Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản (Phần 2) có đáp án
Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản (Phần 2) có đáp án (Thông dụng)
-
732 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Gieo một đồng xu hai lần liên tiếp. Xác suất để cả hai lần xuất hiện mặt sấp là:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.
Không gian mẫu là:
Ω = {SN; SS; NS; NN} và n(Ω) = 4.
Gọi biến cố A: “Cả hai lần xuất hiện mặt sấp”. Các kết quả thuận lợi của A là: SS.
Do đó, n(A) = 1.
Vậy xác suất để cả hai lần xuất hiện mặt sấp là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{1}{4} = 0,25\).
Câu 2:
Gieo một đồng xu hai lần liên tiếp. Xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.
Không gian mẫu là:
Ω = {SN; SS; NS; NN} và n(Ω) = 4.
Gọi biến cố A: “Hai lần tung kết quả khác nhau”. Các kết quả thuận lợi của A là: SN; NS.
Do đó, n(A) = 2.
Vậy xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{2}{4} = 0,5\).
Câu 3:
Gieo một đồng xu ba lần liên tiếp. Xác suất để ba lần tung kết quả giống nhau là:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.
Không gian mẫu là:
Ω = {SSN; SSS; SNN; SNS; NSS; NSN; NNS; NNN} và n(Ω) = 8.
Gọi biến cố A: “ba lần tung kết quả giống nhau”. Các kết quả thuận lợi của A là: SSS, NNN.
Do đó, n(A) = 2
Vậy xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{2}{8} = 0,25\).
Câu 4:
Gieo một đồng xu ba lần liên tiếp. Xác suất để xuất hiện ít nhất một lần mặt ngửa là:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.
Không gian mẫu là:
Ω = {SSN; SSS; SNN; SNS; NSS; NSN; NNS; NNN} và n(Ω) = 8
Gọi biến cố A: “ít nhất một lần mặt ngửa”. Các kết quả thuận lợi của biến cố A là:
SSN; SNN; SNS; NSS; NSN; NNS; NNN.
Do đó n(A) = 7
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{7}{8}\).
Câu 5:
Gieo một con xúc xắc. Xác suất để mặt chấm chẵn xuất hiện là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Không gian mẫu là:
Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6} và n(Ω) = 6
Xét biến cố A: “mặt chấm chẵn xuất hiện”. Các kết quả thuận lợi của A là:
2; 4; 6
Do đó, n(A) = 3
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{3}{6} = 0,5\).
Câu 6:
Gieo một con xúc xắc một lần. Xác suất để xuất hiện số chấm là số lẻ là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Không gian mẫu là:
Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6} và n(Ω) = 6
Xét biến cố A: “số chấm là số lẻ”. Các kết quả thuận lợi của A là:
1; 3; 5
Do đó, n(A) = 3
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{3}{6} = 0,5\).
Câu 7:
Gieo một con xúc xắc hai lần. Xác suất để cả hai lần xuất hiện số chấm giống nhau là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Không gian mẫu là:
Ω = {(i; j) | i, j = 1, 2, …, 6}
Trong đó, (i; j) là kết quả “Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”. Có: n(Ω) = 6 . 6 = 36
Xét biến cố A: “cả hai lần xuất hiện số chấm giống nhau”. Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là:
(1; 1); (2; 2); (3; 3); (4; 4); (5; 5); (6; 6)
Do đó, n(A) = 6
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\).
Câu 8:
Gieo một con xúc xắc hai lần. Xác suất để xuất hiện ít nhất một lần mặt hai chấm là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Không gian mẫu là:
Ω = {(i; j) | i, j = 1, 2, …, 6}
Trong đó, (i; j) là kết quả “Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”. Có: n(Ω) = 6 .6 = 36
Xét biến cố A: “xuất hiện ít nhất một lần mặt hai chấm”. Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là:
(2; 1); (2; 2); (2; 3); (2; 4); (2; 5); (2; 6)
Do đó, n(A) = 6
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\).