Trắc nghiệm Hình chữ nhật (Vận dụng) (có đáp án)
-
582 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Cho hình bình hành ABCD có AB = a, BC = b (a > b). Các phân giác trong của góc A, B, C, D tạo thành tứ giác MNPQ. Tính độ dài đường chéo của hình chữ nhật MNPQ theo a, b.
Gọi E là giao điểm PQ và AB, F là giao điểm của MN và CD. Tam giác ADE có phân giác AQ cũng là đường cao do đó tam giác cân tại A
Suy ra DQ = QE = DE : 2
Tương tự tam giác BCF cân tại C, do đó FN = BN = BF : 2
Ta lại có DEBF là hình bình hành (cặp cạnh đối song song), suy ra DE = BF
Suy ra DQ = FN và DQ // FN. Vậy DQNF là hình bình hành, từ đó QN = DF = CD =CF
Mà CD = AB = a, CF = CB = b, do đó: QN = a – b
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Cho hình thang cân ABCD, đáy nhỏ AB = 6, CD = 18, AD = 10. Gọi I, K, M, L lần lượt là trung điểm của các đoạn BC, CA, AD và BD. Tứ giác ABKL là hình gì?
Xét tam giác ABD có: M, L lần lượt là trung điểm của AD, BD, do đó ML là đường trung bình của tam giác ABD. Suy ra ML // AB và ML = AB: 2 = 3. Vậy ML nằm trên đường trung bình MI của hình thang ABCD. (1)
Chứng minh tương tự ta có: IK là đường trung bình của tam giác ABC. Do đó, IK // AB và IK = AB : 2 = 3. Vậy IK nằm trên đường trung bình MI của hình thang ABCD. (2)
Từ (1) và (2) suy ra: bồn điểm M, L, K, I nằm trên đường trung bình MI của hình thang ABCD.
Ta có: MI = (AB + CD) = (6 + 18) = 12
(do MI là đường trung bình của hình thang ABCD)
Suy ra KL = MI – ML – KI = 12 – 3 – 3 = 6
Xét tứ giác ABKL có: KL = AB ( = 6); KL // AB.
Do đó ABKL là hình bình hành.
Lại có: BL = BD, AK = AC
Mà AC = BD (đường chéo hình thang cân)
Suy ra AK = BL
Xét hình bình hành ABKL có AK = KL nên suy ra ABKL là hình chữ nhật
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = a;AD = b. Cho M, N, P, Q là các đỉnh của tứ giác MNPQ và lần lượt thuộc các cạnh AB, BC, CD, DA. Tìm giá trị nhỏ nhất của chu vi tứ giác MNPQ.
Gọi I, H, K lần lượt là trung điểm các đoạn QM, QN, PN.
Xét tam giác AQM vuông tại A có AI là đường trung tuyến nên suy ra AI = QM
IH là đường trung bình của tam giác QMN nên IH = MN, IH // MN
Tương tự KC = NP, HK = PQ, HK // PQ
Do đó AI + IH + HK + KC = PMNPQ
Mặt khác nếu xét các điểm A, I, H, K, C ta có: AI + IH + HK + KC ≥ AC
Do đó PMNPQ ≥ 2AC (không đổi)
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi A, I, H, K, C thẳng hang theo thứ tự đó. Điều đó tương đương với MN // AC // QP, QM // BD // NP hay MNPQ là hình bình hành
Theo định lý Pytago cho tam giác ACB vuông tại A ta có
AC2 = AB2 + BC2 = AB2 + AD2 = a2 + b2 => AC =
Vậy giá trị nhỏ nhất của chu vi MNPQ là 2AC = 2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm M thuộc cạnh huyền BC. Gọi D, E lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC. Tính độ dài nhỏ nhất của DE khi M di chuyển trên BC biết AB = 15cm, AC = 20cm.
Theo DE nhỏ nhất khi M là hình chiếu của A trên BC.
Khi đó DE = AM
Xét tam giác ABC, theo định lý Pytago ta có
BC2 = BA2 + AC2 = 625 => BC = 25
Gọi BM = x thì MC = 25 – x
Xét tam giác AMB vuông tại M, theo định lý Pytago ta có
AM2 = AB2 – BM2 = 152 – x2 = 225 – x2 (1)
Xét tam giác AMC vuông tại M, theo định lý Pytago ta có
AM2 = AC2 – MC2 = 202 – (25 – x)2
ó 225 – x2 = 400 – (625 – 50x + x2)
ó 50x = 450 ó x = 9
Suy ra: AM2 = 225 – x2 = 225 – 81 = 144 => AM = 12
Suy ra DE = AM =12cm
Vậy giá trị nhỏ nhất của DE là 12cm
Đáp án cần chọn là: D