7

(–14) + x      = –3

   x      = –3 – (–14)

   x      = –3 + 14

   x     = 11

Vậy x = 11.


Câu 28:

Tìm x biết x2 + 2 là bội của x + 2.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có : x2 + 2 là bội của x + 2

Suy ra x2 + 2 x + 2

Ta có x2 + 2 = x2 – 4 + 6 = (x – 2)(x + 2) + 6

Mà (x – 2)(x + 2) (x + 2)

Nên 6 x + 2

Suy ra x + 2 Ư(6) ={1; –1; 2; –2; 3; –3; 6; –6}

Do đó x {–1; –3; 0; –4; 1; –5; 4; –8}

Vậy x {–1; –3; 0; –4; 1; –5; 4; –8}.


Câu 29:

Tính nhanh :

a) 55 + 56 + 57 + 58 – 35 – 36 – 37 – 38.

b) (461 – 78 + 40) – (461 – 78 – 60).

c) –323 + 874 – (874 – 324 – 241).

Xem đáp án

Lời giải

a) 55 + 56 + 57 + 58 – 35 – 36 – 37 – 38

= (55 – 35) + (56 – 36) + (57 – 37) + (58 – 38)

= 20 + 20 + 20 + 20

= 80.

b) (461 – 78 + 40) – (461 – 78 – 60)

= 461 – 78 + 40 – 461 + 78 + 60

= (461 – 461) + (78 – 78) + (40 + 60)

= 0 + 0 + 100

= 100.

c) –323 + 874 – (874 – 324 – 241)

= –323 + 874 – 874 + 324 + 241

= (–323 + 324) + (874 – 874) + 241

= 1 + 0 + 241

= 242.


Câu 30:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AB và D là điểm đối xứng của M qua I

a) Chứng minh AD song song BM và tứ giác ADBM là hình thoi.

b) Gọi E là giao điểm của AB và DC. Chứng minh AE = EM.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét tứ giác ADBM có I là trung điểm của hai đường chéo MD và AB

Suy ra ADBM là hình bình hành

Lại có AB MD (do D là điểm đối xứng của M qua I)

Do đó ADBM là hình thoi

Suy ra AD // BM

b) Vì ADBM là hình thoi nên AM // BD

Ta có: CA AB và MI AB

Suy ra CA // MI (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Xét tứ giác ADMC có CM // AD, MD // AC

Suy ra ADMC là hình bình hành

Mà AM cắt CD tại trung điểm E nên AE = EM

Vậy AE = EM.


Câu 31:

Tìm x biết \(\sqrt {3{\rm{x}} + 15} - \sqrt {4{\rm{x}} + 17} = \sqrt {x + 2} \).
Xem đáp án

Lời giải

Điều kiện xác định x –2

\(\sqrt {3{\rm{x}} + 15} - \sqrt {4{\rm{x}} + 17} = \sqrt {x + 2} \)

\( \Leftrightarrow \left( {3{\rm{x}} + 15} \right) - \left( {4{\rm{x}} + 17} \right) = \left( {\sqrt {3{\rm{x}} + 15} + \sqrt {4{\rm{x}} + 17} } \right)\sqrt {x + 2} \)

\( \Leftrightarrow - \left( {x + 2} \right) = \left( {\sqrt {3{\rm{x}} + 15} + \sqrt {4{\rm{x}} + 17} } \right)\sqrt {x + 2} \)

\( \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right) + \left( {\sqrt {3{\rm{x}} + 15} + \sqrt {4{\rm{x}} + 17} } \right)\sqrt {x + 2} = 0\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {x + 2} \left( {\sqrt {x + 2} + \sqrt {3{\rm{x}} + 15} + \sqrt {4{\rm{x}} + 17} } \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\sqrt {x + 2} = 0\\\sqrt {x + 2} + \sqrt {3{\rm{x}} + 15} + \sqrt {4{\rm{x}} + 17} = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\sqrt {x + 2} = 0\\\left\{ \begin{array}{l}\sqrt {x + 2} = 0\\\sqrt {3{\rm{x}} + 15} = 0\\\sqrt {4x + 17} = 0\end{array} \right.\end{array} \right.\)

x + 2 = 0

x = –2 (thỏa mãn)

Vậy x = –2.


Câu 32:

Cho tứ diện ABCD. Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của AB, CD. Điểm R nằm trên cạnh BC sao cho BR = 2RC. Gọi S là giao điểm của mp (PQR) và AD. Khi đó:
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Trong (BCD) gọi I là giao điểm của RQ và BD

Trong (ABD) gọi S là giao điểm của AD và IP

Khi đó, S = AD ∩ (PQR)

Media VietJack

Gọi J là trung điểm của BR. DO R nằm trên cạnh BC sao cho BR = 2RC

Suy ra BJ = JR = RC

Xét tam giác JCD có R, Q lần lượt là trung điểm của JC, CD

Suy ra RQ là đường trung bình

Do đó RQ // JD, hay RI // JD

Xét tam giác BRI có J là trung điểm của BR và DJ // RI

Suy ra D là trung điểm của BI

Xét tam giác ABI có P, D lần lượt là trung điểm của AD, BI và PI cắt AD tại S

Suy ra S là trọng tâm tam giác ABI

Do đó SA = 2SD

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 33:

Cho một hình trụ có bán kính đáy bằng R và có chiều cao bằng \(R\sqrt 3 \). Hai điểm A, B lần lượt nằm trên hai đường trong đáy sao cho góc giữa AB và trục của hình trụ bằng 30°. Khoảng cách giữa AB và trục của hình trụ bằng:
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Media VietJack

Từ giả thiết ta có OA = O’B = R

Gọi AA’ là đường sinh hình trụ thì \(\left\{ \begin{array}{l}O'A' = \frac{{AA'}}{{\sqrt 3 }} = R\\\widehat {{\rm{BAA'}}} = 30^\circ \end{array} \right.\)

Vì OO’ // (ABA’)

Nên d[OO’;(AB)] = d[OO’;(ABA’)] = d[O’;(ABA’)]

Gọi H là trung điểm của A’B

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}O'H \bot A'B\\O'H \bot AA'\end{array} \right.\)

Do đó O’H (ABA’) nên d[O’;(ABA’)] = O’H

Xét tam giác ABA’ vuông tại A’

Suy ra \(BA' = AA'.\tan 30^\circ = R\sqrt 3 .\frac{{\sqrt 3 }}{3} = R\)

Mà OA = O’B = R nên O’A’ = O’B = A’B = R

Suy ra tam giác A’BO’ đều

Mà O’H là trung tuyến, suy ra O’H A’B

Hay tam giác O’HB vuông tại H

Theo định lý Pytago ta có O’H2 = O’B2 – HB2

Hay \(O'{H^2} = {R^2} - {\left( {\frac{R}{2}} \right)^2} = \frac{{3{{\rm{R}}^2}}}{4}\)

Suy ra \[{\rm{O}}'H = \frac{{R\sqrt 3 }}{2}\]

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 34:

Một người gửi ngân hàng 100 triệu đồng với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 2% một quý theo hình thức lãi kép. Sau đúng 6 tháng, người đó gửi thêm 100 triệu đồng với kỳ hạn và lãi suất như trước đó. Tổng số tiền người đó nhận được sau 1 năm kể từ khi bắt đầu gửi tiền gần với kết quả nào sau đây:
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Sau 6 tháng đầu người đó nhận được số tiền là

A1 = 100 . (1 + 2%)2 = 104,04 (triệu đồng)

Số tiền người đó có ngay sau khi gửi thêm 100 triệu là:

104,04 + 100 = 204,04 (triệu đồng)

Số tiền người đó nhận được sau 1 năm là:

A2 = 204,04 . (1 + 2%)2 = 212,283 (triệu đồng) 212 triệu đồng

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 35:

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 8 cm, AC = 6 cm, trung tuyến AM. Kẻ MD vuông góc với AB và Me vuông góc với AC.

a) Tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?

b) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác ADME là hình vuông.

c) Tính độ dài AM?

d) Tính diện tích tam giác ABM?

