IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Bài tập Elip có đáp án

Bài tập Elip có đáp án

Bài tập Elip có đáp án

  • 109 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho elip (E) có phương trình chính tắc x2a2+y2b2=1 (0<b<a) và cho điểm M(x0; y0) nằm trên (E).

Cho elip (E) có phương trình chính tắc x^2/a^2 + y^2/b^2 = 1 (0<b<a)  và cho điểm M(x0; y0) nằm trên (E). (ảnh 1)

Các điểm M1(–x0; y0), M2(x0; –y0), M3(–x0; –y0) có thuộc (E) hay không?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Nếu điểm M(x0; y0) thuộc (E) thì ta có: x02a2+y02b2=1.

Ta có: x02a2+(y0)2b2=(x0)2a2+y02b2=(x0)2a2+(y0)2b2=x02a2+y02b2=1 nên các điểm có toạ độ M1(x0; –y0), M2(–x0; y0), M3(–x0; –y0) cũng thuộc (E).


Câu 2:

Viết phương trình chính tắc của elip có kích thước của hình chữ nhật cơ sở là 8 và 6. Hãy xác định toạ độ đỉnh, tiêu điểm, tiêu cự, độ dài trục của elip này.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Gọi phương trình chính tắc của elip đã cho là x2a2+y2b2=1 (a > b > 0).

Theo đề bài ta có: elip có kích thước của hình chữ nhật cơ sở là 8 và 6 => 2a = 8 và 2b = 6 => a = 4, b = 3 c=a2b2=4232=7.

Toạ độ các đỉnh của elip là A1(–4; 0), A2(4; 0), B1(0; –3), B2(0; 3).

Toạ độ các tiêu điểm của elip là F1(–7; 0), F2(7; 0).

Tiêu cự của elip là 2c = 27.

Độ dài trục lớn là 2a = 8, độ dài trục bé là 2b = 6.

Câu 3:

Hãy gấp một mảnh giấy có hình clip (Hình 5) thành bốn phần chồng khít lên nhau.

Hãy gấp một mảnh giấy có hình clip (Hình 5) thành bốn phần chồng khít lên nhau. (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đầu tiên gấp tờ giấy sao cho hai đỉnh đối diện của elip trùng nhau.

Khi đó đường gấp sẽ đi qua hai đỉnh còn lại của elip, gấp tiếp tờ giấy sao cho hai đỉnh còn lại này trùng nhau. Khi đó ta đã gấp elip thành 4 phần chồng khít lên nhau.


Câu 4:

Cho điểm M(x; y) nằm trên elip (E): x2a2+y2b2=1 có hai tiêu điểm là F1(–c; 0), F2(c; 0) (Hình 6).

Cho điểm M(x; y) nằm trên elip (E): x^2/a^2 + y^2/b^2 =1 có hai tiêu điểm là F1(–c; 0), F2(c; 0) (Hình 6). (ảnh 1)

a) Tính F1M2 và F2M2 theo x, y, c.

b) Chứng tỏ rằng: F1M2 – F2M2 = 4cx, F1M – F2M = 2cxa.

c) Tính độ dài hai đoạn MF1 và MF2 theo a, c, x.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) F1M2 = [x-(-c)]2 + (y-0)2 = (x + c)2 + y2 = x2 + 2cx + c2 + y2;

F2M2 = (x  c)2 + (y  0)2 = x2  2cx + c2 + y2

b) F1M2F2M2 = (x2 + 2cx + c2 + y2)  (x2 - 2cx + c2 + y2) = 4cx.

F1M2F2M2 = 4cx => (F1M + F2M)(F1M – F2M) = 4cx => 2a(F1M – F2M) = 4cx

=> F1M – F2M = 4cx/2a = 2 cx/a

c)

+) Từ F1M + F2M = 2a và F1MF2M=2cax ta suy ra:

(F1M + F2M) + (F1MF2M) = 2a + 2cax => 2F1M = 2a + 2cax => MF1 = a + c/a x.

+) Từ F1M + F2M = 2a và F1MF2M=2cax ta suy ra:

(F1M + F2M) – (F1MF2M) = 2a – 2cax => 2F2M = 2a – 2cax => MF2 = a – c/a x.


Câu 5:

a) Tính độ dài hai bán kính qua tiêu của điểm M(x; y) trên elip (E): x264+y236=1.

b) Tìm các điểm trên elip (E):x2a2+y2b2=1 có độ dài hai bán kính qua tiêu bằng nhau.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) Cóa2 = 64, b2 = 36 => a = 8, b = 6 c=a2b2=28=27.

Độ dài hai bán kính qua tiêu của M(x; y) là:

MF1 = a + c/a x = 8 + 278x = 8 + 74x; MF2 = a – cax = 8 – 278x = 8 – 74x.

b) Giả sử M(x; y) nằm trên (E) thoả mãn đề bài. Khi đó:

MF1 = MF2 <=> 8 +  = 8 –74x; => x = 0 [y=6y=6.

Vậy có hai điểm thoả mãn đề bài là M1(0; 6) và M2(0; –6).


Câu 6:

Người ta chứng minh được rằng ánh sáng hay âm thanh đi từ một tiêu điểm, khi đến một điểm M bất kì trên elip luôn luôn cho tia phản xạ đi qua tiêu điểm còn lại, nghĩa là đi theo các bán kính qua tiêu (Hình 7a).

Vòm xe điện ngầm của một thành phố có mặt cắt hình elip (Hình 7b). Hãy giải thích tại sao tiếng nói của một người phát ra từ một tiêu điểm bên này, mặc dù khi đi đến các điểm khác nhau trên elip vẫn luôn dội lại tới tiêu điểm bên kia cùng một lúc.

Người ta chứng minh được rằng ánh sáng hay âm thanh đi từ một tiêu điểm, khi đến một điểm M bất kì trên elip luôn luôn cho tia phản xạ đi qua tiêu điểm còn lại, nghĩa là đi theo các bán kính qua tiêu (Hình 7a). Vòm xe điện ngầm của một thành phố có mặt cắt hình elip (Hình 7b). Hãy giải thích tại sao tiếng nói của một người phát ra từ một tiêu điểm bên này, mặc dù khi đi đến các điểm khác nhau trên elip vẫn luôn dội lại tới tiêu điểm bên kia cùng một lúc. (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Vì âm thanh đi từ một tiêu điểm, khi đến một điểm M bất kì trên elip luôn luôn cho tia phản xạ đi qua tiêu điểm còn lại, nghĩa là đi theo các bán kính qua tiêu nên quãng đường âm thanh đã đi là MF1 + MF2.

Mà MF1 + MF2 = (a + c/a x) + (a – c/a x) = 2a nên quãng đường âm thanh đi luôn không đổi dù đến các điểm khác nhau trên elip, vận tốc âm thanh cũng không đổi nên thời gian âm thanh đã đi cũng không đổi. Do đó âm thanh khi đi đến các điểm khác nhau trên elip vẫn luôn dội lại tới tiêu điểm bên kia cùng một lúc.


Câu 7:

Cho biết ti số e = c/a của các elip lần lượt là 3/4, 1/2, 1/4 (Hình 8). Tính tỉ số b/a theo e và nêu nhận xét về sự thay đổi của hình dạng elip gắn với hình chữ nhật cơ sở khi e thay đổi.

Cho biết ti số e = c/a của các elip lần lượt là 3/4, 1/2, 1/4 (Hình 8). Tính tỉ số b/a theo e và nêu nhận xét về sự thay đổi của hình dạng elip gắn với hình chữ nhật cơ sở khi e thay đổi. (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Ta có ba=a2c2a=1e2. Nhận xét:

– Khi tâm sai e càng bé (tức là càng gần 0) thì b càng gần a và elip trông càng "béo".

– Khi tâm sai e càng lớn (tức là càng gần 1) thì tỉ số b/a càng gần 0 và elip trông càng "dẹt".


Câu 8:

a) Tìm tâm sai của elip (E): x2100+y299=1 và elip(E'):x210+y21=1.

b) Không cần vẽ hình, theo bạn elip nào có hình dạng "dẹt" hơn?

Xem đáp án

Có e=ca=a2b2a=a2b2a2.

a) Tâm sai của (E) là e = 10099100=1100=110=0,1;

tâm sai của (E') là e' = 10110=910=3100,95.

b) Vì (E') có tâm sai lớn hơn tâm sai của (E) nên (E') có hình dạng "dẹt" hơn.


Câu 9:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Nhìn hình ta thấy quỹ đạo chuyển động của tiểu hành tinh HD20782b "dẹt" hơn so với quỹ đạo chuyển động của Trái Đất, do đó tâm sai của quỹ đạo chuyển động của Trái Đất nhỏ hơn tâm sai của quỹ đạo chuyển động của tiểu hành tinh HD20782b.


Câu 11:

Tìm toạ độ hai tiêu điểm và viết phương trình hai đường chuẩn tương ứng của các elip sau:

a) (E1):x24+y21=1;

b) (E2):x2100+y236=1.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) Có a2 = 4, b2 = 1 => a = 2, b = 1 c=a2b2=41=3.

Toạ độ hai tiêu điểm của elip là F1(3;0) và F2(3;0).

Phương trình đường chuẩn ứng với tiêu điểm F1

Δ1x+ae=0x+a2c=0x+43=0;

Phương trình đường chuẩn ứng với tiêu điểm F2

Δ2xae=0xa2c=0x43=0.


Câu 12:

Lập phương trình chính tắc của elip có tiêu cự bằng 6 và khoảng cách giữa hai đường chuẩn là 50/3.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Gọi phương trình chính tắc của elip đã cho là x2a2+y2b2=1 (a > b > 0).

Theo đề bài ta có:

Elip có tiêu cự bằng 6, suy ra 2c = 6, suy ra c = 3.

Khoảng cách giữa hai đường chuẩn là 50/3, suy ra 2ae=503

ae=253a2c=253a23=253a2=25b2=a2c2=259=16.

Vậy phương trình chính tắc của elip đã cho là x225+y216=1.


Câu 13:

Cho elip (E):x264+y236=1.

a) Tìm tâm sai, chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật cơ sở của (E) và vẽ (E).

b) Tìm độ dài hai bán kính qua tiêu của điểm M(0; 6) trên (E).

c) Tìm toạ độ hai tiêu điểm và viết phương trình hai đường chuẩn của (E).

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) Có a2 = 64, b2 = 36 => a = 8, b = 6 c=a2b2=28=27.

Tâm sai của (E) là e=ca=278=74.

Chiều dài hình chữ nhật cơ sở là 2a = 16, chiều rộng hình chữ nhật cơ sở là 2b = 12.

Vẽ (E):

b) hai bán kính qua tiêu của điểm M(0; 6) là MF1 = a + c/a x = 8 + 74.0 = 8,

MF2 = a – cax = 8 ­– 74.0 = 8.


Câu 14:

Tìm các điểm trên elip (E): x2a2+y2b2=1 có độ dài hai bán kính qua tiêu nhỏ nhất, lớn nhất.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Xét điểm M có toạ độ là (x; y).

+) Xét khoảng cách từ M đến F1.

Theo công thức độ dài bán kính qua tiêu ta có MF1 = a + cax.

Mặt khác, vì M thuộc elip nên –a ≤ x ≤ a

 ca.(a)caxca.accaxcaca+caxa+c.

Vậy a – c ≤ MF1 ≤ a + c.

Vậy độ dài MF1 nhỏ nhất bằng a – c khi M có hoành độ là –a, lớn nhất bằng a + c khi M có hoành độ bằng a.

+) Xét khoảng cách từ M đến F2.

Theo công thức độ dài bán kính qua tiêu ta có MF2 = a – cax.

Mặt khác, vì M thuộc elip nên –a ≤ x ≤ a

 ca.(a)caxca.accaxcccaxca+ca+caxac.

Vậy a + c ≥ MF2 ≥ a – c.

Vậy độ dài MF2 nhỏ nhất bằng a – c khi M có hoành độ là a, lớn nhất bằng a + c khi M có hoành độ bằng –a.


Câu 15:

Lập phương trình chính tắc của elip có tiêu cự bằng 12 và khoảng cách giữa hai đường chuẩn là 169/6.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Gọi phương trình chính tắc của elip đã cho là x2a2+y2b2=1 (a > b > 0).

Theo đề bài ta có:

Elip có tiêu cự bằng 12, suy ra 2c = 12, suy ra c = 6.

Khoảng cách giữa hai đường chuẩn là 169/6, suy ra 2ae=1696

ae=16912a2c=16912a26=16912a2=84,5b2=a2c2=84,536=48,5.

Vậy phương trình chính tắc của elip đã cho là x284,5+y248,5=1.


Câu 16:

Cho elip (E):x29+y21=1.

a) Tìm tâm sai và độ dài hai bán kính qua tiêu của điểm M(3; 0) trên (E).

b) Tìm điểm N trên (E) sao cho NF1 = NF2.

c) Tìm điểm S trên (E) sao cho SF1 = 2SF2.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) Có a2 = 9, b2 = 1 => a = 3, b = 1 c=a2b2=8=22.

Tâm sai của (E) là e=ca=223.

Độ dài hai bán kính qua tiêu của điểm M(3; 0) là MF1 = a +cax = 3 + 223.3 = 3 + 22, MF2 = a –cax = 3 – 223.3 = 3 –22,

b) Gọi toạ độ của N là (x; y). Khi đó NF1 = a +cax, NF2 = a –cax.

NF1 = NF2 => a +cax = a –cax => x = 0 [y=1y=1.

Vậy có hai điểm N thoả mãn là N1(0; 1) và N2(0; –1).

c) Gọi toạ độ của S là (x; y). Khi đó SF1 = a + cax, SF2 = a – cax.

SF1 = 2SF2 => a + cax = 2(acax)3cax=ax=a23c=93.22=324

[y=32y=32.

 

Vậy có hai điểm S thoả mãn là S1(324;32) và S2(324;32).


Câu 17:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn hệ trục toạ độ sao cho tâm Mặt Trời trùng với tiêu điểm F1 của elip và trục Ox đi qua hai tiêu điểm của elip, đơn vị trên các trục toạ độ là triệu kilômét.

Khi đó phương trình của elip có dạng x2a2+y2b2=1 (a > b > 0).

Gọi toạ độ của Trái Đất là M(x; y) thì khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trời là MF1 = a – ex ≥ a – ea (vì x ≤ a). Do đó khoảng cách gần nhất giữa Trái Đất và tâm Mặt Trơ là a – ea, suy ra a – ea = 147 => a = 1471e.

Mặt khác vì x ≥ –a nên a – ex ≤ a + ea nên khoảng cách xa nhất giữa Trái Đất và tâm Mặt Trời là a + ea = a(1 + e) = 1471e(1+e)152 (triệu km).

Vậy khoảng cách xa nhất giữa Trái Đất và tâm Mặt Trời là 152 triệu km.


Câu 18:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn hệ trục toạ độ sao cho tâm Trái Đất trùng với tiêu điểm F1 của elip (E) và trục Ox đi qua hai tiêu điểm của elip, đơn vị trên các trục toạ độ là kilômét.

Khi đó phương trình của elip có dạng x2a2+y2b2=1 (a > b > 0).

Gọi toạ độ của Trái Đất là M(x; y) thì khoảng cách giữa vệ tinh và tâm Trái Đất là MF1 = a – ex.

Vì –a ≤ x ≤ a nên a – ea ≤ a –ex ≤ a + ea.

Do đó khoảng cách gần nhất giữa vệ tinh và tâm Trái Đất là a – ea và khoảng cách xa nhất giữa vệ tinh và tâm Trái Đất là a + ea {aea=6586a+ea=7310.

Cộng theo vế 2 phương trình này ta được 2a = 113896, suy ra a = 6948.

Thay vào phương trình thứ nhất ta được 6948 – 6948e = 6586 =>  e ≈ 0,052.

Vậy tâm sai của quỹ đạo chuyển động của vệ tinh Sputnik I là 0,052.

 


Bắt đầu thi ngay