(2023) Đề thi thử Hóa học Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Lần 3) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Lần 3) có đáp án
-
135 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Cho FeO tác dụng với dung dịch HCl (trong điều kiện không có oxi) tạo ra chất nào sau đây ?
Chọn C
Câu 4:
Trong công nghiệp, kim loại Na được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy chất nào sau đây?
Chọn B
Câu 6:
Poli(vinyl clorua) được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, … Poli(vinyl clorua) được tạo ra bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây ?
Chọn D
Câu 8:
Kim loại vàng có thể dát mỏng thành lá đến mức ánh sáng có thể xuyên qua. Khả năng dát mỏng là do vàng có
Chọn D
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một este đơn chức X (được tạo bởi từ axit cacboxylic và ancol) thu được 3,36 lít khí CO2. Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là :
nCO2 = 0,15 → Số C = nCO2/nX = 3
X được tạo bởi từ axit cacboxylic và ancol → X là C3H6O2, có 2 cấu tạo:
HCOOC2H5 và CH3COOCH3
Chọn D
Câu 12:
Các chất nào sau đây đều tác dụng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl ?
Các chất NaHCO3 và Al(OH)3 đều tác dụng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl:
NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + H2O
HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + H2O
Chọn B
Câu 13:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO (trong X oxi chiếm 30% về khối lượng) trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với NaOH dư, thu được (m + 2,7) gam kết tủa. Giá trị của m là
nO = 2,7/(17.2 – 16) = 0,15
→ mX = 0,15.16/30% = 8 gam
Chọn A
Câu 14:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột + H2O (lên men) → X; X (lên men rượu) → Y. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ lần lượt là
Chọn B
Câu 16:
Vật dụng làm bằng nhôm bền trong trong không khí và nước ở nhiệt độ thường là do bề mặt được bảo vệ bởi màng mỏng chất nào sau đây?
Chọn C
Câu 19:
Ở trạng thái cơ bản, sắt có cấu hình elcctron [Ar]3d6 4s2. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn là :
Sắt có 4 lớp electron → Ở chu kỳ 4.
Sắt là nguyên tố họ d, có 8e hóa trị → Nhóm VIIIB.
Chọn A
Câu 20:
Cho 0,1 mol Gly-Ala tác dụng với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Gly-Ala + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + H2O
→ nH2O = 0,1
Bảo toàn khối lượng → m rắn = 22,8 gam
Chọn A
Câu 21:
Để tráng bạc một mặt của tấm gương có diện tích 3m² cần tối thiểu bao nhiêu gam glucozơ? Giả thiết hiệu suất phản ứng tráng bạc là 90% và toàn bộ bạc sinh ra đều bám hết lên gương với độ dày đồng nhất tương ứng với 0,72 gam/m².
nAg = 0,72.3/108 = 0,02
→ mC6H12O6 = 0,02.180/2.90% = 2 gam
Chọn A
Câu 24:
Cho Fe lần lượt tác dụng với: dung dịch HCl dư, khí Cl2 đun nóng, dung dịch HNO3 loãng dư, dung dịch CuSO4. Số trường hợp tạo muối Fe(III) là
Có 2 trường hợp tạo muối Fe(III) là:
Fe + Cl2 → FeCl3
Fe + HNO3 loãng dư → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Chọn D
Câu 25:
Hiện tượng ăn mòn điện hóa học sẽ xảy ra khi để vật dụng làm bằng thép cacbon trong
Hiện tượng ăn mòn điện hóa học sẽ xảy ra khi để vật dụng làm bằng thép cacbon trong không khí ẩm vì không khí ẩm là môi trường điện li.
Chọn D
Câu 26:
Kali đicromat là chất rắn có màu da cam, có tính oxi hóa rất mạnh. Công thức phân tử của kali đicromat là
Chọn D
Câu 28:
Chất nào sau đây có phản ứng cộng hợp với brôm?
Etilen có phản ứng cộng hợp với brôm:
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
Phenol có phản ứng thế với Br2.
Chọn A
Câu 29:
Hòa tan hết 13,44 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 0,14 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Kim loại M là
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
13,44x/M = 0,14.3 → M = 32x
→ x = 2, M = 64: M là Cu
Chọn A
Câu 30:
Để xử lí vi khuẩn và rong tảo trong nước sinh hoạt người ta thường cho vào nước một lượng phù hợp khí X. Biết X là khí độc, có màu vàng lục. Khí X là :
Chọn A
Câu 31:
Hỗn hợp A gồm ba chất hữu cơ (chỉ chứa chức este, đều được tạo bởi axit cacboxylic và ancol) mạch hở: X (đơn chức), Y (hai chức) và Z (ba chức). Đốt cháy hoàn toàn m gam A thu được 0,34 mol CO2 và 0,28 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam A trong dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol no, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và 10,28 gam hỗn hợp E gồm hai muối (không có HCOONa). Đốt cháy hoàn toàn E bằng O2, thu được Na2CO3, 0,13 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Khối lượng của Y có trong m gam A là ?
Quy đổi muối COONa (a), C (b) và H (0,18)
mE = 67a + 12b + 0,18 = 10,28
nNa2CO3 = 0,5a, bảo toàn C: a + b = 0,5a + 0,13
→ a = 0,14; b = 0,06
Muối có nH = 3nC và không có HCOONa → Muối gồm CH3COONa (0,06) và (COONa)2 (0,04)
Bảo toàn C → nC(F) = 0,14
Bảo toàn H → nH(F) = 0,52
→ nF = nH/2 – nC = 0,12 → Số C = 1,17
nO(F) = nNaOH = 0,14 → F có nC = nO → F gồm CH3OH (0,1) và C2H4(OH)2 (0,02)
X là CH3COOCH3
n(COONa)2 > nC2H4(OH)2 → Y là (COOCH3)2
Z là CH3-OOC-COO-CH2-CH2-OOC-CH3
nZ = nC2H4(OH)2 = 0,02 → nY = n(COONa)2 – nZ = 0,02
→ mY = 2,36 gam
Chọn B
Câu 32:
Chia 37,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần một trong dung dịch chứa 0,4 mol HCl, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ khối so với H2 bằng 11,5), dung dịch Y (chỉ chứa muối) và hỗn hợp rắn G (gồm hai kim loại). Hòa tan hết phần hai trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 0,265 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Phần trăm khối lượng của đơn chất Fe trong X là
X + HCl → nCO2 = nH2 = 0,05
Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O
→ nO = nH2O = 0,15
Quy đổi mỗi phần thành Fe (a), Cu (b), O (0,15) và CO2 (0,05)
→ 56a + 64b + 0,15.16 + 0,05.44 = 37,52/2 = 18,76
X + H2SO4 đặc nóng → nCO2 = 0,05 và nSO2 = 0,215
Bảo toàn electron: 3a + 2b = 0,15.2 + 0,215.2
→ a = 0,23; b = 0,02
nFeCO3 = nCO2 = 0,05; nCuO = b = 0,02
Bảo toàn O → nFe3O4 = 0,02
Bảo toàn Fe → nFe = 0,12
→ %Fe = 17,91%
Chọn C
Câu 33:
Các chất hữu cơ mạch hở E (C4H6O4), F (C3H4O4) có các sơ đồ phản ứng với tỉ lệ mol tương ứng:
E + 2NaOH (t°) → X + Y + Z
F + 2NaOH (t°) → X + Y + H2O
X + HCl → T + NaCl
Biết: X, Y, Z, T đều là các chất hữu cơ và MZ < MX < MY; trong phân tử E, F chỉ chứa nhóm chức thuộc các loại axit, ancol, este. Cho các phát biểu sau:
(a) E, F đều thuộc loại hợp chất este đa chức.
(b) Nhiệt sôi của T cao hơn nhiệt độ sôi của Z.
(c) Y tác dụng với dung dịch HCl loãng thu được axit axetic.
(d) Dung dịch chất T hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(đ) Các chất E, F, X đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
Từ E (C4H6O4) tạo 3 chất hữu cơ nên E có cấu tạo:
HCOO-CH2-COO-CH3
MZ < MX < MY → Z là CH3OH; X là HCOONa và Y là HO-CH2-COONa
F là HCOO-CH2-COOH; T là HCOOH
(a) Sai, E là este đa chức; F là hợp chất tạp chức.
(b) Đúng, HCOOH có phân tử khối lớn hơn và liên kết H liên phân tử bền hơn CH3OH nên HCOOH sôi cao hơn CH3OH.
(c) Sai: Y + HCl → HO-CH2-COOH + NaCl
(d) Đúng: HCOOH + Cu(OH)2 → (HCOO)2Cu + H2O
(đ) Đúng, E, F, X đều chứa HCOO- (hay -O-CHO) nên có tráng bạc.
Chọn B
Câu 34:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 10,44% về khối lượng vào nước thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí H2. Sục từ từ CO2 vào Y ta thấy lượng kết tủa tạo ra phụ thuộc vào số mol CO2 được ghi ở bảng sau:
Số mol CO2 hấp thụ |
0,02 |
0,06 |
0,096 |
Khối lượng kết tủa (gam) |
a |
1,5a |
1,2a |
Giá trị của m là ?
Khi nCO2 = 0,02 thì kết tủa chưa max nên x = a/197 = 0,02
Khi nCO2 = 0,06 kết tủa đã bị hòa tan thì:
0,096 – 0,06 = 1,5x – 1,2x: Thay x = 0,02 vào thì vô lí, vậy nBaCO3 max = 1,5x = 0,03
Khi nCO2 = 0,096, các sản phẩm gồm BaCO3 (1,2x = 0,024), Ba(HCO3)2 (0,03 – 0,024 = 0,006), bảo toàn C → nNaHCO3 = 0,06
→ X gồm Na (0,06), Ba (0,03) và O
Bảo toàn electron: nNa + 2nBa = 2nO + 2nH2
→ nO = 0,04 → mX = 6,13
Chọn B
Câu 35:
Hòa tan hết 20 gam một oxit kim loại M (hóa trị không đổi) bằng lượng vừa đủ m gam dung dịch HNO3 39,375% thu được dung dịch X có nồng độ 47,00%. Làm lạnh dung dịch X đến 20°C thì có 35,52 gam tinh thể (E) tách ra và dung dịch còn lại có nồng độ 37,9%. Phần trăm nguyên tố oxi trong E gần nhất với giá trị nào sau đây ?
Oxit là M2Ox (a mol) → a(2M + 16x) = 20 (1)
nHNO3 = 2ax; X chứa M(NO3)x (2a mol)
Bảo toàn khối lượng:
20 + 63.2ax/39,375% = 2a(M + 62x)/47% (2)
(1)(2) → aM = 8; ax = 0,25
→ M = 32x → x = 2, M = 64: M là Cu
→ nCu(NO3)2 = 0,25 và mddX = 100
nCu(NO3)2 còn lại = 37,9%(100 – 35,52)/188 = 0,13
→ nCu(NO3)2.kH2O = 0,25 – 0,13 = 0,12
M = 188 + 18k = 35,52/0,12 → k = 6
E là Cu(NO3)2.6H2O → %O = 64,86%
Chọn C
Câu 36:
Cho 2,3 gam một ancol đi qua ống sứ chứa CuO nung nóng, thu được 3,1 gam hỗn hợp Y gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
nAncol phản ứng = nO = (3,1 – 2,3)/16 = 0,05
→ nAncol ban đầu > 0,05 → M ancol < 2,3/0,05 = 46
→ Ancol là CH3OH
nHCHO = nCH3OH phản ứng = 0,05
→ nAg = 0,05.4 = 0,2 → mAg = 21,6 gam
Chọn C
Câu 37:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Fe(NO3)3.
(d) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(e) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
(a) BaCl2 + KHSO4 → BaSO4 + KCl + HCl
(b) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
(c) NaOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 + NaNO3
(d) NH3 + H2O + AlCl3 → Al(OH)3 + NH4Cl
(e) Cu + FeCl3 dư → CuCl2 + FeCl2
Chọn C
Câu 38:
Hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol E thu được H2O và 1,845 mol CO2. Mặt khác m gam E tác dụng được tối đa với 0,1 mol H2, thu được hỗn hợp F. Cho toàn bộ F tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thì có tối đa 0,2 mol NaOH phản ứng và thu được sản phẩm hữu cơ chỉ có glixerol và muối natri stearat. Giá trị của m là
Trong 0,07 mol E chứa X (x mol) và các axit béo (tổng y mol)
nE = x + y = 0,07
nCO2 = 57x + 18y = 1,845
→ x = 0,015; y = 0,055
→ x : y = 3 : 11
Trong m gam E chứa X (3e) và axit béo (tổng 11e)
nNaOH = 3.3e + 11e = 0,2 → e = 0,01
Quy đổi E thành (C17H35COO)3C3H5 (0,03), C17H35COOH (0,11) và H2 (-0,1)
→ mE = 57,74
Chọn D
Câu 39:
Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rót 1,5 ml dung dịch saccarozơ và 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng vào một ống nghiệm.
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm 2-3 phút, sau đó để nguội rồi thêm tiếp NaHCO3 vào đến khi hết thoát khí.
Bước 3: Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3 vào ống nghiệm rồi đun nóng nhẹ.
Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích của thí nghiệm là chứng minh saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
(b) Vai trò của NaHCO3 là để cho phản ứng thủy phân saccarozơ xảy ra nhanh hơn.
(c) Phản ứng xảy ra ở bước 3 tạo ra sản phẩm hữu cơ là axit gluconic.
(d) Sau bước 3, thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(đ) Ở bước 3, nếu đun sôi mạnh dung dịch thì có kết tủa vón cục xuất hiện.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, mục đích của thí nghiệm là chứng minh saccarozơ có phản ứng thủy phân và sản phẩm thủy phân có phản ứng tráng bạc.
(b) Sai, NaHCO3 có vai trò trung hòa H2SO4.
(c) Sai, sản phẩm hữu cơ là muối amoni gluconat.
(d) Đúng, do có lớp Ag mỏng bám vào thành ống nghiệm.
(đ) Đúng, phản ứng tráng bạc cần đun nóng nhẹ hoặc ngâm ống nghiệm trong nồi nước nóng. Nhiệt độ quá cao sẽ làm bạc sinh ra bị vón cục, không bám đều lên thành ống nghiệm.
Chọn B
Câu 40:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong một phân tử triolein có 6 liên kết pi (π).
(b) Saccarozơ được dùng làm thuốc tăng lực (dịch truyền) cho người ốm.
(c) Dầu mỡ bôi trơn xe máy có thành phần chính là chất béo.
(d) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém hơn cao su thiên nhiên.
(đ) Anilin có lực bazơ yếu hơn etylamin.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, 1 phân tử triolein có 3C=C và 3C=O.
(b) Sai, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực (dịch truyền) cho người ốm.
(c) Sai, dầu mỡ bôi trơn xe máy có thành phần chính là hiđrocacbon.
(d) Đúng
(đ) Đúng, gốc thơm của anilin làm giảm tính bazơ, gốc no của etylamin làm tăng tính bazơ.
Chọn A