Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 1)
-
2415 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh?
Đáp án A
Các chất điện li mạnh là những muối, axit mạnh, bazo mạnh→ NaCl là muối nên là chất điện li mạnh
Câu 2:
Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm VA?
Đáp án A
Nito thuộc nhóm VA, có Z = 7, cấu hình 1s22s22p3.
Câu 3:
Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu trăng thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là
Đáp án D
Etanol hay ancol etylic có công thức hóa học là C2H5OH.
Câu 4:
Cho m gam hỗn hợp gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng với CuO dư, nung nóng, thu được hỗn hợp X gồm khí và hơi có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75. Cho X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án D
Gọi CT chung của 2 ancol là
→ 2 ancol là CH3OH (a mol) và CH3CH2OH (b mol)
Lập hpt: 4a + 2b = = 0,6 và (30a + 44b+18a + 18b) : (2a + 2b) = 13,75.2
→ a = b = 0,1 → m = 0,1. 32 + 0,1. 46 = 7,8 (g)
Câu 5:
Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?
Đáp án B
Vôi tôi là Ca(OH)2. Khi bôi vào vết thương sẽ giảm sưng tấy do có xảy ra phản ứng trung hòa lượng axit fomic trong nọc kiến:
Ca(OH)2 + 2HCOOH → (HCOO)2Ca + 2H2O
Câu 6:
Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
Đáp án B
Triglixerin là trieste được tạo bởi các axit béo và glixerol. Khi thủy phân sẽ cho glixerol.
Các chất còn lại đều là các este tạo bởi axit cacboxylic và ancol đơn chức → thủy phân cho ancol đơn chức tương ứng.
Câu 7:
Trung hòa 10,4 gam axit cacboxylic X bằng dung dịch NaOH, thu được 14,8 gam muối. Công thức của X là
Đáp án B
Gọi axit có CT là R(COOH)n.
Phản ứng: R(COOH)n + n NaOH → R(COONa)n + n H2O.
Gọi n(axit p.ư) = a → m(tăng) = 14,8 – 10,4 = (23n – 1n).a = 22an → an = 0,2
Với n = 1 → R + 45 = 10,4 : 0,2 = 52 → R = 7 (loại)
Với n = 2 → R + 45. 2 = 10,4 : 0,1 = 104 → R = 14 → HOOC – CH2 – COOH
Câu 8:
Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là
Đáp án A
Các este thỏa mãn là: HCOOC-C-C và HCOO-C(C)-C.
Câu 9:
Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Đáp án D
HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH
Ta có: = 0,05 mol → = 0,05 → m = 0,05. 68 = 3,4 (g)
Câu 10:
Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
Đáp án D
Trong máu người luôn luôn có nồng độ glucozo không đổi khoảng 0,1%. Nếu lượng glucozo trong máu giảm đi thì người mắc bệnh suy nhược. Khi đó người bệnh sẽ được dịch truyền glucozo để bổ sung nhanh năng lượng.
Câu 11:
Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là
Đáp án C
C12H22O11 → C6H12O6 (Glucozo) + C6H12O6 (Fructozo)
Ta có: = 0,06 mol → = 0,06 : 0,9 = 1/15 mol → m = 22,8 (g)
Câu 12:
Amino axit X chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là
Đáp án D
Gọi amino axit là NH2 – R – COOH → este Y là NH2 – R – COOR’
MY = 89 → R + R’ = 89 – 60 = 29 → R = 14 và R’ = 15.
Câu 13:
Chất nào sau đây là amin bậc 2?
Đáp án C
Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hidrocacbon.
→ CH3 – NH – CH3 là amin bậc 2.
Câu 14:
Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Tính tan của các protein khác nhau. Protein hình sợi “hoàn toàn không tan” trong nước trong khi các protein hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo.
Câu 15:
Thủy phân 14,6 gam Gly–Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án B
Thủy phân Gly – Ala trong NaOH thu được 2 muối NH2-CH2-COONa và NH2-CH(CH3)-COONa
Ta có: n(Glu-Ala) = 0,1 → m = 0,1. 97 + 0,1. 111 = 20,8 (g)
Câu 16:
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
Đáp án B
- Tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) thuộc loại tơ hóa học: xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa hóa học ( ví dụ tơ visco, tơ xenlulozo axetat...).
- Bông, Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
- Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp
Câu 17:
Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
Đáp án A
Gọi CT của X là NH2-R-COOH
NH2RCOOH + HCl → NH3Cl-RCOOH
BTKL: = – = 10,95 (g) → = 0,3 mol
→ = 0,3 → MX = 26,7 : 0,3 = 89 → R = 14. X là Alanin (NH2-CH2-COOH)
Câu 18:
Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
Đáp án C
Sự xuất hiện của các cặp điện hóa trong dãy điện hóa lần lượt là: Ca2+/Ca; Zn2+/Zn; Cu2+/Cu; Ag+/Ag.
Tính oxi hóa theo chiều từ trái sang phải tăng dần → Ag+ có tính oxi hóa mạnh nhất.
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
Các kim loại kiềm có tính khử mạnh → trong tự nhiên, kim loại kiềm chỉ tồn tại dạng hợp chất.
Câu 20:
Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
Đáp án D
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Fe + 3AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + 3Ag.
Câu 21:
Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là:
Đáp án C
Na, Ca, Al là những kim loại mạnh → phương pháp điều chế chúng là dùng điện phân nóng chảy hợp chất (muối, bazơ, oxit) của chúng.
Câu 22:
Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
Đáp án D
CaSO4.2H2O có trong tự nhiên là thạch cao sống, bền ở nhiệt độ thường.
Câu 23:
Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
Đáp án A
Phương trình: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Số mol H2 = 0,1 mol → số mol Fe = 0,1 mol → m = 5,6 gam.
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây sai
Đáp án D
Cr2O3 là oxit lưỡng tính nhưng tan trong axit và kiềm đặc, không tan trong NaOH loãng.
Câu 25:
Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là:
Đáp án D
Ta có: = 0,03
BTNT (Fe): = 2 = 0,06 mol → m = 3,36 (g)
Câu 26:
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
Đáp án D
X là trilgixerit nên có dạng: .Ta có: = 2,28 và = 2,2
BTNT (O): = 2 + – 2 = 0,24 → = 0,24 : 6 = 0,04 mol
+
BTKL:
Ta có: = 2,28. 12 + 2,2. 2 + 0,24. 16 = 35,6 (g)
Lại có: = 0,04. 3. 40 = 4,8 (g) và = 0,04. 92 = 3,68 (g)
→ KL muối = 35,6 + 4,8 – 3,68 = 36,72 (g)
Câu 27:
Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Ca(OH)2 có vai trò tương tự Ba(OH)2 (sản phẩm cháy là CO2 được hấp thụ qua các dung dịch này nằm mục đích xác định nguyên tố C)
Câu 28:
Cho các nhóm tác nhân hoá học sau:
(1) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+.
(2) Các anion NO3-, SO42-, PO43- ở nồng độ cao.
(3) Thuốc bảo vệ thực vật.
(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh)
Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là:
Đáp án D
Nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là: (1), (2), (3).
(4) là nhóm tác nhân làm thủng tần ozon.
Câu 29:
Tiến hành thí nghiệm với các dung dich muối clorua riêng biệt của các cation: X2+, Y3+, Z3+, T2+. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Các cation X2+, Y3+, Z3+, T2+ lần lượt là
Đáp án A
Ta thấy X2+ chỉ có thể là Ba2+ do tạo kết tủa sunfat là BaSO4 màu trắng và không tan trong axit.
Y3+ chỉ có thể là Fe3+ do tạo kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ.
Z3+ là Al3+ do ban đầu tạo kết tủa keo trắng Al(OH)3 và kết tủa này tan trong kiềm dư.
T3+ là Cu2+ do ban đầu tạo kết tủa xanh Cu(OH)2 nhưng bị hoà tan bởi NH3 do tạo phức
Câu 30:
Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho CaO vào nước.
(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
Đáp án D
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.
Sau đó Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag
CaO + H2O → Ca(OH)2
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
Câu 31:
Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen; but–1–in; buten và H2. Đốt cháy hoàn toàn 15,48 gam X cần dùng 1,63 mol O2. Mặt khác nung nóng 15,48 gam X có mặt Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm các hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ Y lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được m gam kết tủa; bình 2 đựng dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình tăng 5,0 gam; đồng thời lượng Br2 phản ứng là 17,6 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 1,568 lít (đktc). Giá trị của m là
Đáp án D
15,48(g)
Câu 32:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2;
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng;
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;
(e) Nhiệt phân AgNO3;
(g) Đốt FeS2 trong không khí;
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ;
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:
Đáp án D
Các thí nghiệm là: c; e; h.
Phản ứng c: CuO + H2 → Cu + H2O
Phản ứng e: AgNO3 → Ag + NO2 + ½ O2
Phản ứng h: CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + ½ O2.
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocabon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken.
(b) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH và CH3OH, H2O được tạo nên từ OH trong nhóm –COOH của axit và H của trong nhóm –OH của ancol.
(c) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α–amino axit được gọi là liên kết peptit.
(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(f) Hợp chất C9H13Cl có thể chứa vòng benzen trong phân tử.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Phát biểu đúng: b) c).
Các phát biểu khác sai vì:
a) Khi đốt cháy hiđrocacbon mạch hở thì X mới là anken.
d) Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo.
Không phải tất cả những chất có cùng M là đồng phân của nhau.
VD: CH3-CH2-CH2-OH và CH3-CH(OH)-CH3 là đồng phân của nhau.
Còn C4H10O và C3H6O2 có cùng CTPT (M = 74) nhưng không phải là đồng phân.
e) Glucozơ và fructozơ mới cùng tạo sobitol.
f) C9H13Cl có π + v = (9.2 + 2 – 13 – 1) : 2 = 3 < 4 nên không có vòng benzen.
Câu 34:
Dung dịch X chứa a mol ZnSO4; dung dịch Y chứa b mol AlCl3; dung dịch Z chứa c mol NaOH. Tiến hành 2 thí nghiệm sau
– Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch X;
– Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch Y.
Lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm biến đổi theo đồ thị sau đây:
Tổng khối lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm khi dùng x mol NaOH gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án C
Thí nghiệm 1:
2OH- + Zn2+ → Zn(OH)2
2OH- + Zn(OH)2 → ZnO22- + H2O
Thí nghiệm 2:
3OH- + Al3+ → Al(OH)3
OH- + Al(OH)3 → AlO2- + H2O.
Ở thí nghiệm 2, từ đồ thị thấy 4a = 3b
Và 4b = 0,32 → b = 0,08 → a = 0,06
Với x mol NaOH
Tổng khối lượng kết tủa = 0,048.(78+99) = 8,496g
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(d) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α–amino axit.
(g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
a: Sai CH3COOC2H3 +NaOH → CH3COONa+ CH3CHO (Metanđêhit)
b: Sai. Trùng hợp etylen thu được poli(etylen)
c. Sai. Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng
d. Đ e. Đ f. Đ
Câu 36:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Ca(HCO3)2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(b) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho khí CO2 (dư) vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH.
(e) Cho dung dịch HCl (dư) vào dung dịch NaAlO2.
(f) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2.
Số thí nghiệm có tạo ra kết tủa là:
Đáp án C
Các thí nghiệm (a), (c), (f)
Câu 37:
Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 thu được (m + 6,11) gam hỗn hợp Y gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl, đun nóng thu được dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được 73,23 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hết m gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Nồng độ C% của Fe(NO3)3 có trong dung dịch T gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án B
Có = 6,11; = 0,13
=> = 0,05; = 0,08.
Hòa tan hết Y trong HCl nên có: = 2. = 2. = 0,32 mol
- BTNT (Cl):
= 0,32 + 0,1 = 0,42. → = 0,42.143,5 = 60,27 gam
= 73,23 – 60,27 = 12,96 → = 0,12 mol.
=> = 0,12.
BTĐT trong Z: 2.0,12 + 2. = 0,42 => = 0,09.
Vậy X chứa Fe (0,12) và Cu(0,09).
Khi X tác dụng HNO3, ta thấy: (0,12 × 3 + 0,09 × 2) ÷ 3 = 0,18 mol > = 0,15 mol
có nghĩa là Fe không lên hết Fe3+ mà có 1 phần chỉ lên Fe2+
Khi phản ứng với HNO3: nFe(III) = a mol ; nFe(II) = bmol. ta có hệ:
a + b = 0,12
3a + 2b + 0,09.2 = 0,15.3
Giải hệ: a = 0,03; b = 0,09.
Vì HNO3 dùng hết, = 4 = 0,6 mol → = 37,8 → = 120 gam.
→ BTKL: = 127,98 gam.
= 0,03 . 242 : 127,98 ≈ 5,67%.
Câu 38:
Ancol X (MX = 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là
Đáp án A
- Biện luận công thức của X.
Gọi CTPT của X là CxHyOt.
Có 12x + y + 16t = 76.
Ta có t ≤ = 3,875.
+) t = 1 → 12x + y = 60. Không có giá trị x, y thỏa mãn. Loại.
+) t = 2 → 12x + y = 44. => x = 3; y = 8.
+) t = 3 → 12x + y = 28. Loại.
=> CTPT của X: C3H8O2 hay C3H6(OH)2.
- Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 0,65 mol O2 thu được x mol CO2 và y mol H2O.
BTKL: hay 44x + 18y = 17,2 + 0,65.320,7
x : y = 7 : 4.
Giải hệ: x = 0,7; y = 0,4.
=> = 17,2 – 0,7.12 – 0,4.2 = 8 gam => = 0,5 mol.
=> nC : nH : nO = 0,7 : 0,8 : 0,5 = 7 : 8 : 5.
Vì CTPT trùng với CTĐGN nên Z có CT C7H8O5. (MZ = 172) ( π = 4)
- 0,1 mol Z phản ứng vừa đủ với 0,2 mol NaOH.
Z chứa 4 nguyên tử O trong –COO–; 1 nguyên tử O trong –OH
Vậy Z chứa 1 nhóm este, 1 nhóm axit và 1 nhóm ancol.
Các chất thỏa mãn: CH3-CH(OH)-CH2-OOC-C≡C-COOH.
Chất này có 3 đồng phân
Các bạn có thể liên hệ CTCT như sau:
Câu 39:
Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1: 1) bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Sau t (h), thu được dung dịch X và sau 2t (h), thu được dung dịch Y. Dung dịch X tác dụng với bột Al dư, thu được a mol khí H2. Dung dịch Y tác dụng với bột Al dư, thu được 4a mol khí H2. Cho các phát biểu sau:
1 Tại thời điểm 2t (h), tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là 9a mol.
2 Khi thời gian là 1,75t (h), tại catot đã có khí thoát ra.
3 Tại thời điểm 1,5t (h), Cu2+ chưa điện phân hết.
4 Nước bắt đầu điện phân tại anot ở thời điểm 0,8t (h).
5 Tại thời điểm 2t (h) số mol khí thoát ra ở catot là a mol.
Số phát biểu không đúng là
Đáp án B
• Xét tại thời điểm th; dung dịch sau điện phân hòa tan Al sinh ra H2 mà tỷ lệ CuSO4 : NaCl = 1:1 nên.
Đặt số mol CuSO4 và NaCl đều là b mol.
Ở catot: Cu2+ + 2e → Cu0; ở anot: 2Cl- - 2e → Cl2 ; 2H2O – 4e → 4H+ + O2.
Dung dịch X Phản ứng với Al sinh ra a mol H2 → lượng H+ đã phản ứng = 2a mol.
→ Số mol e trao đổi = b + 2a mol .
• Xét tại thời điểm 2th, số mol e trao đổi = 2 (2a + b) mol.
Ở catot: Cu2+ + 2e → Cu0 ; 2H2O + 2e → 2OH- + H2 || Ở anot: 2Cl- - 2e → Cl2 ; 2H2O – 4e → 4H+ + O2.
Số mol e Cl- nhường = b mol → số mol e H2O nhường = 4a + b mol → Lượng H+ sinh ra = 4a + b
Số mol e Cu2+ nhận = 2b mol → Số mol e H2O nhận = 4a mol → số mol OH- = 4a mol.
Trong dung dịch có OH- và H+ nên : H+ + OH- → H2O.
→ Lượng H+ dư = b mol.
Cho Al dư vào dung dịch: Al + 3H+ → Al3+ + 3/2 H2.
→ Số mol H2 = b /2 = 4a → a : b = 1 : 8
• Xét các nhận định:
+ Tại thời điểm 2th số mol khí thoát ra ở hai cực là: 2a + 0,5 b + 0,25 (4a + b ) , thay b = 8 a → số mol khí thoát ra = 9a mol → (1) đúng.
+ Tại thời điểm 1,75t h thì số mol e trao đổi = 1,75 (2a + b) mol.
Nếu H2O điện phân thì Cu2+ điện phân hết → số mol e Cu2+ nhận = 2b mol < 1,75 (2a + b)
→ 0,25b < 3,5a → a : b < 1 / 3 đúng (do a : b = 0,75). → (2) đúng.
+ Tại thời điểm 1,5t h thì số mol e trao đổi = 1,5 (2a + b) mol.
Nếu H2O điện phân thì Cu2+ điện phân hết → số mol e Cu2+ nhận = 2b mol < 1,5 (2a + b)
→ 0,5b < 3a → a : b < 1 / 6 → đúng (do a : b = 1:8 ). → (3) đúng.
+ Tại thời điểm 0,8t h thì số mol e trao đổi = 0,8 (2a + b) mol.
Nếu H2O điện phân thì Cl- điện phân hết → số mol e Cl- nhường= b mol < 0,8 (2a + b)
→ 0,2b < 1,6 a → a : b < 1 / 8 đúng (do a : b = 1:8). → (4) đúng.
+ Tại thời điểm 2th thì số mol H2 sinh ra = 2a mol. → (5) sai.
Câu 40:
Cho X là peptit được tạo thành từ các α–amino axit no, mạch hở, có chứa 1 nhóm –COOH, 1 nhóm –NH2 trong phân tử, Y và Z là 2 axit thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic, T là este tạo bởi Y, Z và etylen glicol. Đốt cháy hoàn toàn 11,76 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T (nX = nT) cần dùng 0,535 mol O2 thu đc 6,48 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 11,76 gam hỗn hợp E trog 160ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần rắn đem nung với vôi tôi xút (dư) thì được hỗn hợp khí F có tỉ khối hơi so với He là 8,375. Số liên kết peptit trong X là
Đáp án D
Đồng đẳng hóa quy hỗn hợp E về C2H3NO; CH2; H2O; C2H3COOH và C2H6O2.
Để ý rằng số mol X = số mol T. Khi đồng đẳng hóa E thì X tách H2O và este bổ sung 2H2O.
Số mol H2O trong E = - số mol C2H6O2.
Þ Trong E gồm x mol C2H3NO; y mol CH2; z mol H2O; t mol C2H3COOH và –z mol C2H6O2.
Þ Khối lượng E = 57x + 14y + 18z + 72t – 62z = 11,76
Số mol H2O = 1,5x + y + z + 2t – 3z = 0,36.
Bảo toàn KL có khối lượng CO2 + N2 = 22,4 → 2x + y + 3t – 2z).44 + 14x = 22,4
Phản ứng với NaOH có: x + t = 0,16.
Giải hệ ta được x= 0,06; y = 0,05; z = -0,01 và t =0,1 mol.
Þ Số mol peptit = 0,01 mol và → số mắt xích trong peptit = 6 → số liên kết peptit trong X = 5