Thứ bảy, 04/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản (Phần 2) có đáp án (Vận dụng)

  • 731 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Gieo một con xúc xắc hai lần, xác suất để biến cố tích hai số chấm xuất hiện khi gieo xúc xắc là một số chẵn là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Không gian mẫu là:

Ω = {(i; j) | i, j = 1, 2, …, 6}

Trong đó, (i; j) là kết quả “Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”. Có: n(Ω) = 6 . 6 = 36

Gọi biến cố A: “Tích hai số chấm xuất hiện khi gieo là một số chẵn”.

TH1: Lần 1 gieo được số chẵn chấm là 2; 4 và 6 thì lần 2 gieo được số nào cũng được: \(C_3^1.C_6^1 = 18\)

TH2: Lần 1 gieo được số lẻ chấm là 1; 3 và 5 thì lần 2 phải gieo được số chẵn chấm: \(C_3^1.C_3^1 = 9\)

Do đó, n(A) = 18 + 9 = 27

Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{27}}{{36}} = 0,75\).


Câu 2:

Gieo ba con xúc xắc. Xác suất để số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc như nhau là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Không gian mẫu là:

Ω = {(i; j; k) | i, j, k = 1, 2, …, 6}

Trong đó, (i; j; k) là kết quả “Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm, lần cuối xuất hiện mặt k chấm”. Có: n(Ω) = 6 . 6 . 6 = 216.

Gọi biến cố A: “Số chấm xuất hiện trên 3 con xúc xắc như nhau”. Các kết quả thuận lợi cho A là: (1; 1; 1); (2; 2; 2); (3; 3; 3); (4; 4; 4); (5; 5; 5); (6; 6; 6).

Do đó, n(A) = 6.

Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{6}{{216}}\).


Câu 3:

Gieo một con xúc xắc hai lần. Xác suất để số chấm xuất hiện sau hai lần gieo có tổng bằng 8 là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Không gian mẫu là:

Ω = {(i; j) | i, j = 1, 2, …, 6}

Trong đó, (i; j) là kết quả “Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”. Có: n(Ω) = 6 . 6 = 36

Gọi biến cố A: “số chấm xuất hiện sau hai lần gieo có tổng bằng 8”

A = {(2; 6); (6; 2); (3; 5); (5; 3); (4; 4)}

n(A) = 5

P(A) = \(\frac{5}{{36}}\).


Câu 4:

Gieo con xúc xắc hai lần. Tính xác suất để tích số chấm xuất hiện ở hai lần là một số tự nhiên lẻ ?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Không gian mẫu là:

Ω = {(i; j) | i, j = 1, 2, …, 6}

Trong đó, (i; j) là kết quả “Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”. Có: n(Ω) = 6 . 6 = 36

Gọi biến cố A: “tích số chấm xuất hiện ở hai lần là một số tự nhiên lẻ”

Các kết quả thuận lợi cho A là:

(1, 1); (1, 3); (1, 5); (3, 1); (3, 3); (3, 5); (5, 1); (5, 3); (5, 5)

n(A) = 9

P(A) = \(\frac{9}{{36}} = 0,25\).


Câu 5:

Gieo con xúc xắc ba lần. Tính xác suất để tích số chấm xuất hiện ở ba lần là một số tự nhiên chẵn ?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Không gian mẫu là:

Ω = {(i; j; k) | i, j, k = 1, 2, …, 6}

Trong đó, (i; j; k) là kết quả “Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”. Có: n(Ω) = 6 . 6 . 6 = 216.

Gọi biến cố A: “tích số chấm xuất hiện ở ba lần là một số tự nhiên chẵn”

Số các kết quả thuận lợi cho A là:

Số cách chọn i là 3 (cách) trong tập hợp {1; 3; 5}

Số cách chọn j là 3 (cách) trong tập hợp {1; 3; 5}

Số cách chọn k là 3 (cách) trong tập hợp {1; 3; 5}

n(A) = 3 . 3 . 3 = 27

P(A) = \(\frac{{27}}{{36}} = \frac{3}{4}\) = 0,75.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương