Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 5. Xác suất của biến cố (Phần 2) có đáp án (Vận dụng)
-
774 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một hộp đựng 10 chiếc thẻ được đánh số từ 0 đến 9. Lấy ngẫu nhiên ra 3 chiếc thẻ, tính xác suất để 3 chữ số trên 3 chiếc thẻ được lấy ra có thể ghép thành một số chia hết cho 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Không gian mẫu là số cách lấy ngẫu nhiên 3 chiếc thẻ từ 10 chiếc thẻ:
n(Ω) = \(C_{10}^3 = 120\)
Gọi biến cố A: “3 chữ số trên 3 chiếc thẻ được lấy ra có thể ghép thành một số chia hết cho 5”
Để cho biến cố A xảy ra thì trong 3 thẻ lấy được phải có thẻ mang chữ số 0 hoặc chữ số 5. Ta đi tìm số phần tử của biến cố \(\overline A \): “3 thẻ lấy ra không có thẻ mang chữ số 0 và cũng không có thẻ mang chữ số 5”.
Ta có: n(\(\overline A \)) = \(C_8^3 = 56\)
Do đó, \(P(\overline A ) = \frac{{n(\overline A )}}{{n(\Omega )}} = \frac{{56}}{{120}} = \frac{7}{{15}}\)
Vậy P(A) = 1 – P(\(\overline A \)) = \(1 - \frac{7}{{15}} = \frac{8}{{15}}\).
Câu 2:
Giải bóng chuyền VTV Cup gồm 9 đội bóng tham dự, trong đó có 6 đội nước ngoài và 3 đội của Việt Nam. Ban tổ chức cho bốc thăm ngẫu nhiên để chia thành 3 bảng A, B, C và mỗi bảng có 3 đội. Tính xác suất để 3 đội bóng của Việt Nam ở 3 bảng khác nhau.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Không gian mẫu là số cách chia tùy ý 9 đội thành 3 bảng, ta có: n(Ω) = \(C_9^3.C_6^3.C_3^3 = 1680\)
Gọi biến cố A: “3 đội bóng của Việt Nam ở 3 bảng khác nhau”
Xếp 3 đội Việt Nam ở 3 bảng khác nhau có 3! = 6 cách
Xếp 6 đội còn lại vào 3 bảng A, B, C này có \(C_6^2.C_4^2.C_2^2 = 90\)cách
Do đó, n(A) = 6 . 90 = 540.
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{540}}{{1680}} = \frac{9}{{28}}\).
Câu 3:
Trong thư viện có 12 quyển sách gồm 3 quyển Toán giống nhau, 3 quyển Lý giống nhau, 3 quyển Hóa giống nhau và 3 quyển Sinh giống nhau. Xác suất 3 quyển sách thuộc cùng 1 môn không được xếp liền nhau ?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Ta có: n(Ω) = 12!
Biến cố A: “3 quyển sách thuộc cùng 1 môn không được xếp liền nhau”
Xếp 3 cuốn sách Toán kề nhau. Xem 3 cuốn sách Toán là 3 vách ngăn, giữa 3 cuốn sách Toán có 2 vị trí trống và thêm hai vị trí hai đầu, tổng cộng có 4 vị trí trống.
Bước 1. Chọn 3 vị trí trống trong 4 vị trí để xếp 3 cuốn Lý, có \(C_4^3 = 4\)cách.
Bước 2. Giữa 6 cuốn Lý và Toán có 5 vị trí trống và thêm 2 vị trí hai đầu, tổng cộng có 7 vị trí trống. Chọn 3 vị trí trong 7 vị trí trống để xếp 3 cuốn Hóa, có \(C_7^3 = 35\) cách.
Bước 3. Giữa 9 cuốn sách Toán, Lý và Hóa đã xếp có 8 vị trí trống và thêm 2 vị trí hai đầu, tổng cộng có 10 vị trí trống. Chọn 3 vị trí trong 10 vị trí trống để xếp 3 cuốn Sinh, có \(C_{10}^3 = 120\) cách. Vậy theo quy tắc nhân có:
4 . 35 . 120 = 16 800 cách.
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{16800}}{{12!}} = \frac{1}{{28512}}\).
Câu 4:
Cho tập hợp A = {2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau được lập thành từ các chữ số của tập A. Chọn ngẫu nhiên một số từ S, xác suất để số được chọn mà trong mỗi số luôn luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Số phần tử của tập S là: \(A_7^4 = 840\)
Không gian mẫu là chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập S. Suy ra số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 840
Gọi A là biến cố ” Số được chọn luôn luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ ” .
Số cách chọn hai chữ số chẵn từ bốn chữ số 2; 4; 6; 8 là \(C_4^2 = 6\)cách.
Số cách chọn hai chữ số lẻ từ ba chữ số 3; 5; 7 là \(C_3^2 = 3\) cách.
Từ bốn chữ số được chọn ta lập số có bốn chữ số khác nhau, số cách lập tương ứng với một hoán vị của 4 phần tử nên có 4! cách.
Ta có: n(A) = 6 . 3 . 4! = 432
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{432}}{{840}} = \frac{{18}}{{35}}\).
Câu 5:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Không gian mẫu là số cách chia tùy ý 8 người thành 2 bảng.
Suy ra số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = \(C_8^4.C_4^4 = 70\)
Gọi A là biến cố ” 2 bạn Việt và Nam nằm chung 1 bảng đấu
Bước 1. Xếp 2 bạn Việt và Nam nằm chung 1 bảng đấu nên có \(C_2^1 = 2\)cách.
Bước 2. Xếp 6 bạn còn lại vào 2 bảng cho đủ mỗi bảng là 4 bạn thì có \(C_6^2.C_4^4 = 15\) cách.
Ta có: n(A) = 2.15 = 30
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{30}}{{70}} = \frac{3}{7}\).