Thứ bảy, 20/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Định lý côsin và định lý sin có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Định lý côsin và định lý sin có đáp án

Dạng 1: Xác định các cạnh và góc chưa biết trong tam giác có đáp án

  • 534 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 112^\circ \), AC = 7 và AB = 10. Tính độ dài của cạnh BC và các góc B, C của tam giác đó.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Theo định lý côsin, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 −2.AB.AC.cosA = 72 + 102 −2.7.10.cos112° ≈ 201,44.

Vậy \(BC \approx \sqrt {201,44} \approx 14,19\).

Theo hệ quả của định lý cô sin, ta có:

\(\cos B = \frac{{A{B^2} + B{C^2} - A{C^2}}}{{2.AB.BC}} \approx \frac{{{{10}^2} + {{14,19}^2} - {7^2}}}{{2.10.14,19}} \approx 0,89\).

Suy ra \[\widehat B \approx 27^\circ 7'\].

Ta có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \Rightarrow \widehat C = 180^\circ - \left( {\widehat A + \widehat B} \right)\)

 Do đó: \(\widehat C \approx 40^\circ 53'\).


Câu 2:

Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 63^\circ \), \(\widehat B = 87^\circ \), BC = 15. Tính độ dài cạnh AB, AC của tam giác đó.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đặt a = BC, b = AC, c = AB.

Ta có a = 15.

Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác ta có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \Rightarrow \widehat C = 180^\circ - \left( {\widehat A + \widehat B} \right)\)\( = 180^\circ - \left( {63^\circ + 87^\circ } \right) = 30^\circ \).

Áp dụng định lý sin, ta có \(\frac{a}{{\sin A}} = \frac{b}{{\sin B}} = \frac{c}{{\sin C}}\).

Suy ra \(AC = b = \frac{{a\sin B}}{{\sin A}} = \frac{{15.\sin 87^\circ }}{{\sin 63^\circ }} \approx 16,81\);

\(AB = c = \frac{{a\sin C}}{{\sin A}} = \frac{{15.\sin 30^\circ }}{{\sin 63^\circ }} \approx 8,42\).


Câu 3:

Cho tam giác ABC có a = 4, b = 6 và cosC = \(\frac{2}{3}\). Giá trị của c bằng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B.

Áp dụng định lý côsin vào tam giác ABC ta có:\({c^2} = {a^2} + {b^2} - 2ab\cos C\)

Thay số

\({c^2} = {4^2} + {6^2} - 2.4.6.\frac{2}{3} = 20\).

Do đó: \(c = \sqrt {20} = 2\sqrt 5 \).


Câu 4:

Cho tam giác DEF có DE = 4 cm; DF = 5 cm và EF = 3 cm. Số đo của của góc D gần nhất với giá trị nào dưới đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Áp dụng hệ quả của định lý côsin vào tam giác DEF ta được:

\(\cos D = \frac{{D{E^2} + D{F^2} - E{F^2}}}{{2.DE.DF}} = \frac{{{4^2} + {5^2} - {3^2}}}{{2.4.5}} = \frac{4}{5}\).

Do đó \(\widehat D \approx 36,87^\circ \).


Câu 5:

Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 60^\circ \), \(\widehat B = 45^\circ \), b = 4. Tính cạnh a.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A.

Theo định lí sin ta có

\(\frac{a}{{\sin A}} = \frac{b}{{\sin B}}\)\( \Rightarrow a = \frac{{b.\sin A}}{{\sin B}}\)\( = \frac{{4.\sin 60^\circ }}{{\sin 45^\circ }} = 2\sqrt 6 \).


Câu 6:

Cho tam giác nhọn MNP có \(\widehat N = 60^\circ \); MP = 8 cm; MN = 5 cm. Số đo của góc M gần nhất với giá trị:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C.

Áp dụng định lý sin ta có:

\(\frac{{MN}}{{\sin P}} = \frac{{MP}}{{\sin N}} \Rightarrow \sin P = \frac{{MN.\sin N}}{{MP}} = \frac{{5.\sin 60^\circ }}{8} = \frac{{5\sqrt 3 }}{{16}}\)

\( \Rightarrow \widehat P \approx 32^\circ 46'\) (do góc P nhọn)

\( \Rightarrow \widehat M \approx 180^\circ - 60^\circ - 32^\circ 46' = 87^\circ 14'\) (suy ra từ định lí tổng 3 góc trong tam giác).


Câu 7:

Cho tam giác ABC biết AB = 4, BC = 6, \(\widehat B = 120^\circ \). Độ dài cạnh AC là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A.

Áp dụng định lý côsin trong tam giác ABC, ta có:

\(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} - 2AB.BC.\cos B\)

Thay số: \(A{C^2} = {4^2} + {6^2} - 2.4.6.\cos 120^\circ = 76\)

\( \Rightarrow AC = 2\sqrt {19} \).

Vậy độ dài của cạnh AC là \(2\sqrt {19} \).


Câu 8:

Cho tam giác ABC có BC = 5, CA = 6, AB = 7. Côsin của góc có số đo lớn nhất trong tam giác đã cho là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B.

Xét tam giác ABC có: 7 > 6 > 5, suy ra: AB > CA > BC

\( \Rightarrow \widehat C > \widehat B > \widehat A\)( quan hệ giữa góc và cạnh đối diện: trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn).

Vậy góc có số đo lớn nhất trong tam giác là góc C.

Áp dụng định lý côsin trong tam giác ABC ta có:

\(\cos C = \frac{{A{C^2} + B{C^2} - A{B^2}}}{{2.AC.BC}} = \frac{{{6^2} + {5^2} - {7^2}}}{{2.6.5}} = \frac{1}{5}\).


Câu 9:

Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 120^\circ \), AB = 1, AC = 2. Trên tia CA kéo dài lấy điểm D sao cho BD = 2. Tính AD.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A.

Media VietJack

Ta có: \(\widehat {BAD} + \widehat {BAC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

Suy ra: \(\widehat {BAD} = 180^\circ - \widehat {BAC} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ \) nên cos\(\widehat {BAD} = \frac{1}{2}\).

Do đó áp dụng định lí côsin trong tam giác ABD, ta có:

\(\cos \widehat {BAD} = \frac{{A{D^2} + A{B^2} - B{D^2}}}{{2.AD.AB}}\)\( \Leftrightarrow \frac{1}{2} = \frac{{A{D^2} + {1^2} - {2^2}}}{{2.AD.1}}\)

\[ \Leftrightarrow A{D^2} - AD - 3 = 0\]

\( \Rightarrow AD = \frac{{1 + \sqrt {13} }}{2}\) (do AD > 0).


Câu 10:

Cho góc xOy bằng 60°. Gọi A và B là hai điểm di động lần lượt trên Ox và Oy sao cho AB = \(4\sqrt 3 \). Tính độ dài đoạn OA để OB có độ dài lớn nhất.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Media VietJack

Áp dụng định lý sin trong tam giác OAB ta có:

\(\frac{{OB}}{{\sin \widehat {OAB}}} = \frac{{AB}}{{\sin \widehat {AOB}}}\)

\( \Rightarrow OB = \frac{{AB.\sin \widehat {OAB}}}{{\sin \widehat {AOB}}} = \frac{{4\sqrt 3 .\sin \widehat {OAB}}}{{\sin 60^\circ }} = 8.\sin \widehat {OAB}\).

Mà \(\sin \widehat {OAB} \le 1 \Rightarrow OB \le 8\).

Suy ra maxOB = 8 \( \Leftrightarrow \sin \widehat {OAB} = 1 \Rightarrow \widehat {OAB} = 90^\circ \)

Suy ra tam giác OAB vuông tại A.

Do đó \(OA = \sqrt {O{B^2} - A{B^2}} = \sqrt {{8^2} - {{\left( {4\sqrt 3 } \right)}^2}} = 4\).


Câu 11:

Cho tam giác ABC nhọn biết a = \(\sqrt {24} \), c = \(2 + \sqrt {12} \) và bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là R = \(2\sqrt 2 \). Tìm cạnh b của tam giác ABC biết b là số nguyên.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B.

Áp dụng định lý sin trong tam giác ABC có:

\(\frac{a}{{\sin A}} = \frac{b}{{\sin B}} = \frac{c}{{\sin C}} = 2R\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\sqrt {24} }}{{\sin A}} = \frac{b}{{\sin B}} = \frac{{2 + \sqrt {12} }}{{\sin C}} = 4\sqrt 2 \)

Do đó \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sin A = \frac{{\sqrt {24} }}{{4\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}}\\{\sin C = \frac{{2 + \sqrt {12} }}{{4\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}{4}}\end{array}} \right.\), suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\widehat A = 60^\circ }\\{\widehat C = 75^\circ }\end{array}} \right.\) (do tam giác ABC nhọn).

Trong tam giác ABC có \(\widehat B = 180^\circ - \left( {\widehat A + \widehat C} \right) = 180^\circ - \left( {60^\circ + 75^\circ } \right) = 45^\circ \).

Từ đó ta có: \(\frac{b}{{\sin 45^\circ }} = 4\sqrt 2 \Rightarrow b = \sin 45^\circ .4\sqrt 2 = 4\).


Câu 12:

Cho tam giác ABC biết \(\frac{{\sin B}}{{\sin C}} = \sqrt 3 \) và \(AB = 2\sqrt 2 \). Tính AC.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C.

Áp dụng định lý sin trong tam giác ABC, ta có

\(\frac{b}{{\sin B}} = \frac{c}{{\sin C}} \Leftrightarrow \frac{{\sin B}}{{\sin C}} = \frac{b}{c} = \frac{{AC}}{{AB}}\)

Từ \(\frac{{\sin B}}{{\sin C}} = \sqrt 3 \) suy ra \(\frac{{AC}}{{AB}} = \sqrt 3 \Leftrightarrow AC = AB\sqrt 3 = 2\sqrt 2 .\sqrt 3 = 2\sqrt 6 \).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương