Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 6 có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 6 có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 6 có đáp án

  • 497 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tập xác định của hàm số \[y = \frac{{x - 1}}{{{x^2} - x + 3}}\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: \[{x^2} - x + 3 = {\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{{11}}{4} > 0{\rm{ }}\forall x \in \mathbb{R}\].

Vậy hàm số có tập xác định D = ℝ.


Câu 2:

Cho hàm số có đồ thị như hình vẽ

Cho hàm số có đồ thị như hình vẽ Kết luận nào sau đây là đúng (ảnh 1)

Kết luận nào sau đây là đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Quan sát đồ thị hàm số, ta thấy:

Đồ thị ta có hàm số đi lên trên khoảng (– ∞; 1) và đi xuống trên khoảng (1; + ∞) nên hàm số đồng biến trên khoảng (– ∞; 1) và nghịch biến trên khoảng (1; + ∞).

Vậy đáp án đúng là C.


Câu 3:

Tọa độ đỉnh I của parabol (P): y = x2 + 8x + 12 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

Tọa độ đỉnh \[I\left( { - \frac{b}{{2a}}; - \frac{\Delta }{{4a}}} \right)\]

Ta có \[ - \frac{b}{{2a}} = - \frac{8}{{2.1}} = - 4\]; \[ - \frac{\Delta }{{4a}} = - \frac{{{8^2} - 4.1.12}}{{4.1}} = - 4\]

Vậy tọa độ đỉnh I(– 4; – 4)


Câu 4:

Đồ thị hàm số y = – 9x2 + 6x – 1 có dạng là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung là điểm A(0; – 1) vậy giao điểm có tung độ âm nên loại đáp án A.

Trục đối xứng của đồ thị hàm số \[x = - \frac{b}{{2a}} = - \frac{6}{{2.( - 9)}} = \frac{1}{3}\] vậy trục đối xứng nằm về phần dương của trục Ox nên loại đáp án C và D.

Vậy đáp án đúng là B.


Câu 5:

Cho f(x) = x2 – 1. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau đây

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Xét f(x) = x2 – 1 có ∆ = – 4.(–1) = 4 > 0, a = 1 > 0 và có hai nghiệm phân biệt x1 = –1 và x2 = 1.

Khi đó ta có bảng xét dấu:

Cho f(x) = x^2 – 1. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau (ảnh 1)

Từ bảng xét dấu ta có f(x) > 0 khi x (– ∞; –1) \( \cup \) (1; + ∞); f(x) < 0 khi x ( 1; 1)

Vậy khẳng định sai là D


Câu 6:

Tam thức f(x) = x2 – 2x – 3 nhận giá trị dương khi và chỉ khi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Xét f(x) = x2 – 2x – 3 có ∆’ = (–1)2 – 1(–3) = 4 > 0 và a = 1 > 0 nên hàm số có hai nghiệm phân biệt x1 = –1 và x2 = 3.

Khi đó, ta có bảng xét dấu:

Tam thức f(x) = x^2 – 2x – 3 nhận giá trị dương khi và chỉ khi (ảnh 1)

Suy ra f(x) > 0 với x (– ∞; – 1) \( \cup \) (3; + ∞); f(x) < 0 khi x ( 1; 3)

Vậy f(x) nhận giá trị dương khi x (– ∞; – 1) \( \cup \) (3; + ∞).


Câu 7:

Cho parabol (P): y = ax2 + bx + 1. Xác định (P) biết rằng parabol đi qua hai điểm A(1; 4) và B(– 1; 2).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì parabol đi qua A(1; 4) ta có 4 = a + b + 1

Parabol qua B(– 1; 2) ta có 2 = a – b + 1

Khi đó ta có hệ phương trình: \[\left\{ \begin{array}{l}a + b = 3\\a - b = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = 1\end{array} \right.\]

Vậy parabol cần tìm là: y = 2x2 + x + 1.


Câu 8:

Nghiệm của phương trình \[\sqrt {2x - 3} = x - 3\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điều kiện của phương trình 2x – 3 ≥ 0 \[ \Leftrightarrow x \ge \frac{3}{2}\]

Ta có \[\sqrt {2x - 3} = x - 3 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\2x - 3 = {(x - 3)^2}\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\{x^2} - 8x + 12 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\\left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = 6\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 6\]


Câu 9:

Số nghiệm của phương trình \[\sqrt {{x^2} - 3x} = \sqrt {2x - 4} \]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Điều kiện của phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 3x \ge 0\\2x - 4 \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x \le 0\\x \ge 3\end{array} \right.\\x \ge 2\end{array} \right. \Leftrightarrow x \ge 3\]

Xét phương trình:\[\sqrt {{x^2} - 3x} = \sqrt {2x - 4} \]

\[ \Leftrightarrow {x^2} - 3x = 2x - 4\]

\[ \Leftrightarrow {x^2} - 5x + 4 = 0\]

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 4\end{array} \right.\]

Ta thấy x = 1 (không thỏa mãn điều kiện), x = 4 (thỏa mãn điều kiện).

Vậy phương trình có 1 nghiệm x = 4.


Câu 10:

Tập xác định của hàm số \[y = \frac{{\sqrt {x - 2} - 2}}{{x - 6}}\] là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Điều kiện xác định \[\left\{ \begin{array}{l}x - 2 \ge 0\\x - 6 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 2\\x \ne 6\end{array} \right.\]

Vậy tập xác định của hàm số là D = [2; 6) \[ \cup \] (6; + ∞).


Câu 11:

Cho parabol (P): y = ax2 + bx + c có đồ thị như hình bên. Phương trình của parabol này là :

Cho parabol (P): y = ax^2 + bx + c có đồ thị như hình bên (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Dựa vào đồ thị ta có trục đối xứng x = 1

Đáp án A, B đều có trục đối xứng x = 1 nên A, B đều thỏa mãn

Đáp án C có trục đối xứng x = 2 nên loại đáp án C.

Đáp án D có trục đối xứng \[x = \frac{1}{4}\] nên loại đáp án D.

Dựa vào đồ thị ta có tọa độ đỉnh I(1; – 3)

Đáp án A có tọa độ đỉnh I(1; – 3) đáp án A thỏa mãn.

Đáp án B có tọa độ đỉnh I(1; – 2) nên loại đáp án B.


Câu 12:

Cho hàm số: y = x2 – 2x – 1, khẳng định nào sau đây sai?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có a = 1 > 0; b = 2; c = 1.

Vì a = 1 > 0 nên

Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \frac{b}{{2a}}; + \infty } \right)\) hay (1; + ∞). Đáp án A đúng

Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - \frac{b}{{2a}}} \right)\) hay ( ∞; 1). Đáp án C đúng

Tọa độ đỉnh xI = \( - \frac{b}{{2a}} = - \frac{{ - 2}}{{2.1}} = 1\) và yI = \( - \frac{\Delta }{{4a}} = - \frac{{{b^2} - 4ac}}{{4a}} = - \frac{{{{( - 2)}^2} - 4.1.( - 1)}}{{4.1}} = - 2\).

Vậy toạ độ đỉnh I(1; - 2)

Đáp án D đúng

Đồ thị hàm số có trục đối xứng là \[x = - \frac{b}{{2a}} = 1\]. Đáp án B sai


Câu 13:

Cho f(x) = mx2 – 2x – 1. Xác định m để f(x) < 0  với mọi x ℝ.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trường hợp 1. m = 0. Khi đó f(x) = – 2x – 1 < 0 \[ \Leftrightarrow x > - \frac{1}{2}\]

Vậy m = 0 không thỏa mãn f(x) < 0 với \[\forall x \in \mathbb{R}\]

Trường hợp 2. m ≠ 0.

Khi đó: f(x) = mx2 – 2x – 1 < 0 với \[\forall x \in \mathbb{R}\]\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = m < 0\\\Delta ' = 1 + m < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow m < - 1\]

Vậy m < 1 thỏa mãn bài toán.


Câu 14:

Tổng các nghiệm của phương trình \[{x^2} - 2x + 3\sqrt {{x^2} - 2x - 3} = 7\] là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điều kiện của phương trình: x2 – 2x – 3 ≥ 0 \[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x \ge 3\\x \le - 1\end{array} \right.\]

\[{x^2} - 2x + 3\sqrt {{x^2} - 2x - 3} = 7 \Leftrightarrow {x^2} - 2x - 3 + 3\sqrt {{x^2} - 2x - 3} - 4 = 0\]

Đặt \[\sqrt {{x^2} - 2x - 3} = t(t \ge 0)\] ta có phương trình t2 + 3t – 4 =0\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 1\\t = - 4\end{array} \right.\]

Kết hợp với điều kiện của t ta thấy t = 1 thỏa mãn

Với t = 1 \[ \Rightarrow \sqrt {{x^2} - 2x - 3} = 1 \Leftrightarrow {x^2} - 2x - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1 + \sqrt 5 \\x = 1 - \sqrt 5 \end{array} \right.\]

Kết hợp với điều kiện của x thì \[x = 1 + \sqrt 5 ;x = 1 - \sqrt 5 \] đều thỏa mãn

Vậy tổng các nghiệm của phương trình S = 2.


Câu 15:

Nghiệm của phương trình \[\sqrt {x - 2} + \sqrt {x + 3} = 5\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Điều kiện của phương trình: \[\left\{ \begin{array}{l}x - 2 \ge 0\\x + 3 \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x \ge 2\]

\[\sqrt {x - 2} + \sqrt {x + 3} = 5\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 2\\x - 2 + x + 3 + 2\sqrt {(x - 2)(x + 3)} = 25\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 2\\\sqrt {{x^2} + x - 6} = 12 - x\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 \le x \le 12\\{x^2} + x - 6 = {x^2} - 24x + 144\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 \le x \le 12\\25x - 150 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 6\].


Câu 16:

Hàm số y = – x2 + 2x + 1 đồng biến trên khoảng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tọa độ đỉnh của hàm số là I(1; 2)

Bảng biến thiên

Hàm số y = – x2 + 2x + 1 đồng biến trên khoảng (ảnh 1)

Từ bảng biến thiên ta có hàm số tăng từ trái sang phải trên khoảng (– ∞; 1) nên hàm số đồng biến trên khoảng (– ∞; 1).


Câu 17:

Cho bất phương trình 2x2 – 4x + m + 5 > 0. Tìm m để bất phương trình đúng \(\forall x \ge 3\)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: a = 2 > 0. Do đó, 2x2 – 4x + m + 5 > 0, \(\forall x \ge 3\) sẽ có trường hợp sau:

Trường hợp 1. ∆ < 0 \( \Leftrightarrow \) ( 4)2 – 4.2.(m + 5) < 0 \( \Leftrightarrow \) m > 3, khi đó

2x2 – 4x + m + 5 > 0 với \(\forall x \in \mathbb{R}\).

Do đó 2x2 – 4x + m + 5 > 0 với \(\forall x \ge 3\).

Trường hợp 2. ∆ ≥ 0, khi đó phương trình 2x2 – 4x + m + 5 = 0 sẽ có hai nghiệm x1; x2.

Do đó, để 2x2 – 4x + m + 5 > 0, \(\forall x \ge 3\)\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta \ge 0\\{x_1} \le {x_2} < 3\end{array} \right.\]

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta \ge 0\\a\,f\left( 3 \right) > 0\\\frac{S}{2} < 3\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le - 3\\2\left( {{{2.3}^2} - 4.3 + m + 5} \right) > 0\\1 < 3\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le - 3\\m > - 11\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \). – 11 < m ≤ – 3

Kết hợp hai trường hợp lại ta được m > – 11 thì thì 2x2 – 4x + m + 5 > 0 với \(\forall x \ge 3\).


Câu 18:

Tập ngiệm của bất phương trình: x(x + 5) ≤ 2(x2 + 2) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Ta có: x(x + 5) ≤ 2(x2 + 2) \( \Leftrightarrow \)x2 – 5x + 4 ≥ 0

Đặt f(x) = x2 – 5x + 4 ta có f(x) = 0 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 4\end{array} \right.\).

Ta có bảng xét dấu :

Tập ngiệm của bất phương trình: x(x + 5) ≤ 2(x^2 + 2) là: (ảnh 1)

Dựa vào bảng xét dấu nghiệm của bất phương trình \[x \in (--\infty ;1] \cup [4; + \infty )\]


Câu 19:

Bất phương trình: \[\left( {{x^2} - 3x - 4} \right).\sqrt {{x^2} - 5} < 0\] có bao nhiêu nghiệm nguyên dương?

Xem đáp án

Ta có điều kiện: x2 – 5 ≥ 0\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x \le - \sqrt 5 \,\\x \ge \sqrt 5 \end{array} \right.\].

Vậy \[\left( {{x^2} - 3x - 4} \right).\sqrt {{x^2} - 5} < 0\]\[ \Leftrightarrow \] x2 – 3x – 4 < 0.

Xét x2 – 3x – 4 = 0 \[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1\\x = 4\end{array} \right.\]

Ta có bảng xét dấu

Bất phương trình: (x^2 - 3x - 4) . căn bậc hai (x^2 - 5) < 0 có bao nhiêu (ảnh 1)

Dựa vào bảng xét dấu ta có x2 – 3x – 4 < 0 \[ \Leftrightarrow \] – 1 < x < 4

Kết hợp với điều kiện ta được: \[x \in \left( {\sqrt 5 ;4} \right)\]. Suy ra nghiệm nguyên dương của bất phương trình đã cho là: x = 3.

Vậy bất phương trình có 1 nghiệm nguyên dương.

Câu 20:

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình sau:

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình sau: Hàm số đồng biến trên khoảng (ảnh 1)

Hàm số đồng biến trên khoảng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đồ thị hàm số đi lên từ trái qua phải trên khoảng \[\left( {--\frac{{\rm{3}}}{{\rm{2}}}; + \infty } \right)\]nên hàm số đồng biến trên khoảng \[\left( {--\frac{3}{2}; + \infty } \right)\].


Câu 21:

Tìm tất cả các giá trị của a để bất phương trình ax2 – x + a ≥ 0, \(\forall x \in \mathbb{R}\)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

ax2 – x + a ≥ 0, \(\forall x \in \mathbb{R}\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a > 0\\\Delta = {\left( { - 1} \right)^2} - 4.a.a \le 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a > 0\\1 - 4{a^2} \le 0\end{array} \right.\)

Xét tam thức bậc hai f(a) = 1 – a2, có ∆ = 02 – 4.(-4).1 = 16 > 0. Do đó f(a) có hai nghiệm phân biệt \(a = \frac{1}{2}\)\(a = - \frac{1}{2}\)

Ta có bảng xét dấu

Tìm tất cả các giá trị của a để bất phương trình ax^2 – x + a > = 0 (ảnh 1)

Dựa vào bảng xét dấu ta có 1 – 4a2 ≤ 0 \( \Leftrightarrow a \in \left( { - \infty ; - \frac{1}{2}} \right] \cup \left[ {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\).

Kết hợp với điều kiện a > 0 suy ra a \(\left[ {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\).

Vậy để ax2 – x + a ≥ 0, \(\forall x \in \mathbb{R}\) thì a \(\left[ {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\) hay a ≥ \(\frac{1}{2}\).


Câu 22:

Để f(x) = x2 + (m + 1)x +2m + 7 > 0 với mọi x thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có f(x) > 0 với \(\forall x \in \mathbb{R}\)\[\left\{ \begin{array}{l}a = 1 > 0\\\Delta = {(m + 1)^2} - 4.(2m + 7) < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1 > 0\\\Delta = {m^2} - 6m - 27 < 0\end{array} \right.\]

Xét tam thức bậc hai f(m) = m2 – 6m – 27, có ∆’ = 9 – (-27) = 36 > 0. Do đó f(m) có hai nghiệm phân biệt là m = -3 và m = 9.

Ta có bảng xét dấu

Để f(x) = x^2 + (m + 1)x +2m + 7 > 0 với mọi x thì (ảnh 1)

Dựa vào bảng xét dấu để ∆ < 0 thì – 3 < m < 9.

Vậy đáp án đúng là C.


Câu 23:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để bất phương trình

f(x) = (m – 3)x2 + (m + 2)x – 4 > 0 vô nghiệm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có f(x) > 0 vô nghiệm \( \Leftrightarrow f\left( x \right) \le 0\,\,\forall x \in \mathbb{R}\).

Xét m = 3 ta có f(x) = 5x – 4 với \(x > \frac{4}{5}\) thì f(x) > 0 nên m = 3 không thỏa mãn.

Xét m ≠ 3 ta có \(f\left( x \right) \le 0\,\,\forall x \in \mathbb{R}\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = m - 3 < 0\\\Delta = {m^2} + 20m - 44 \le 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m < 3\\{m^2} + 20m - 44 \le 0\end{array} \right.\)

Xét tam thức bậc hai (biến m): m2 + 20m 44 có ∆’ = 102 – (-44) = 144 > 0. Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt x = -22 và x = 2.

Ta có bảng xét dấu

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để bất phương trình  (ảnh 1)

Để \(f\left( x \right) \le 0\,\,\forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m < 3\\ - 22 \le m \le 2\end{array} \right. \Leftrightarrow - 22 \le m \le 2\)

Vậy đáp án đúng là B.


Câu 24:

Cho hàm số y = ax2 + bx + c có đồ thị như hình sau:

Cho hàm số y = ax^2 + bx + c có đồ thị như hình sau: (ảnh 1)

Kết luận nào sau đây đúng về hệ số a, b:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì bề lõm của đồ thị hướng lên trên nên a > 0;

Trục đối xứng của hàm số (đường màu đỏ) nằm bên phải trục Oy nên ta có trục đối xứng nhận giá trị dương hay \[{\rm{x}} = - \frac{{\rm{b}}}{{{\rm{2a}}}} > 0\] mà a > 0 nên b < 0.

Vậy a > 0 và b < 0.


Câu 25:

Hàm số y = x2 + 2x – 1 có bảng biến thiên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tọa độ đỉnh của hàm số là I(– 1; – 2)

Vì hệ số a > 0 nên hàm số đồng biến trên khoảng (– 1; + ∞) và nghịch biến trên khoảng (– ∞; – 1) ta có bảng biến thiên

Hàm số y = x^2 + 2x – 1 có bảng biến thiên là (ảnh 1)


Câu 26:

Đồ thị hàm số y = 4x2 – 3x – 1 có dạng nào trong các dạng sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giao điểm của đồ thị với trục tung tại A(0; – 1) nên đồ hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ âm. Do đó chỉ có hình C và hình D thỏa mãn.

Hàm số có trục đối xứng \[x = \frac{3}{8} > 0\]nên trục đối xứng nằm về phần dương của trục Ox.

Do đó hình D là hình vẽ đúng.


Câu 27:

Tập xác định của hàm số \[y = \sqrt {x - 2} + \frac{{\sqrt {{x^2} - 1} }}{3}\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hàm số \[y = \sqrt {x - 2} + \frac{{\sqrt {{x^2} - 1} }}{3}\] xác định khi \[\left\{ \begin{array}{l}x - 2 \ge 0\\{x^2} - 1 \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 2\\\left[ \begin{array}{l}x \le - 1\\x \ge 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow x \ge 2\].

Vậy tập xác định của hàm số là: D = [2; + ∞).


Câu 28:

Phương trình x2 – (m – 1)x + m2 – 3m + 2 = 0 có hai nghiệm trái dấu nhau khi và chỉ khi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

x2 – (m – 1)x + m2 – 3m + 2 = 0 có 2 nghiệm trái dấu khi a.c < 0

1. (m2 – 3m + 2) < 0

m2 – 3m + 2 < 0

1 < m < 2

Vậy phương trình có 2 nghiệm trái dấu khi 1 < m < 2.

Đáp án đúng là D.


Câu 29:

Số giá trị nguyên của x thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình :\(\sqrt {2 - x} + \frac{4}{{\sqrt {x + 1} + 3}} = 1\) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Điều kiện của phương trình : \(\left\{ \begin{array}{l}2 - x \ge 0\\x + 1 > 0\\\sqrt {x + 1} + 3 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow - 1 < x \le 2\).

Vì x ℤ nên x {0; 1; 2}.

Vậy có 3 giá trị nguyên của x thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình đã cho.


Câu 30:

Phương trình \[(x + 4)(x + 1) - 3\sqrt {{x^2} + 5x + 2} = 6\] có bao nhiêu nghiệm nguyên âm:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Điều kiện của phương trình: x2 + 5x + 2 ≥ 0\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x \ge \frac{{ - 5 + \sqrt {17} }}{2}\\x \le \frac{{ - 5 - \sqrt {17} }}{2}\end{array} \right.\]

\[(x + 4)(x + 1) - 3\sqrt {{x^2} + 5x + 2} = 6 \Leftrightarrow {x^2} + 5x + 4 - 3\sqrt {{x^2} + 5x + 2} = 6\]

Đặt \[\sqrt {{x^2} + 5x + 2} = t(t \ge 0)\]

\[{x^2} + 5x + 4 - 3\sqrt {{x^2} + 5x + 2} = 6 \Leftrightarrow {t^2} - 3t - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = - 1\\t = 4\end{array} \right.\]

Kết hợp với điều kiện t = 4 thỏa mãn

Với t = 4 ta có \[\sqrt {{x^2} + 5x + 2} = 4 \Leftrightarrow {x^2} + 5x - 14 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 7\end{array} \right.\]

Vậy phương trình đã cho có 1 nghiệm nguyên âm.


Bắt đầu thi ngay