IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập cuối chương 3 có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập cuối chương 3 có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập cuối chương 3 có đáp án (Thông hiểu)

  • 579 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Giá trị m để đồ thị hàm số y = 2x – m + 6 đi qua điểm H(2; –5) là:
Xem đáp án

 

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Đồ thị hàm số y = 2x – m + 6 đi qua điểm H(2; –5).

Ta suy ra –5 = 2.2 – m + 6.

Tức là, m = 15.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 2:

Đồ thị hàm số y = –x2 + 2x + 3 cắt trục hoành tại mấy điểm?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cách 1:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = –1, b = 2, c = 3.

∆ = b2 – 4ac = 22 – 4.(–1).3 = 16 > 0.

Suy ra phương trình –x2 + 2x + 3 = 0 có 2 nghiệm x1, x2 phân biệt.

Vì vậy đồ thị hàm số bậc hai y = –x2 + 2x + 3 cắt trục hoành tại hai điểm lần lượt có hoành độ là x1, x2.

Vậy ta chọn phương án D.

Cách 2:

Vẽ đường thẳng y = 0 biểu diễn như trong hình dưới đây:

Media VietJack

Do đó đồ thị hàm số cắt trục hoành (y = 0) tại hai điểm phân biệt.


Câu 3:

Hàm số bậc hai có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây là:
Media VietJack
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Quan sát bảng biến thiên, ta thấy hàm số đồng biến trên khoảng (–∞; 1) và nghịch biến trên khoảng (1; +∞).

Vì vậy ta có a < 0.

Do đó ta loại phương án C, D.

Quan sát bảng biến thiên, ta thấy khi x = 1 thì y = 3.

Thay x = 1, y = 3 vào hàm số ở phương án A, ta được:

3 = –2.12 + 4.1 + 1 (đúng).

Thay x = 1, y = 3 vào hàm số ở đáp án B, ta được:

3 = –12 + 4.1 + 2 (vô lí).

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 4:

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} - 2x + 1,\,\,\,\,khi\,\,x \le - 3\\\frac{{x + 7}}{2},\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x > - 3\end{array} \right.\). Nếu f(x0) = 5 thì x0 bằng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Trường hợp 1: x0 ≤ –3.

Ta có f(x0) = 5.

–2x0 + 1 = 5.

–2x0 = 4.

x0 = –2.

So với điều kiện x0 ≤ –3, ta loại x0 = –2.

Trường hợp 2: x0 > –3.

Ta có f(x0) = 5.

\( \Leftrightarrow \frac{{{x_0} + 7}}{2} = 5\).

x0 + 7 = 10.

x0 = 3.

So với điều kiện x0 > –3, ta nhận x0 = 3.

Vì vậy nếu f(x0) = 5 thì x0 = 3.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 5:

Xác định các hệ số m, n để parabol (P): y = mx2 + 4x – n (m ≠ 0) có đỉnh S(–1; –5).
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = m, b = 4, c = –n (m ≠ 0).

Ta có xS = –1. Suy ra \(\frac{{ - b}}{{2a}} = - 1\).

Tức là \(\frac{{ - 4}}{{2m}} = - 1\).

Khi đó –2m = –4.

Vì vậy m = 2.

Lại có đỉnh S(–1; –5) nằm trên parabol (P).

Suy ra –5 = m.(–1)2 + 4.(–1) – n.

Khi đó m – n = –1.

Vì vậy 2 – n = –1.

Do đó n = 3.

Vậy m = 2, n = 3 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 6:

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {2x - 7} \). Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Biểu thức f(x) có nghĩa khi và chỉ khi 2x – 7 ≥ 0.

Tức là khi \(x \ge \frac{7}{2}\).

Tập xác định của hàm số D = \(\left[ {\frac{7}{2}; + \infty } \right)\).

Lấy x1, x2 là hai số tùy ý thuộc D sao cho x1 < x2, ta có: x1 < x2.

Suy ra 2x1 < 2x2.

Khi đó 0 2x1 – 7 < 2x2 – 7.

Vì vậy \(\sqrt {2{x_1} - 7} < \sqrt {2{x_2} - 7} \).

Do đó f(x1) < f(x2).

Vậy hàm số đồng biến trên D hay hàm số đồng biến trên \(\left( {\frac{7}{2}; + \infty } \right)\).

Do đó ta chọn phương án B.


Câu 7:

Cho hàm số \[y = h\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} - 2\left( {{x^2} + 1} \right),\,\,\,khi\,\,x \le 1\\4\sqrt {x - 1} ,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x > 1\end{array} \right.\]. Khi đó \(h\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\) bằng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Vì \(\frac{{\sqrt 2 }}{2} < 1\) nên ta có \(h\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right) = - 2\left[ {{{\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2} + 1} \right] = - 3\).

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 8:

Cho hàm số y = f(x) xác định trên đọa [–3; 3] và có đồ thị được biểu diễn như hình bên:

Media VietJack

Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Quan sát đồ thị ta thấy:

Trên khoảng (–3; –1), đồ thị có dạng đi lên từ trái sang phải nên hàm số đồng biến trên khoảng (–3; –1).

Trên khoảng (–1; 1), đồ thị có dạng đi xuống từ trái sang phải nên hàm số nghịch biến trên khoảng (–1; 1).

Trên khoảng (1; 3), đồ thị có dạng đi lên từ trái sang phải nên hàm số đồng biến trên khoảng (1; 3).

Phương án A sai vì hàm số đồng biến trên khoảng (1; 2).

Phương án B sai vì hàm số không xác định trên khoảng (3; 4).

Phương án C sai vì hàm số nghịch biến trên khoảng (–1; 1).

Phương án D đúng.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 9:

Cho hàm số y = ax2 + bx + c có đồ thị như hình vẽ:

Media VietJack

Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Media VietJack

Vì đồ thị là một parabol có bề lõm quay xuống dưới nên a < 0.

Vì đỉnh S của parabol nằm bên phải trục Oy nên ta có hoành độ của đỉnh S là một số dương.

Nghĩa là, \(\frac{{ - b}}{{2a}} > 0\).

Mà a < 0.

Suy ra –b < 0.

Do đó b > 0.

Ngoài ra, parabol cắt trục Oy tại điểm M có tung độ là c > 0.

Vậy a < 0, b > 0, c > 0.

Do đó ta chọn đáp án A.


Câu 10:

Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số \[y = \frac{{2x - 1}}{{x\left( {3x - 4} \right)}}\]?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta đặt \[f\left( x \right) = \frac{{2x - 1}}{{x\left( {3x - 4} \right)}}\].

Biểu thức f(x) có nghĩa khi và chỉ khi x(3x – 4) ≠ 0.

Tức là khi x ≠ 0 và 3x – 4 ≠ 0.

Do đó x ≠ 0 và \(x \ne \frac{4}{3}\).

Vì vậy hàm số có tập xác định là \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {0;\frac{4}{3}} \right\}\).

Các điểm M, P có hoành độ lần lượt là 0 và \(\frac{4}{3}\) đều không thuộc tập xác định D của hàm số đã cho.

Do đó ta loại phương án A, C.

Ta xét điểm \(N\left( {2; - \frac{3}{4}} \right)\), ta có hoành độ 2 D.

Ta có \[f\left( 2 \right) = \frac{{2.2 - 1}}{{2\left( {3.2 - 4} \right)}} = \frac{3}{4} \ne - \frac{3}{4}\].

Do đó điểm \(N\left( {2; - \frac{3}{4}} \right)\) không thuộc đồ thị hàm số \[y = \frac{{2x - 1}}{{x\left( {3x - 4} \right)}}\].

Vì vậy ta loại phương án B.

Ta xét điểm \(Q\left( { - 2; - \frac{1}{4}} \right)\), ta có –2 D.

Ta có \[f\left( { - 2} \right) = \frac{{2.\left( { - 2} \right) - 1}}{{ - 2\left[ {3.\left( { - 2} \right) - 4} \right]}} = - \frac{1}{4}\].

Do đó điểm \(Q\left( { - 2; - \frac{1}{4}} \right)\) thuộc đồ thị hàm số \[y = \frac{{2x - 1}}{{x\left( {3x - 4} \right)}}\].

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 11:

Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số \(y = \sqrt[3]{x} + 3\).

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Xét hàm số \(y = f\left( x \right) = \sqrt[3]{x} + 3\).

Tập xác định của hàm số này là D = ℝ.

Lấy x1, x2 tùy ý thuộc ℝ sao cho x1 < x2, ta có: x1 < x2.

Suy ra \(\sqrt[3]{{{x_1}}} < \sqrt[3]{{{x_2}}}\).

Khi đó ta có \(\sqrt[3]{{{x_1}}} + 3 < \sqrt[3]{{{x_2}}} + 3\).

Do đó f(x1) < f(x2).

Vì vậy hàm số đã cho đồng biến (tăng) trên ℝ.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 12:

Cho hàm số y = 2x2 – 4x + 3 có đồ thị là parabol (P). Mệnh đề nào sau đây sai?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

+ Gọi điểm A là giao điểm của parabol (P) và trục hoành.

Suy ra yA = 0.

Vì A (P) nên \(0 = 2x_A^2 - 4{x_A} + 3\) (vô nghiệm).

Do đó không có điểm A là giao điểm của parabol (P) và trục hoành.

Vì vậy phương án A đúng.

+ Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = 2, b = –4, c = 3.

Đỉnh S có tọa độ:

\({x_S} = - \frac{b}{{2a}} = - \frac{{ - 4}}{{2.2}} = 1\);

yS = 2.12 – 4.1 + 3 = 1.

Suy ra (P) có đỉnh S(1; 1) và có trục đối xứng là x = 1.

Do đó phương án B đúng, C sai.

+ Thay tọa độ điểm M vào hàm số của đồ thị (P) ta được:

9 = 2.(–1)2 – 4.(–1) + 3 (đúng).

Suy ra (P) đi qua điểm M(–1; 9).

Do đó phương án D đúng.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 13:

Cho hàm số y = –x2 – x – 1. Tập giá trị của hàm số đã cho là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = b = c = –1.

Ta có ∆ = b2 – 4ac = (–1)2 – 4.(–1).(–1) = –3.

Suy ra \[\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - \left( { - 3} \right)}}{{4.\left( { - 1} \right)}} = - \frac{3}{4}\].

Vì a = –1 < 0 nên hàm số có giá trị lớn nhất bằng \( - \frac{3}{4}\) và có tập giá trị là \(T = \left( { - \infty ; - \frac{3}{4}} \right]\).

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 14:

Đồ thị dưới đây là của hàm số nào sau đây?
Media VietJack
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

+ Quan sát đồ thị, ta thấy parabol có bề lõm quay lên trên nên a > 0.

Do đó ta loại phương án A vì a = –1 < 0.

+ Quan sát đồ thị, ta thấy parabol có trục đối xứng là đường thẳng x = 1.

Ở phương án B, đồ thị của hàm số y = x2 + 2x – 2 có trục đối xứng là đường thẳng \(x = - \frac{b}{{2a}} = - \frac{2}{{2.1}} = - 1 \ne 1\).

Do đó ta loại phương án B.

Ở phương án C, đồ thị của hàm số y = 2x2 – 4x – 2 có trục đối xứng là đường thẳng \(x = - \frac{b}{{2a}} = - \frac{{ - 4}}{{2.2}} = 1\).

Ở phương án D, đồ thị của hàm số y = x2 – 2x – 1 có trục đối xứng là đường thẳng \(x = - \frac{b}{{2a}} = - \frac{{ - 2}}{{2.1}} = 1\).

+ Quan sát đồ thị, ta thấy parabol đi qua điểm A(0; –1).

Thay x = 0, y = –1 vào hàm số ở phương án C, ta có: –1 = 2.02 – 4.0 – 2 (vô lí).

Do đó đồ thị của hàm số ở phương án C không đi qua điểm A(0; –1).

Vì vậy ta loại phương án C.

Thay x = 0, y = –1 vào hàm số ở phương án D, ta có –1 = 02 – 2.0 – 1 (đúng).

Do đó đồ thị của hàm số ở phương án D đi qua điểm A(0; –1).

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 15:

Hàm số y = –x2 + 2x + 3 có đồ thị là hình nào trong các hình sau?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cách 1:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = –1, b = 2, c = 3.

Ta có ∆ = b2 – 4ac = 4 – 4.(–1).3 = 16.

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = f(x) = –x2 + 2x + 3 là một parabol (P):

Đỉnh S có tọa độ: \({x_S} = - \frac{b}{{2a}} = - \frac{2}{{2.\left( { - 1} \right)}} = 1\) và \({y_S} = - \frac{\Delta }{{4a}} = - \frac{{16}}{{4.\left( { - 1} \right)}} = 4\).

Suy ra tọa độ đỉnh S(1; 4).

Có trục đối xứng là đường thẳng x = 1 (đường thẳng này đi qua đỉnh S và song song với trục Oy).

Có bề lõm quay xuống dưới vì a = –1 < 0.

Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; 3).

Ngoài ra, phương trình –x2 + 2x + 3 = 0 có hai nghiệm phân biệt x1 = 3 và x2 = –1 nên đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt có tọa độ (3; 0) và (–1; 0).

Ta vẽ được đồ thị sau:

Media VietJack

Vậy ta chọn phương án A.

Cách 2:

• Xét hàm số y = –x2 + 2x + 3 a = –1, b = 2, c = 3.

Vì a = –1 < 0 nên đồ thị có bề lõm quay xuống dưới.

Do đó ta loại phương án C.

Đỉnh S có tọa độ: \({x_S} = - \frac{b}{{2a}} = - \frac{2}{{2.\left( { - 1} \right)}} = 1\) và \({y_S} = - \frac{\Delta }{{4a}} = - \frac{{16}}{{4.\left( { - 1} \right)}} = 4\).

Suy ra tọa độ đỉnh S(1; 4).

Do đó ta loại phương án B và D.

Vậy ta chọn phương án A.


Bắt đầu thi ngay