Thứ bảy, 04/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 6. Bài tập ôn tập cuối chương 6 (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 6. Bài tập ôn tập cuối chương 6 (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 6. Bài tập ôn tập cuối chương 6 (Phần 2) có đáp án (Thông hiểu)

  • 627 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong một cuộc điều tra dân số, người ta báo cáo số dân của tỉnh A là \(\overline a \) = 1 628 462 ± 140 người. Số quy tròn của số a là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Vì độ chính xác đến hàng trăm (d = 140) nên ta quy tròn a đến hàng nghìn. Vậy số quy tròn của a là 1 628 000.


Câu 2:

Cho biết \(\sqrt 2 \) = 1,4142135…. Viết số gần đúng của \(\sqrt 2 \) theo quy tắc làm tròn đến hàng phần nghìn, ước lượng sai số tuyệt đối của số gần đúng ta được kết quả là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Quy tròn số \(\sqrt 2 \) đến hàng phần nghìn, ta được \(\sqrt 2 \) ≈ 1,414.

\(\sqrt 2 \) < 1,415 nên ta có :

|\(\sqrt 2 \) – 1,414| < |1,415 – 1,414| = 0,001

Vậy sai số tuyệt đối không vượt quá 0,001.


Câu 3:

Thống kê điểm kiểm tra môn toán (thang điểm 10) của một nhóm gồm 6 học sinh ta có bảng số liệu sau:

Media VietJack

Tứ phân vị thứ nhất của bảng số liệu này là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Sắp xếp mẫu số liệu thành một dãy không giảm ta có:

7; 8; 8; 9; 9; 10

Ta có: n = 6

Số thứ tự thứ 3 là 8, số thứ tự thứ 4 là 9

Tứ phân vị thứ 2 (bằng trung vị) là: Q2 = (8 + 9) : 2 = 7,5

Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của dãy số liệu: 7; 8; 8. Tức là Q1 = 8.


Câu 4:

41 học sinh của một lớp kiểm tra chất lượng đầu năm thang điểm 30. Kết quả như sau:

Media VietJack

Phương sai của bảng số liệu trên là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có số trung bình cộng:

\(\begin{array}{l}\overline x = \frac{{9.3 + 11.6 + 14.4 + 16.4 + 17.6 + 18.7 + 20.3 + 21.4 + 23.2 + 25.2}}{{41}}\\ \approx 16,61\end{array}\)

Phương sai:

\(\begin{array}{l}{s^2} = \frac{{{n_1}{{\left( {{x_1} - \overline x } \right)}^2} + {n_2}{{\left( {{x_2} - \overline x } \right)}^2} + ... + {n_n}{{\left( {{x_n} - \overline x } \right)}^2}}}{n}\\ = \frac{{3.{{\left( {9 - 16,61} \right)}^2} + 6.{{\left( {11 - 16,61} \right)}^2} + ... + 2.{{\left( {25 - 16,61} \right)}^2}}}{{41}}\\ = 11,24\end{array}\)


Câu 5:

Tốc độ phát triển của một loại virus trong 10 ngày với các điều kiện khác nhau (đơn vị: nghìn con) được thống kê lại như sau:

20

100

30

980

440

20

20

150

60

270

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Bảng số liệu trên có n = 10

Sắp xếp số liệu thành dãy không giảm ta có:

20; 20; 20; 30; 60; 100; 150; 270; 440; 980.

Tứ phân vị thứ hai bằng trung vị là: Q2 = (60 + 100) : 2 = 80 (số thứ tự thứ 5 là 60, số thứ tự thứ 6 là 100)

Tứ phân vị thứ nhất bằng trung vị của dãy số liệu: 20; 20; 20; 30; 60. Có 5 số liệu, do đó, Q1 = 20

Tứ phân vị thứ ba bằng trung vị của dãy số liệu 100; 150; 270; 440; 980. có 5 số liệu, do đó, Q3 = 270

Khoảng tứ phân vị là: ΔQ = Q3 – Q1 = 270 – 20 = 250 nghìn.


Câu 6:

Gieo một đồng xu hai lần liên tiếp. Xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.

Không gian mẫu là:

Ω = {SN; SS; NS; NN} và n(Ω) = 4.

Gọi biến cố A: “Hai lần tung kết quả khác nhau”. Các kết quả thuận lợi của A là: SN; NS.

Do đó, n(A) = 2.

Vậy xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{2}{4} = 0,5\).


Câu 7:

Gieo một con xúc xắc một lần. Xác suất để xuất hiện số chấm là số lẻ là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Không gian mẫu là:

Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6} và n(Ω) = 6

Xét biến cố A: “số chấm là số lẻ”. Các kết quả thuận lợi của A là:

1; 3; 5

Do đó, n(A) = 3

Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{3}{6} = 0,5\).


Câu 8:

Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, lấy ngẫu nhiên một chữ số. Xác suất lấy được một số nguyên tố là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Trong các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 có 4 số nguyên tố là: 2, 3, 5, 7.

Gọi biến cố A: “lấy được một số nguyên tố”

Ta có:

n(Ω) = \(C_{10}^1 = 10\)

n(A) = \(C_4^1 = 4\)

Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{4}{{10}} = 0,4\).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương