Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1: Mệnh đề có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1: Mệnh đề có đáp án

Dạng 5: Cách xác định mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương có đáp án

  • 1166 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B.

A. Ta có:

P: “Một tứ giác là hình vuông”.

Q: “Tứ giác đó có bốn cạnh bằng nhau”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q là mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

“Nếu một tứ giác có bốn cạnh bằng nhau thì tứ giác đó là hình vuông”.

Ta thấy mệnh đề trên sai do một tứ giác có bốn cạnh bằng nhau thì nó có thể là hình thoi chứ chưa chắc là hình vuông.

B. Ta có:

P: “Một tứ giác là hình thoi”.

Q: “Tứ giác đó có bốn cạnh bằng nhau”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q là mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

“Nếu một tứ giác có bốn cạnh bằng nhau thì tứ giác đó là hình thoi”.

Ta thấy mệnh đề đúng vì một tứ giác có bốn cạnh bằng nhau thì nó là hình thoi theo định nghĩa hình thoi.

C. Ta có:

P: “Một tứ giác là hình chữ nhật”.

Q: “Tứ giác đó có hai cặp cạnh đối bằng nhau”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q là mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

“Nếu một tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau thì tứ giác đó là hình chữ nhật”.

Ta thấy mệnh đề trên sai do một tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau thì nó có thể là hình bình hành chứ chưa chắc là hình chữ nhật.

D. Ta có:

P: “Một tứ giác là hình thoi”.

Q: “Tứ giác đó có hai đường chéo vuông góc với nhau ”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q là mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

“Nếu một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì tứ giác đó là hình thoi”.

Ta thấy mệnh đề trên sai do một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì nó chưa chắc là hình thoi.


Câu 2:

Cho hai mệnh đề sau:

P: “Hai số nguyên dương m, n đều không chia hết cho 9”.

Q: “Tích m.n không chia hết cho 9”.

Phát biểu mệnh đề P Q.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C.

Với:

P: “Hai số nguyên dương m, n đều không chia hết cho 9”.

Q: “Tích m.n không chia hết cho 9”.

Ta có thể phát biểu mệnh đề P Q như sau:

“Hai số nguyên dương m, n đều không chia hết cho 9 khi và chỉ khi tích m.n không chia hết cho 9”.


Câu 3:

Cho mệnh đề: “x2 – 1 chia hết cho 24 khi và chỉ khi x là một số nguyên tố lớn hơn 3”.

Mệnh đề trên không thể viết lại thành mệnh đề nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D.

Xét mệnh đề: “x2 – 1 chia hết cho 24 khi và chỉ khi x là một số nguyên tố lớn hơn 3”.

Đặt:

P: “x2 – 1 chia hết cho 24”.

Q: “x là một số nguyên tố lớn hơn 3”.

Ta viết lại các mệnh đề ở đáp án như sau:

A. P tương đương với Q.

B. P là điều kiện cần và đủ để có Q.

C. P nếu và chỉ nếu Q.

D. P là điều kiện đủ để có Q.

Đối với mệnh đề P Q, ta có thể phát biểu theo một số cách sau:

+ P tương đương Q;

+ P là điều kiện cần và đủ để có Q;

+ P nếu và chỉ nếu Q;

+ P khi và chỉ khi Q.

Ta thấy cách phát biểu ở câu D không nằm trong mấy cách phát biểu ở lý thuyết nên mệnh đề tương đương ở câu D sai.


Câu 4:

Trong các mệnh đề tương đương sau, mệnh đề nào sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A.

A. Xét mệnh đề: “ABC là tam giác đều ABC là tam giác cân”.

Ta thấy mệnh đề trên đúng do một tam giác là tam giác đều thì nó cũng là tam giác cân.

- Xét mệnh đề đảo: “ABC là tam giác cân ABC là tam giác đều”.

Ta thấy mệnh đề này sai vì tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau, tuy nhiên điều kiện để một tam giác là tam giác đều khi nó có ba cạnh. Do đó một tam giác cân chưa chắc đã là tam giác đều.

Do đó mệnh đề ở câu A sai.

B. Xét mệnh đề: “ABC là tam giác đều tam giác ABC có ba cạnh bằng nhau”.

Vì một tam giác là tam giác đều thì nó có ba cạnh bằng nhau nên mệnh đề trên đúng.

- Xét mệnh đề đảo: “Tam giác ABC có ba cạnh bằng nhauABC là tam giác đều”.

Ta thấy mệnh đề này đúng vì nếu một tam giác có ba cạnh bằng nhau thì tam giác đó đều.

Do đó mệnh đề ở câu B đúng.

C. Xét mệnh đề: “ABC là tam giác đều tam giác ABC cân và có một góc bằng 60°”.

Ta thấy mệnh đề này đúng vì đó là tính chất của một tam giác đều.

- Xét mệnh đề đảo: “Tam giác ABC cân và có một góc bằng 60° ABC là tam giác đều”.

Mệnh đề này đúng vì một trong những dấu hiệu của một tam giác đều là tam giác đó cân và có một góc bằng 60°.

Do đó mệnh đề ở câu C đúng.

D. Xét mệnh đề: “ABC là tam giác đều tam giác ABC có hai góc bằng 60°”.

Mệnh đề này đúng vì tam giác đều có ba góc bằng 60°.

Xét mệnh đề đảo: “Tam giác ABC có hai góc bằng 60° ABC là tam giác đều”.

Mệnh đề này cũng đúng vì một tam giác có hai góc bằng 60° là một dấu hiệu của tam giác đều.

Do đó mệnh đề ở câu D đúng.


Câu 5:

Cho các mệnh đề sau đây:

(1) “Nếu một số tự nhiên n chia hết cho 24 thì n chia hết cho 4 và 6”;

(2) “Nếu mỗi số tự nhiên a, b chia hết cho 11 thì tổng hai số a và b chia hết cho 11”;

(3) “Nếu một tứ giác là hình thang cân thì nó có hai đường chéo bằng nhau”.

Có bao nhiêu mệnh đề có mệnh đề đảo của nó đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A.

(1) Ta có:

P: “Một số tự nhiên n chia hết cho 24”.

Q: “n chia hết cho 4 và 6”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q là mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

“Nếu một số tự nhiên n chia hết cho 4 và 6 thì nó chia hết cho 24”.

Ta thấy mệnh đề trên sai vì một số tự nhiên chia hết cho 4 và 6 chưa chắc nó đã chia hết cho 24.

Ví dụ: Số 12 chia hết cho cả 4 và 6, tuy nhiên nó không chia hết cho 24.

(2) Ta có:

P: “Mỗi số tự nhiên a, b chia hết cho 11”.

Q: “Tổng hai số a và b chia hết cho 11”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q là mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

“Nếu tổng hai số a và b chia hết cho 11 thì mỗi số tự nhiên a, b chia hết cho 11”.

Ta thấy mệnh đề trên sai vì tổng hai số a và b chia hết cho 11 thì mỗi số a và b chưa chắn đã chia hết cho 11.

Chẳng hạn a = 5, b = 6, a + b = 11.

Ta thấy tổng a + b = 11 chia hết cho 11, tuy nhiên 5 và 6 lại không chia hết cho 11.

(3) Ta có:

P: “Một tứ giác là hình thang cân”.

Q: “Hai đường chéo của nó bằng nhau”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q là mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

“Nếu hai đường chéo của một tứ giác bằng nhau thì tứ giác đó là hình thang cân”.

Ta thấy mệnh đề trên đúng vì một tứ giác có hai đường chéo bằng nhau thì nó là hình thang cân (theo dấu hiệu nhận biết).

Vì vậy có một mệnh đề đảo đúng.


Câu 6:

Cho mệnh đề: “Điều kiện cần và đủ để mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 là tổng bình phương của chúng chia hết cho 7”. Mệnh đề nào sau đây tương đương với mệnh đề đã cho?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B.