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Vì MD AB, ME AC nên \(\widehat {M{\rm{D}}A} = \widehat {ME{\rm{A}}} = 90^\circ \)

Xét tứ giác ADME có \(\widehat {BAC} = \widehat {M{\rm{D}}A} = \widehat {ME{\rm{A}}} = 90^\circ \)

Suy ra ADME là hình chữ nhật

b) Để hình chữ nhật ADME là hình vuông thì AM là tia phân giác của \(\widehat {DA{\rm{E}}}\)

Khi đó tam giác ABC có AM vừa là phân giác vừa là trung tuyến

Nên tam giác ABC cân tại A

Vậy tam giác ABC vuông cân tại A thì ADME là hình vuông

c) Vì tam giác ABC vuông tại A, theo định lý Pytago ta có

BC2 = AB2 + AC2 = 82 + 62 = 100

Suy ra BC = 10 (cm)

Do đó \(AM = \frac{1}{2}BC = \frac{1}{2}.10 = 5\) (cm)

d) Vì MD AB, AB AC nên MD // AC (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Xét tam giác ABC có M là trung điểm của BC và MD // AC

Suy ra MD là đường trung bình

Do đó \(M{\rm{D}} = \frac{1}{2}AC\)

Ta có: \(\frac{{{S_{ABM}}}}{{{S_{ABC}}}} = \frac{{\frac{1}{2}M{\rm{D}}.AB}}{{\frac{1}{2}AC.AB}} = \frac{{M{\rm{D}}}}{{AC}} = \frac{1}{2}\)

\[{{\rm{S}}_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}.8.6 = 24\] (cm2)

Suy ra SABM = 12 cm2

Vậy SABM = 12 cm2.


Câu 36:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi D và E lần lượt là trung điểm của AB và BC.

a) Chứng minh tứ giác ACED là hình thang vuông.

b) Gọi F là điểm đối xứng của E qua D. Chứng minh ACEF là hình bình hành.

c) Chứng minh AEBF là hình thoi.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB và BC

Suy ra DE là đường trung bình

Do đó DE // AC và \(DE = \frac{1}{2}AC\)

Suy ra DECA là hình thang

\(\widehat {DAC} = 90^\circ \) nên DECA là hình thang vuông

b) Vì F là điểm đối xứng của E qua D nên EF = 2DE

Mà AC = 2DE nên EF = AC

Lại có FE // AC (chứng minh câu a)

Suy ra ACEF là hình bình hành.

c) Xét tứ giác AEBF có D là trung điểm của hai đường chéo AB và EF

Suy ra AEBF là hình bình hành                      (1)

Xét tam giác ABC vuông tại A có AE là trung tuyến ứng với cạnh huyền

Do đó \[A{\rm{E}} = \frac{1}{2}BC\]

\[{\rm{BE}} = \frac{1}{2}BC\], suy ra AE = BE                                   (2)

Từ (1) và (2) suy ra AEBF là hình thoi

Vậy AEBF là hình thoi.


Câu 37:

Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau, chia hết cho 5 và chữ số 2 luôn có mặt đúng một lần?
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số cần tìm là \(\overline {abc{\rm{d}}e} \)

+) TH1: e = 0

e có 1 cách chọn

Chữ số 2 có 4 cách chọn

Ba chỗ còn lại có 4 × 3 × 2 = 24 cách

Suy ra có 4 × 24 = 96 cách

+) TH2: e = 5; a = 2

a, e có 1 cách chọn

b có 4 cách chọn

c có 3 cách chọn

d có 2 cách chọn

Suy ra có 4 × 3 × 2 = 24 cách

+) TH3: e = 5; a 2

e có 1 cách chọn

a có 3 cách chon

Số 2 có 3 cách

Hai số còn lại có 3 × 2 = 6 cách

Suy ra có 3 × 3 × 6 = 54 cách

Vậy có tất cá 96 + 24 + 54 = 174 số thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 38:

Phương trình x – 12 = 6 – x có nghiệm là:
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: x – 12 = 6 – x

\( \Leftrightarrow x + x = 6 + 12\)

\( \Leftrightarrow 2x = 18\)

\( \Leftrightarrow x = 18:2\)

\( \Leftrightarrow x = 9\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 39:

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên ℝ và có đồ thị như hình vẽ.

Media VietJackSố nghiệm thực của phương trình f(2 + f(ex)) = 1 là:

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Số nghiệm của phương trình f(2 + f(ex)) = 1 là số giao điểm của đồ thị hàm số y = f(2 + f(ex)) và đường thẳng y = 1

Media VietJack

Dựa vào đồ thị hàm số ta có:

\(f\left( {2 + f\left( {{e^x}} \right)} \right) = 1\) \( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{2 + f\left( {{e^x}} \right) = - 1}\\{2 + f\left( {{e^x}} \right) = {x_0} \in (2;3)}\end{array}} \right.\)\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{f\left( {{e^x}} \right) = - 3}\\{f\left( {{e^x}} \right) = {x_0} - 2 \in (0;1)}\end{array}} \right.\)

TH1: f(ex) = –3

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{e^x} = 1\\{e^x} = {x_1} < - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 0\)

TH2: f(ex) = x0 – 2 (0; 1)

Suy ra phương trình có 3 nghiệm khác 0

Do đó: \(\left[ \begin{array}{l}{e^x} = a < 0\\{e^x} = b < 0\\{e^x} = c > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x = \ln c \ne 0\)

Vậy phương trình có 2 nghiệm phân biệt.


Câu 40:

Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Lấy điểm C thuộc đường tròn, với C không trùng A và B. Gọi I là trung điểm của AC. Vẽ tiếp tuyến của đường tròn tâm O tại tiếp điểm C cắt tia OI tại điểm D.

a) Chứng minh OI // BC.

b) Chứng minh DA là tiếp tuyến của đường tròn tâm O.

c) Vẽ CH AB (H AB) và BK CD (K CD). Chứng minh CK2 = HA . HB.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét tam giác ABC có O, I lần lượt là trung điểm của AB, AC

Suy ra OI là đường trung bình

Do đó OI // BC

b) Vì C thuộc đường tròn đường kính AB nên tam giác ABC nội tiếp (O)

Suy ra tam giác ABC vuông tại C

Xét (O) có AC là dây cung; I là trung điểm của AC

Suy ra OI là trung trực của AC

Mà D OI nên DA = DC

Xét ∆ADO và ∆CDO có

DA = DC (chứng minh trên)

DO là cạnh chung

OA = OC

Suy ra ∆ADO = ∆CDO (c.c.c)

Do đó \(\widehat {A{\rm{D}}O} = \widehat {AC{\rm{O}}}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat {AC{\rm{O}}} = 90^\circ \) nên \(\widehat {A{\rm{D}}O} = 90^\circ \), hay AO AD

Mà AO là bán kính của (O)

Do đó DA là tiếp tuyến của đường tròn tâm O

c) Ta có CO CD, BK CD

Suy ra CO // BK (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Do đó \(\widehat {OCB} = \widehat {CBK}\) (hai góc so le trong)

\(\widehat {CBO} = \widehat {OCB}\) nên \(\widehat {CBO} = \widehat {CKB}\)

Xét ∆BCH và ∆BCK có

\(\widehat {BHC} = \widehat {BKC}\left( { = 90^\circ } \right)\);

BC là cạnh chung;

\(\widehat {CBO} = \widehat {CKB}\) (chứng minh trên)

Suy ra ∆BCH = ∆BCK (cạnh huyền – góc nhọn)

Do đó CH = CK

Xét tam giác ABC vuông tại C có CH AB, theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có CH2 = HA . HB

Suy ra CK2 = HA . HB.


Câu 41:

Chứng minh rằng n7 n chia hết cho 7, với mọi n là số nguyên.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có n7 n = n(n6 – 1)

= n(n3 – 1)(n3 + 1)

= n(n – 1)(n2 + n + 1)(n + 1)(n2 – n + 1)

= n(n2 – 1)(n2 + n + 1)(n2 – n + 1)

Nếu n = 7k (k ℤ) thì n 7 khi đó n7 n 7

Nếu n = 7k + 1 (k ℤ) thì n2 – 1 = 49k2 + 14k 7 khi đó n7 n 7

Nếu n = 7k + 2 (k ℤ) thì n2 + n + 1 = 49k2 + 35k + 7 7 khi đó n7 n 7

Nếu n = 7k + 3 (k ℤ) thì n2 – n + 1 = 49k2 + 35k + 7 7 khi đó n7 n 7

Nếu n = 7k + 4 (k ℤ) thì n2 + n + 1 = 49k2 + 35k + 21 7 khi đó n7 n 7

Nếu n = 7k + 5 (k ℤ) thì n2 – n + 1 = 49k2 + 70k + 21 7 khi đó n7 n 7

Nếu n = 7k + 6 (k ℤ) thì n2 – 1 = 49k2 + 84k + 35 7 khi đó n7 n 7

Vậy n7 n chia hết cho 7, với mọi n là số nguyên.


Câu 42:

Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra hai số khác nhau trong các số tự nhiên từ 1 đến 20 sao cho tích của chúng chia hết cho 9?
Xem đáp án

Lời giải

Để tích của chúng chia hết cho 9 thì đó là tích của hai số chia hết cho 3 hoặc là tích của một số chia hết cho 9 và một số không chia hết cho 3

Từ 1 đến 20 có các số chia hết cho 3 là: 3, 6, 9, 12, 15, 18 tổng cộng 6 số

Từ 1 đến 20 có các số chia hết cho 9 là: 9,18 tổng cộng có 2 số

Trường hợp 1: tích của hai số chia hết cho 3

Chọn 2 số từ 6 số ta có 

6 × 5 : 2 = 15 cách

Trường hợp 2: tích của một số chia hết cho 9 và một số không chia hết cho 3

Có 2 số chia hết cho 9 và 14 số không chia hết cho 3 nên tổng số cách là 

2 × 14 = 28 cách

Vậy có tổng số cách là: 15 + 28 = 43 cách.


Câu 43:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AH. Chứng minh: \[{{\rm{a}}^2}\overrightarrow {IA} + {b^2}\overrightarrow {IB} + {c^2}\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \] với BC = a, AC = b và AB = c.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Xét DABC vuông tại A có AH là đường cao nên BH.BC = AB2 và CH.BC = AC2

Suy ra \(\frac{{BH}}{{CH}} = \frac{{A{B^2}}}{{A{C^2}}} = \frac{{{c^2}}}{{{b^2}}}\)

\( \Rightarrow \overrightarrow {IH} = \frac{{{b^2}}}{{{b^2} + {c^2}}}\overrightarrow {IB} + \frac{{{c^2}}}{{{b^2} + {c^2}}}\overrightarrow {IC} \)

Do I là trung điểm của AH nên \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IH} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {IA} + \frac{{{b^2}}}{{{b^2} + {c^2}}}\overrightarrow {IB} + \frac{{{c^2}}}{{{b^2} + {c^2}}}\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)

\[ \Leftrightarrow \left( {{b^2} + {c^2}} \right)\overrightarrow {IA} + {b^2}\overrightarrow {IB} + {c^2}\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \]

\[ \Leftrightarrow {{\rm{a}}^2}\overrightarrow {IA} + {b^2}\overrightarrow {IB} + {c^2}\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \].


Câu 44:

Cho hàm số \(y = \frac{{2{\rm{x}} - 1}}{{x + 1}}\) có đồ thị (C). Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đường thẳng y = mx + 2 cắt (C) tại hai điểm phân biệt A, B sao cho tam giác OAB vuông tại O.
Xem đáp án

Lời giải

Hoành độ giao điểm của đường thẳng d: y = mx + 2 và (C) là nghiệm của phương trình: \(\frac{{2{\rm{x}} - 1}}{{x + 1}} = m{\rm{x}} + 2\)

2x – 1 = (mx + 2)(x + 1)

2x – 1 = mx2 + mx + 2x + 2

mx2 + mx + 3 = 0       (1)

Với m = 0 thì (1) vô nghiệm

Với m 0, thì (1) là phương trình bậc hai ẩn x.

Khi đó đường thẳng d cắt (C) tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi (1) có hai nghiệm phân biệt khác –1

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta > 0\\m{\left( { - 1} \right)^2} + m\left( { - 1} \right) + 3 \ne 0\end{array} \right.\)

m2 – 12m > 0

m(m – 12) > 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m < 0\\m > 12\end{array} \right.\)

Giả sử x1; x2 là 2 nghiệm phân biệt của (1)

Khi đó tọa độ các giao điểm là A(x1; mx1 + 2) và B(x2; mx2 + 2)

Tam giác OAB vuông tại O khi và chỉ khi \(\overrightarrow {OA} .\overrightarrow {OB} = 0\)

(1 + m2)x1x2 + 2m(x1 + x2) + 4 = 0 (*)

Áp dụng định lý Vi – ét ta có \[\left\{ \begin{array}{l}{{\rm{x}}_1} + {x_2} = - 1\\{x_1}{x_2} = \frac{3}{m}\end{array} \right.\]

Thay vào (*) ta được m2 + 4m + 3 = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = - 3\\m = - 1\end{array} \right.\) (thỏa mãn)

Vậy m {–3; –1}.


Câu 45:

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho A(1; –1), B(2; 1) và C(4; 5). Ba điểm A, B, C có thẳng hàng không?
Xem đáp án

Lời giải

Ta có: \(\overrightarrow {AB} = \left( {1;2} \right);\overrightarrow {AC} = \left( {3;6} \right)\)

Do \(\frac{1}{3} = \frac{2}{6}\) nên \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \) cùng phương hay ba điểm A; B; C thẳng hàng.


Câu 46:

Cho tam giác ABC có số đo 3 góc \(\widehat A,\widehat B,\widehat C\) lần lượt tỉ lệ với 1, 2, 3. Tính số đo các góc của tam giác ABC? Tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao?
Xem đáp án

Lời giải

Gọi a, b, c lần lượt là số đo của các góc \(\widehat A,\widehat B,\widehat C\)

Vì 3 góc \(\widehat A,\widehat B,\widehat C\) lần lượt tỉ lệ với 1, 2, 3 nên \(\frac{a}{1} = \frac{b}{2} = \frac{c}{3}\)

Xét tam giác ABC có \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra a + b + c = 180°

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có

\(\frac{a}{1} = \frac{b}{2} = \frac{c}{3} = \frac{{a + b + c}}{{1 + 2 + 3}} = \frac{{{{180}^{\rm{o}}}}}{6} = {30^{\rm{o}}}\)

Suy ra

\(\frac{a}{1} = 30 \Leftrightarrow a = {30^{\rm{o}}} \Rightarrow \widehat A = 30^\circ \)

\(\frac{b}{2} = 30 \Leftrightarrow b = {60^{\rm{o}}} \Rightarrow \widehat B = 60^\circ \)

\(\frac{c}{3} = 30 \Leftrightarrow c = {90^{\rm{o}}} \Rightarrow \widehat C = 90^\circ \)

Do đó tam giác ABC vuông tại C.


Câu 47:

Một tam giác có chu vi bằng 36 cm cạnh của nó tỉ lệ với 3; 4; 5. Tính độ dài ba cạnh.
Xem đáp án

Lời giải

Gọi độ dài 3 cạnh của tam giác là a, b, c (a, b, c > 0)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có

\(\frac{a}{3} = \frac{b}{4} = \frac{c}{5} = \frac{{a + b + c}}{{3 + 4 + 5}} = \frac{{36}}{{12}} = 3\)

Suy ra \(\frac{a}{3} = 3 \Leftrightarrow a = 9\);

           \(\frac{b}{4} = 3 \Leftrightarrow b = 12\);

           \(\frac{c}{5} = 3 \Leftrightarrow c = 15\)

Vậy độ dài 3 cạnh của tam giác đó là 9 cm, 12 cm, 15 cm.


Bắt đầu thi ngay