Thứ năm, 12/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Giải SGK Toán 10 Chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai

Giải SGK Toán 10 Chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai

Bài 3: Hàm số bậc hai

  • 1060 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhắc lại các kết quả đã biết về đồ thị của hàm số y = ax2.

Xem đáp án

Đồ thị hàm số y = ax2 là một parabol:

+ Nằm phía trên trục hoành nếu a > 0 và nhận điểm O(0;0) làm điểm thấp nhất.

+ Nằm phía dưới trục hoành nếu a < 0 và nhận điểm O(0;0) làm điểm cao nhất.


Câu 2:

Vẽ parabol y=-2x2+x+3

Xem đáp án

Đỉnh I(1/4; 25/8)

Trục đối xứng là đường thẳng x = 1/4

Giao điểm với trục Oy là điểm (0;3)

Giao điểm với trục Ox là điểm (3/2;0) và (-1;0)

Giải bài tập Toán 10 | Giải Toán lớp 10


Câu 3:

Xác định tọa độ của đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có) của một parabol:

a) y = x2 - 3x + 2 ;         b) y = -2x2 + 4x - 3;

c) y = x2 - 2x ;             d) y = -x2 + 4.

Xem đáp án

a) y = x2 – 3x + 2 có a = 1 ; b = –3 ; c = 2 ; Δ = b2 – 4ac = (–3)2 – 4.2.1 = 1.

+ Đỉnh của Parabol là Giải bài 1 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

+ Khi x = 0 thì y = 2. Vậy giao điểm với trục tung là A(0 ; 2).

+ Khi y = 0 thì x2 – 3x + 2 = 0. Phương trình có hai nghiệm x = 2 hoặc x = 1.

Vậy giao điểm với trục hoành là B(2 ; 0) và C(1 ; 0).

b) y = –2x2 + 4x – 3 có a = –2 ; b = 4 ; c = –3 ; Δ= b2 – 4ac = 42 – 4.( –3).( –2) = –8

+ Đỉnh của Parabol là (1 ; –1).

+ Khi x = 0 thì y = –3. Vậy giao điểm với trục tung là A(0 ; –3).

+ Khi y = 0 thì –2x2 + 4x – 3 = 0. Phương trình vô nghiệm.

Vậy Parabol không cắt trục hoành.

c) y = x2 – 2x có a = 1 ; b = –2 ; c = 0 ; Δ= b2 – 4ac = 4.

+ Đỉnh của Parabol là (1 ; –1).

+ Khi x = 0 thì y = 0. Vậy giao điểm với trục tung là O(0 ; 0).

+ Khi y = 0 thì x2 – 2x = 0. Phương trình có hai nghiệm x = 0 hoặc x = 2.

Vậy Parabol cắt trục hoành tại hai điểm O(0 ; 0) và A(2 ; 0).

d) y = –x2 + 4 có a = –1 ; b = 0 ; c = 4 ; Δ= b2 – 4ac = 0 – 4.( –1).4 = 16.

+ Đỉnh của Parabol là (0 ; 4).

+ Khi x = 0 thì y = 4. Vậy giao điểm với trục tung là A(0 ; 4).

+ Khi y = 0 thì –x2 + 4 = 0. Phương trình có hai nghiệm x = 2 hoặc x = –2.

Vậy Parabol cắt trục hoành tại hai điểm B(2 ; 0) hoặc C(–2 ;0).

Kiến thức áp dụng

+ Parabol y = ax2 + bx + c có đỉnh là I(–b/2a ; –Δ/4a).


Câu 4:

Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số:

a) y = 3x2 - 4x + 1 ;         b) y = -3x2 + 2x - 1

c) y = 4x2 - 4x + 1 ;         d) y = -x2 + 4x - 4

e) y = 2x2 + x + 1 ;          f) y = -x2 + x - 1

Xem đáp án

a) y = 3x2 – 4x + 1.

+ Tập xác định: R.

+ Đỉnh A(2/3 ; –1/3).

+ Trục đối xứng x = 2/3.

+ Giao điểm với Ox tại B(1/3 ; 0) và C(1 ; 0).

+ Giao điểm với Oy tại D(0 ; 1).

+ Bảng biến thiên:

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

+ Đồ thị hàm số :

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

b) y = –3x2 + 2x – 1.

+ Tập xác định: R

+ Đỉnh A(1/3 ; –2/3).

+ Trục đối xứng x = 1/3.

+ Đồ thị không giao với trục hoành.

+ Giao điểm với trục tung là B(0; –1).

Điểm đối xứng với B(0 ; –1) qua đường thẳng x = 1/3 là C(2/3 ; –1).

+ Bảng biến thiên:

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

+ Đồ thị hàm số :

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

c) y = 4x2 – 4x + 1.

+ Tập xác định : R

+ Đỉnh A(1/2; 0).

+ Trục đối xứng x = 1/2.

+ Giao điểm với trục hoành tại đỉnh A.

+ Giao điểm với trục tung B(0; 1).

Điểm đối xứng với B(0;1) qua đường thẳng x = 1/2 là C(1; 1).

+ Bảng biến thiên:

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

+ Đồ thị hàm số:

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

d) y = –x2 + 4x – 4.

+ Tập xác định: R

+ Đỉnh: I (2; 0)

+ Trục đối xứng: x = 2.

+ Giao điểm với trục hoành: A(2; 0).

+ Giao điểm với trục tung: B(0; –4).

Điểm đối xứng với điểm B(0; –4) qua đường thẳng x = 2 là C(4; –4).

+ Bảng biến thiên:

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

+ Đồ thị hàm số:

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

e) y = 2x2 + x + 1

+ Tập xác định: R

+ Đỉnh A(–1/4 ; 7/8).

+ Trục đối xứng x = –1/4.

+ Đồ thị không giao với trục hoành.

+ Giao điểm với trục tung B(0; 1).

Điểm đối xứng với B(0 ; 1) qua đường thẳng x = –1/4 là C(–1/2 ; 1)

+ Bảng biến thiên:

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

+ Đồ thị hàm số:

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

f) y = –x2 + x – 1

+ Tập xác định R

+ Đỉnh A(1/2 ; –3/4).

+ Trục đối xứng x = 1/2.

+ Đồ thị không giao với trục hoành.

+ Giao điểm với trục tung: B(0; –1).

Điểm đối xứng với B(0 ; –1) qua đường thẳng x = 1/2 là C(1 ; –1).

+ Bảng biến thiên:

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

+ Đồ thị hàm số :

Giải bài 2 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10


Câu 5:

Xác định parabol y = ax2 + bx + 2, biết rằng parabol đó:

a) Đi qua hai điểm M(1; 5) và N(-2; 8);

b) Đi qua hai điểm A(3; -4) và có trục đối xứng là x = -3/2;

c) Có đỉnh là I(2; -2);

d) Đi qua điểm B(-1; 6) và tung độ của đỉnh là -1/4.

Xem đáp án

a)

+ Parabol y = ax2 + bx + 2 đi qua M(1 ; 5)

⇒ 5 = a.12 + b.1 + 2 ⇒ a + b = 3 (1) .

+ Parabol y = ax2 + bx + 2 đi qua N(–2; 8)

⇒ 8 = a.( –2)2 + b.( –2) + 2 ⇒ 4a – 2b = 6 (2).

Từ (1) và (2) suy ra: a = 2; b = 1.

Vậy parabol cần tìm là y = 2x2 + x + 2.

b) + Parabol y = ax2 + bx + 2 có trục đối xứng x = –3/2

⇒ –b/2a = –3/2 ⇒ b = 3a (1)

+ Parabol y = ax2 + bx + 2 đi qua điểm A(3; –4)

⇒ –4 = a.32 + b.3 + 2 ⇒ 9a + 3b = –6 (2).

Thay b = 3a ở (1) vào biểu thức (2) ta được:

9a + 3.3a = –6 ⇒ 18a = –6 ⇒ a = –1/3 ⇒ b = –1.

Vậy parabol cần tìm là y = –1/3x2 – x + 2.

c) Parabol y = ax2 + bx + 2 có đỉnh I(2 ; –2), suy ra :

Giải bài 3 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

Từ (1) ⇒ b2 = 16.a2, thay vào (2) ta được 16a2 = 16a ⇒ a = 1 ⇒ b = –4.

Vậy parabol cần tìm là y = x2 – 4x + 2.

d) + Parabol y = ax2 + bx + 2 đi qua điểm B(–1 ; 6)

⇒ 6 = a.( –1)2 + b.( –1) + 2 ⇒ a = b + 4 (1)

+ Parabol y = ax2 + bx + 2 có tung độ của đỉnh là –1/4

Giải bài 3 trang 49 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

Thay (1) vào (2) ta được: b2 = 9.(b + 4) ⇔ b2 – 9b – 36 = 0.

Phương trình có hai nghiệm b = 12 hoặc b = –3.

Với b = 12 thì a = 16.

Với b = –3 thì a = 1.

Vậy có hai parabol thỏa mãn là y = 16x2 + 12b + 2 và y = x2 – 3x + 2.

Kiến thức áp dụng

Parabol y = ax2 + bx + c có :

+ Đỉnh là I(–b/2a ; – Δ/4a)

+ Trục đối xứng là đường thẳng x = –b/2a


Câu 6:

Xác định a, b, c biết parabol y = ax2 + bx + c đi qua điểm A(8 ; 0) và có đỉnh là I(6 ; -12).

Xem đáp án

+ Parabol y = ax2 + bx + c đi qua điểm A (8; 0)

⇒ 0 = a.82 + b.8 + c ⇒ 64a + 8b + c = 0 (1).

+ Parabol y = ax2 + bx + c có đỉnh là I (6 ; –12) suy ra:

–b/2a = 6 ⇒ b = –12a (2).

–Δ/4a = –12 ⇒ Δ = 48a ⇒ b2 – 4ac = 48a (3) .

Thay (2) vào (1) ta có: 64a – 96a + c = 0 ⇒ c = 32a.

Thay b = –12a và c = 32a vào (3) ta được:

(–12a)2 – 4a.32a = 48a

⇒ 144a2 – 128a2 = 48a

⇒ 16a2 = 48a

⇒ a = 3 (vì a ≠ 0).

Từ a = 3 ⇒ b = –36 và c = 96.

Vậy a = 3; b = –36 và c = 96.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương