IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ (Vận dụng) có đáp án

  • 1085 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đường thẳng d đi qua 2 điểm A(1; 3) và B(2; 5). Viết phương trình đoạn chắn của đường thẳng d.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Đường thẳng d có vectơ chỉ phương là: u=AB=1;2

Suy ra đường thẳng d có vectơ pháp tuyến là: n=2;1.

Đường thẳng d có vectơ pháp tuyến n=2;1 và đi qua điểm A(1; 3) nên có phương trình tổng quát là:

2(x – 1) – (y – 3) = 0 hay 2x – y + 1 = 0.

Đường thẳng d cắt 2 trục tọa độ Ox và Oy lần lượt tại M12;0 và N(0;1) .

Vậy phương trình đoạn chắn của đường thẳng d là: x12+y1=1.


Câu 2:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M(a; b) di động trên đường thẳng d: 2x + 5y – 10 = 0. Tìm a, b để khoảng cách ngắn nhất từ điểm A đến điểm M, biết điểm A(3; ‒1).

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Để khoảng cách AM là ngắn nhất thì M là hình chiếu của A lên đường thẳng d.

Khi đó AM vuông góc với d, do đó vectơ pháp tuyến của đường thẳng AM chính là vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Vectơ pháp tuyến của đường thẳng d là: n=2;5

Vectơ chỉ phương của đường thẳng d là: u=5;2

Khi đó u=5;2 là vectơ pháp tuyến của đường thẳng AM.

Phương trình đường thẳng AM là:

5.(x – 3) – 2.(y + 1) = 0 hay 5x – 2y – 17 = 0.

M là giao điểm của 2 đường thẳng AM và d nên tọa độ điểm M là nghiệm của hệ:

5x2y17=02x+5y10=0x=10529y=1629 .

Vậy a = 10529 và b = 1629.


Câu 3:

Cho phương trình tham số của d: x=ty=t1 (t là tham số). Tính khoảng cách từ trung điểm M của AB đến d biết A(2; 4) và B(0; 6).

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

M là trung điểm của AB với A(2; 4) và B(0; 6) nên M(1; 5).

Xét phương trình của đường thẳng d: x=ty=t1

Cho t = 0 ta có điểm C(0; ‒1) thuộc d.

Vectơ chỉ phương của d là: u=1;1

Suy ra vectơ pháp tuyến của d là: n=1;1.

Đường thẳng d có vectơ pháp tuyến n=1;1 và đi qua điểm C(0; ‒1) nên có phương trình tổng quát là:

1.(x – 0) – (y +1) = 0 hay x – y – 1= 0.

Khi đó dM,d=15112+12=52=522.

Vậy dM,d=522.


Câu 4:

Viết phương trình tham số của đường thẳng d đi qua M(2; 6) và song song với đường thẳng x + 3y – 10 = 0.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Đường thẳng x + 3y – 10 = 0 có vectơ pháp tuyến là: n=1;3.

Do đường thẳng d song song với đường thẳng x + 3y – 10 = 0 nên n=1;3 cũng là vectơ pháp tuyến của đường thẳng d.

Khi đó đường thẳng d có vectơ chỉ phương là u=3;1.

Đường thẳng d có vectơ chỉ phương u=3;1 đi qua M(2; 6) có phương trình tham số là: x=2+3ty=6t.

Với t = 1 ta có x=2+3.1=5y=61=5, khi đó điểm A(5; 5) thuộc đường thẳng d.

Do đó ta có phương trình tham số của đường thẳng d là x=5+3ty=5t.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 5:

Đường thẳng d tạo với đường thẳng : x + 2y – 6 = 0 một góc 45°. Hệ số góc k của đường thẳng d là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Đường thẳng D: x + 2y – 6 = 0 có vectơ pháp tuyến là nΔ=1;2.

Gọi nd=a;b là vectơ pháp tuyến của đường thẳng d.

Khi đó hệ số góc của đường thẳng d là k=ab.

Góc giữa hai đường thẳng d và là 45° nên ta có:

cosd,Δ=cosnd,nΔ=cos45°

Hay 1.a+2.b12+22.a2+b2=12

5.a2+b2=2.a+2b

Û 5(a2 + b2) = 2(a + 2b)2

Û 5a2 + 5b2 = 2a2 + 8ab + 8b2

Û 3a2 – 8ab – 3b2 = 0

a=3ba=13bab=3ab=13k=ab=3k=ab=13.

Vậy ta chọn phương án A.


Bắt đầu thi ngay