Xét mệnh đề: “Điều kiện cần và đủ để mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 là tổng bình phương của chúng chia hết cho 7”.

Đặt:

P: “Mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7”.

Q: “Tổng bình phương của chúng chia hết cho 7”.

Ta viết lại các mệnh đề ở đáp án như sau:

A. Điều kiện đủ để có P là Q.

B. P khi và chỉ khi Q.

C. P kéo theo Q.

D. P là điều kiện cần để có Q.

Đối với mệnh đề PQ, ta có thể phát biểu theo một số cách sau:

+ P tương đương Q;

+ P là điều kiện cần và đủ để có Q;

+ P nếu và chỉ nếu Q;

+ P khi và chỉ khi Q.

Ta thấy chỉ có cách phát biểu ở câu B tương đương với mệnh đề đã cho nên mệnh đề ở câu B là cách viết đúng.


Câu 7:

Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D.

A. Ta có:

P: “Tổng a + b là số chẵn”.

Q: “a, b đều là số chẵn”.

- Xét mệnh đề P Q: “Nếu tổng a + b là số chẵn thì a, b đều là số chẵn”.

Ta thấy mệnh đề này sai do nếu tổng hai số là một số chẵn thì hai số đó không cần thiết phải đều chẵn. (1)

Chẳng hạn:

a + b = 6 thì a, b có thể nhận giá trị là a = 1, b = 5 đều là số lẻ.

- Xét mệnh đề đảo Q P: “Nếu a, b đều là số chẵn thì tổng a + b là số chẵn”.

Ta thấy mệnh đề này đúng. (2)

Ví dụ:

a = 2, b = 6 đều là số chẵn và tổng a + b = 2 + 6 = 8 là số chẵn.

Từ (1) và (2) suy ra mệnh đề đã cho sai.

B. Ta có:

P: “Tích a.b là số chẵn”.

Q: “a, b đều là số chẵn”.

- Xét mệnh đề P Q: “Nếu tích a.b là số chẵn thì a, b đều là số chẵn”.

Ta thấy mệnh đề này sai do nếu tích hai số là một số chẵn thì hai số đó không cần thiết phải đều chẵn. (3)

Chẳng hạn:

a.b = 6 thì a, b có thể nhận giá trị là a = 2, b = 3 là một số chẵn và một số lẻ.

- Xét mệnh đề đảo Q P: “Nếu a, b đều là số chẵn thì tích a.b là số chẵn”.

Ta thấy mệnh đề này đúng. (4)

Ví dụ:

a = 2, b = 4 đều là số chẵn và tổng a.b = 2.4 = 8 là số chẵn.

Từ (3) và (4) suy ra mệnh đề đã cho sai.

C. Ta có:

P: “Hai số a, b chia hết cho c”.

Q: “a + b chia hết cho c”.

- Xét mệnh đề P Q: “Nếu hai số a, b chia hết cho c thì a + b chia hết cho c”.

Ta thấy mệnh đề này đúng do nếu hai số đều chia hết cho một số thứ 3 thì tổng của hai số đó cũng chia hết cho số thứ 3. (5)

Chẳng hạn:

6 chia hết cho 2; 8 chia hết cho 2 thì 6 + 8 = 14 cũng chia hết cho 2.

- Xét mệnh đề đảo Q P: “Nếu a + b chia hết cho c thì hai số a, b đều chia hết cho c”.

Ta thấy mệnh đề này sai do nếu tổng hai số chia hết cho một số thứ ba thì hai số chưa chắc đã chia hết cho số thứ 3. (6)

Ví dụ:

a = 3, b = 6.

a + b = 3 + 6 = 9 chia hết cho 9, tuy nhiên hai số a và b lại không chia hết cho 9.

Từ (5) và (6) suy ra mệnh đề đã cho sai.

D. Ta có:

P: “Tam giác ABC đều”.

Q: “AB = BC = AC”.

- Xét mệnh đề P Q: “Nếu tam giác ABC đều thì AB = BC = AC”.

Ta thấy mệnh đề này đúng vì một tam giác là tam giác đều thì tam giác đó sẽ có ba cạnh bằng nhau. (7)

- Xét mệnh đề đảo Q P: “Nếu AB = BC = AC thì tam giác ABC đều”.

Ta thấy mệnh đề này đúng vì một tam giác có ba cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều. (8)

Từ (7) và (8) suy ra mệnh đề đã cho đúng.


Câu 8:

Cho mệnh đề: “Nếu tứ giác là một hình thoi thì tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C.

Xét mệnh đề “Nếu tứ giác là một hình thoi thì tứ giác đó nội tiếp được trong một đường tròn”, ta có:

P: “Tứ giác là một hình thoi”.

Q: “Tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q là mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

“Nếu một tứ giác nội tiếp được trong một đường tròn thì tứ giác đó là hình thoi”

Đối chiếu với các đáp án, ta thấy mệnh đề ở câu C là phù hợp nhất.


Câu 9:

Cho tứ giác ABCD, ta có các mệnh đề sau:

P: “ABCD là hình vuông”.

Q: “ABCD là hình chữ nhật”.

Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A.

A. Mệnh đề P Q được phát biểu như sau:

“Nếu ABCD là hình vuông thì ABCD là hình chữ nhật”.

Mệnh đề trên đúng vì một tứ giác là hình vuông thì nó cũng là hình chữ nhật.

B. Mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

“Nếu ABCD là hình chữ nhật thì ABCD là hình vuông”.

Mệnh đề này sai do hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối bằng nhau, còn hình vuông thì bốn cạnh phải bằng nhau, nên một tứ giác là hình chữ nhật thì nó chưa chắc đã là hình vuông.

C. Ta có mệnh đề Q¯: “ABCD không phải là hình chữ nhật”.

Mệnh đề P Q¯ được phát biểu như sau:

“Nếu ABCD là hình vuông thì ABCD không phải là hình chữ nhật”.

Mệnh đề này sai vì một tứ giác là hình vuông thì nó cũng là hình chữ nhật.

D. Ta có mệnh đề P¯: “ABCD không phải là hình vuông”.

Mệnh đề P¯  Q được phát biểu như sau:

“Nếu ABCD không phải là hình vuông thì ABCD là hình chữ nhật”.

Ta thấy mệnh đề trên sai do một tứ giác không phải là hình vuông thì nó có thể là hình khác chứ không nhất thiết là hình chữ nhật.


Câu 10:

Cho mệnh đề sau:

Cho tứ giác ABCD, ta có các mệnh đề sau:

P: “x là số nguyên dương”.

Q: “x2 là số nguyên dương”.

Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D.

A. Xét mệnh đề P Q: “Nếu x là số nguyên dương thì x2 là số nguyên dương”.

Mệnh đề này đúng vì bình phương của một số nguyên dương là một số nguyên dương. (1)

Xét mệnh đề đảo Q P: “Nếu x2 là số nguyên dương thì x là số nguyên dương”.

Mệnh đề này sai do nếu x2 là số nguyên dương thì x có thể là số nguyên dương hoặc số nguyên âm. (2)

Từ (1) và (2) nên mệnh đề ở cây A sai.

B. Mệnh đề Q P được phát biểu như sau: “Nếu x2 là số nguyên dương thì x là số nguyên dương”.

Mệnh đề này sai do nếu x2 là số nguyên dương thì x có thể là số nguyên dương hoặc số nguyên âm.

C. Ta có mệnh đề Q¯: “x2 không phải là số nguyên dương”.

Mệnh đề P Q¯ được phát biểu như sau: “Nếu x là số nguyên dương thì x2 không phải là số nguyên dương”.

Vì x2 luôn luôn dương nên mệnh đề trên sai.

D. Mệnh đề P Q được phát biểu như sau: “Nếu x là số nguyên dương thì x2 là số nguyên dương”.

Mệnh đề này đúng vì bình phương của một số nguyên dương là một số nguyên dương.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương