Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 2 (Vận dụng) có đáp án
-
634 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một người thợ được thuê làm một cái hồ bơi và một vườn hoa trên mảnh đất có diện tích là 200 m2 và phải để diện tích lối đi tối thiểu là 50 m2. Diện tích của hồ bơi và vườn hoa thỏa mãn các điều kiện trên lần lượt là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Gọi x (m2) là diện tích của hồ bơi và y (m2) là diện tích của vườn hoa (0 < x, y < 200).
Diện tích lối đi là 200 − x − y (m2).
Vì diện tích lối đi tối thiếu là 50 m2 nên ta có bất phương trình:
200 − x − y ≥ 50 (*).
+ Thay cặp số (100; 70) vào bất phương trình (*) ta được
200 − 100 − 70 = 30 < 50, không thỏa mãn.
+ Thay cặp số (100; 60) vào bất phương trình (*) ta được
200 − 100 − 60 = 40 < 50, không thỏa mãn.
+ Thay cặp số (90; 80) vào bất phương trình (*) ta được
200 − 90 − 80 = 30 < 50, không thỏa mãn.
+ Thay cặp số (100; 40) vào bất phương trình (*) ta được
200 − 100 − 40 = 60 ≥ 50, thỏa mãn.
Vậy diện tích của hồ bơi và vườn hoa lần lượt là 100 m2 và 40 m2.
Câu 2:
Một hộ gia đình tính chi phí sử dụng đèn và máy lạnh trong nhà. Biết đèn sử dụng trong 1 giờ tốn 500 đồng và máy lạnh sử dụng trong 1 giờ tốn 1 nghìn đồng. Hỏi số giờ sử dụng đèn trong 1 ngày và số giờ sử dụng máy lạnh trong 1 ngày để tổng số tiền điện trong một tháng (30 ngày) ít hơn 1 triệu đồng lần lượt là bao nhiêu ? (Biết căn nhà có 3 cái đèn và 2 cái máy lạnh)
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Gọi x (giờ) là số giờ sử dụng đèn trong 1 ngày và y (giờ) là số giờ sử dụng máy lạnh trong 1 ngày (x, y ≥ 0)
0,5x . 3 . 30 (nghìn đồng) là số tiền phải trả khi sử dụng đèn trong 1 tháng.
y . 2 . 30 (nghìn đồng) là số tiền phải trả khi sử dụng máy lạnh trong 1 tháng.
Ta có: 1 triệu = 1 000 nghìn đồng.
Để tổng số tiền điện trong một tháng ít hơn 1 triệu đồng thì :
0,5x . 3 . 30 + y . 2 . 30 < 1000 ⇔ 45x + 60y < 1000 (*).
Thay cặp số 15 giờ và 5 giờ vào bất phương trình trên ta được
45 . 15 + 60 . 5 = 975 < 1000, thỏa mãn.
Vậy có thể sử dụng đèn 15 giờ/ngày và sử dụng máy lạnh 5 giờ/ngày để tiền điện phải trả trong 1 tháng nhỏ hơn 1 triệu đồng.
Câu 3:
Giá trị lớn nhất của biểu thức G(x; y) = 10x + 20y trên miền xác định bởi hệ là :
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Trong mặt phẳng Oxy kẻ đường thẳng d1 : x + 2y − 10 = 0, d2 : y = 4.
Khi đó miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác OABC (kể cả biên) được tô đậm như hình vẽ.
Xét các đỉnh của miền khép kín được tạo bởi hệ là: O(0; 0), A(0; 4), B(2; 4), C(10; 0)
Ta có : G(x; y) = 10x + 20y
Khi đó: ⇒ Gmax = 100.
Câu 4:
Một xưởng sản xuất sử dụng ba loại máy để sản xuất hai loại sản phẩm quần và áo. Để sản xuất 1 cái áo lãi 200 nghìn đồng người ta sử dụng máy I trong 1 giờ, máy II trong 2 giờ và máy III trong 3 giờ. Để sản xuất 1 cái quần lãi 300 nghìn đồng người ta sử dụng máy I trong 3 giờ, máy II trong 4 giờ mà máy III trong 2 giờ. Biết rằng máy I chỉ hoạt động không quá 50 giờ, máy II hoạt động không quá 70 giờ và máy III hoạt động không quá 48 giờ. Hỏi phải sản xuất bao nhiêu quần và áo để xưởng sản xuất đạt mức lãi cao nhất ?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Gọi x, y (cái) lần lượt là số áo và số quần mà xưởng cần sản xuất (x, y ∈ ℕ).
Khi đó ta có:
x + 3y (giờ) là thời gian hoạt động của máy I;
2x + 4y (giờ) là thời gian hoạt động của máy II;
3x + 2y (giờ) là thời gian hoạt động của máy III.
Số tiền lãi của nhà máy L = 200x + 300y (nghìn đồng).
Do máy I chỉ hoạt động không quá 50 giờ, máy II hoạt động không quá 70 giờ và máy III hoạt động không quá 48 giờ nên ta có hệ .
Khi đó bài toán trở thành tìm số tự nhiên x, y thỏa hệ để L = 200x + 300y đạt giá trị lớn nhất.
Ta biểu diễn miền nghiệm của hệ với x ≥ 0; y ≥ 0.
Miền nghiệm của hệ là miền ngũ giác OABCD (kể cả biên) với O(0; 0), , B(5; 15), , D(16; 0).
L lớn nhất tại các đỉnh của ngũ giác OABCD, do x, y ∈ ℕ nên ta chỉ cần tính giá trị của L tại các đỉnh O, B, D và so sánh.
Ta có:
L(0; 0) = 0, L(5; 15) = 5500, L(16; 0) = 3200.
Do đó, Lmax = 5500 tại x = 5 và y = 15.
Vậy phải sản xuất 5 cái áo và 15 cái quần để lợi nhuận lớn nhất.
Câu 5:
Biểu thức F = y – x đạt giá trị nhỏ nhất với điều kiện tại điểm có toạ độ là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình trên hệ trục tọa độ
+ Ta vẽ đường thẳng d1: – 2x + y = – 2, đường thẳng d1 đi qua hai điểm (0; – 2) và (1; 0)
Xét điểm O(0; 0) thay vào phương trình đường thẳng ta có – 2.0 + 0 = 0 > – 2, điểm O(0; 0) không thoả mãn bất phương trình – 2x + y ≤ – 2, vậy điểm O(0; 0) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Ta có miền nghiệm của bất phương trình là phần nửa mặt phẳng được chia bởi d1 và không chứa điểm O(0; 0) (kể cả bờ).
+ Ta vẽ đường thẳng d2: x – 2y = 2, đường thẳng d2 đi qua hai điểm (0; – 1) và (2; 0)
Xét điểm O(0; 0) thay vào phương trình đường thẳng ta có 0 – 2.0 = 0 < 2, điểm O(0; 0) thoả mãn bất phương trình x – 2y ≤ 2, vậy điểm O(0; 0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Ta có miền nghiệm của bất phương trình là phần nửa mặt phẳng được chia bởi d2 và chứa điểm O(0; 0) (kể cả bờ).
+ Ta vẽ đường thẳng d3: x + y = 5, đường thẳng d3 đi qua hai điểm (0; 5) và (5; 0)
Xét điểm O(0; 0) thay vào phương trình đường thẳng ta có 0 + 0 = 0 < 5, điểm O(0; 0) thoả mãn bất phương trình x + y ≤ 5, vậy điểm O(0; 0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Ta có miền nghiệm của bất phương trình là phần nửa mặt phẳng được chia bởi d3 và chứa điểm O(0; 0) (kể cả bờ).
+ x ≥ 0 có miền nghiệm là nửa mặt phẳng nằm bên phải trục tung (kể cả trục tung).
Miền nghiệm là phần không bị gạch trong hình dưới đây (kể cả bờ).
Nhận thấy biểu thức F = y – x chỉ đạt giá trị nhỏ nhất tại các điểm A, B hoặc C, với ,, C(4; 1).
Ta có
F(x; y) = y – x suy ra F =
F(x; y) = y – x suy ra F =
F(x; y) = y – x suy ra F(4; 1) = 1 – 4 = – 3.
Vậy F = y – x đạt giá trị nhỏ nhất bằng – 3 tại điểm có toạ độ (4; 1).