Bài 2: Tập hợp
-
683 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nêu ví dụ về tập hợp.
Dùng kí hiệu ∈ và ∉ để viết các mệnh đề sau.
a)3 là một số nguyên;
b)√2 không phải là số hữu tỉ
Ví dụ về tập hợp: Toàn bộ học sinh lớp 10A
a) 3 ∈ Z
b) √2 ∉ Q
Câu 2:
Liệt kê các phần tử của tập hợp các ước nguyên dương của 30
A = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
Câu 3:
Tập hợp B các nghiệm của phương trình 2x2 – 5x + 3 = 0 được viết là B = { x ∈ R | 2x2 – 5x + 3 = 0}
Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp B.
B = {3/2;1}
Câu 4:
Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp: A = { x ∈ R | + x + 1 = 0}
Do phương trình + x + 1 = 0 vô nghiệm nên tập hợp A không có phần tử nào
Câu 5:
Biểu đồ minh họa trong hình nói gì về quan hệ giữa tập hợp các số nguyên Z và tập hợp các số hữu tỉ Q ? Có thể nói mỗi số nguyên là một số hữu tỉ hay không ?
Tập hợp các số nguyên Z nằm trong tập hợp các số hữu tỉ Q
Có thể nói mỗi số nguyên là một số hữu tỉ
Câu 6:
Xét hai trường hợp
A = { n ∈ N | n là bội của 4 và 6}
B = { n ∈ N | n là bội của 12}
Kiểm tra các kết luận sau
a)A ⊂ B b)B ⊂ A
Kết luận A đúng
Kết luận B đúng
Câu 7:
a) Cho A = {x ϵ N | x < 20 và x chia hết cho 3}.
Hãy liệt kê các phần tử của A.
b) Cho B = {2, 6, 12, 20, 30}.
Hãy xách định B bằng cách chỉ ra một tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.
c) Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp các học sinh lớp em cao trên 1m60.
a) Tập hợp A là tập các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 20.
Vậy A = {0, 3, 6, 9, 12, 15, 18}
b) Nhận thấy: 2 = 1.2 ; 6 = 2.3 ; 12 = 3.4 ; 20 = 4.5 ; 30 = 5.6
Vậy B = {x = n(n + 1) | n ∈ N* và n ≤ 5}
c) Ví dụ: C = {Nam, Hoa, Anh, Linh}.
Câu 8:
Trong hai tập hợp A, B dưới đây, tập hợp nào là tập hợp con của tập còn lại? Hai tập hợp A và B có bằng nhau không?
a) A là tập hợp các hình vuông;
B là tập hợp các hình thoi.
b) A = {n ∈ N | n là một ước chung của 24 và 30}.
B = { n ∈ N | n là một ước của 6}.
a) Vì mỗi hình vuông đều là một hình thoi nên A ⊂ B.
Có những hình thoi không phải là hình vuông nên B ⊄ A.
Vậy A ≠ B.
b) A = {n ∈ N | n là một ước chung của 24 và 30} = {1; 2; 3; 6}.
B = {n ∈ N | n là một ước của 6} = {1; 2; 3; 6}.
Ta thấy A ⊂ B và B ⊂ A nên A = B.
Câu 9:
Tìm tất cả các tập con của tập hợp sau:
a) A = {a; b}
b) B = {0; 1; 2}
a) A = {a; b} có các tập con: ∅; {a}; {b}; {a; b}
b) B = {0; 1; 2} có các tập con: ∅; {0}; {1} ; {2} ; {0, 1} ; {0, 2} ; {1, 2} ; {0; 1; 2}.