Thứ năm, 21/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Liên THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai (Lần 1) có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Liên THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai (Lần 1) có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Liên THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai (Lần 1) có đáp án

  • 435 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong phản ứng của kim loại R với O2, một nguyên tử R nhường 2 eletron. R là kim loại nào trong các kim loại sau?

Xem đáp án

Trong phản ứng của kim loại R với O2, một nguyên tử R nhường 2 eletron → Chọn R là Ca:

Ca → Ca2+ + 2e


Câu 3:

Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất:

Xem đáp án

Một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất xà phòng và glixerol từ phản ứng:

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3


Câu 4:

Ấm đun nước lâu ngày, thường thấy xuất hiện một lớp cặn ở đáy. Thành phần chính của lớp cặn đó thường là chất nào trong các chất sau?

Xem đáp án

Thành phần chính của lớp cặn trong ấm đun nước thường là CaCO3, chất này được tích tụ lâu ngày nhờ phản ứng:

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Ca(HCO3)2 thường có sẵn trong nước tự nhiên.


Câu 5:

Kim loại sắt không tác dụng với dung dịch nào dưới đây?


Câu 6:

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?


Câu 9:

Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?


Câu 13:

Công thức của metyl fomat là


Câu 14:

Chất nào sau đây là muối axit?


Câu 17:

Nhúng thanh sắt vào dung dịch nào sau đây có xảy ra sự ăn mòn điện hoa học?

Xem đáp án

Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 có xảy ra sự ăn mòn điện hoa học:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu sinh ra bám vào thanh Fe tạo cặp điện cực Fe-Cu tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li nên có ăn mòn điện hoa học.


Câu 18:

Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?

Xem đáp án

Trong các muối trên, muối KHCO3 dễ bị nhiệt phân:

KHCO3 → K2CO3 + CO2 + H2O


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

A. Sai: Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O

B. Sai, Al2O3 là một oxit lưỡng tính.

C. Sai, không có loại hợp chất gọi là “bazơ lưỡng tính”

D. Đúng


Câu 23:

Cho 135 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80% thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là

Xem đáp án

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

nC6H12O6 = 0,75 và H = 80% → nCO2 = 0,75.2.80% = 1,2

→ V = 26,88 lít


Câu 24:

Thủy phân hoàn toàn 7,4 gam este đơn chức X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 8,2 gam muối Y và m gam ancol Z. Giá trị của m là

Xem đáp án

mRCOOR’ < mRCOONa → R’ < Na = 23

→ R’ = 15: -CH3.

nCH3OH = nX = (8,2 – 7,4)/(23 – 15) = 0,1

→ mCH3OH = 3,2 gam


Câu 27:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A. Sai, xenlulozơ có mạch không phân nhánh

B. Đúng

C. Sai, saccarozơ tạo bởi 1 gốc glucozơ + 1 gốc fructozơ

D. Sai, I2 + hồ tinh bột → màu xanh tím.


Câu 28:

Cho 3,48 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, K2O tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 0,25M. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

nH2O = nH2SO4 = 0,05

Bảo toàn khối lượng:

m muối = 3,48 + 0,05.98 – 0,05.18 = 7,48 gam


Câu 29:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A. Sai, tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

B. Sai, tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.

C. Sai, tơ poliamit kém bền do bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc axit.

D. Đúng, PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-Cl.


Câu 31:

Hỗn hợp T gồm hai triglixerit X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Tiến hành các thí nghiệm sau:

• Thí nghiệm 1: Xà phòng hóa hoàn toàn T bằng dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối gồm C15H31COONa, C17H31COONa và C17H33COONa.

• Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 5,3 mol CO2 và 4,96 mol H2O.

• Thí nghiệm 3: Cho m gam T tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t°) thì số mol H2 phản ứng tối đa là 0,14 mol. Phần phần trăm khối lượng của X trong m gam T là

Xem đáp án

nT = [nCO2 – (nH2O + nH2)]/2 = 0,1

→ nX = 0,04; nY = 0,06 và nC3H5(OH)3 = 0,1

Đặt a, b, c là số mol C15H31COONa, C17H31COONa và C17H33COONa

→ n muối = a + b + c = 0,1.3

Bảo toàn C → 16a + 18b + 18c + 0,1.3 = 5,3

nH2 = 2b + c = 0,14

→ a = 0,2; b = 0,04; c = 0,06

X là (C17H31COO)(C15H31COO)2C3H5: 0,04

Y là (C17H33COO)(C15H31COO)2C3H5: 0,06

→ %X = 39,94%


Câu 36:

Cho sơ đồ chuyển hóa:

Cho sơ đồ chuyển hóa: KCl   X   Y   X   Z   Y Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Các chất Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là         A. KOH, K2CO3.	B. KHCO3, K2CO3.	C. KHCO3, KOH.	D. K2CO3, KHCO3. (ảnh 1)

Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Các chất Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

Xem đáp án

X là KOH; F là CO2; Y là KHCO3; Z là K2CO3; Y là KHCO3, E là H2O

KCl + H2O → H2 + Cl2 + KOH

KOH + CO2 → KHCO3

KHCO3 + Ba(OH)2 → KOH + BaCO3 + H2O

KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

K2CO3 + CO2 + H2O → KHCO3


Câu 38:

Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 xM, NaCl yM (điện cực trơ, màng ngăn) đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 14 gam so với dung dịch ban đầu và dung dịch này phản ứng tối đa 6,72 gam NaHCO3. Biết thời gian điện phân là 19300 giây. Giá trị x, y và cường độ dòng điện (Ampere) lần lượt là:

Xem đáp án

nCu(NO3)2 = 0,2x; nNaCl = 0,2y; nNaHCO3 = 0,08

TH1: Chất phản ứng với NaHCO3 là H+ (0,08)

Catot: nCu = 0,2x

Anot: nCl2 = 0,1y và nO2 = nH+/4 = 0,02

Bảo toàn electron: 2.0,2x = 2.0,1y + 0,02.4

m giảm = 0,2x.64 + 0,1y.71 + 0,02.32 = 14

→ x = 0,6; y = 0,8

ne = 2.0,2x = It/F → I = 1,2A

TH2: Chất phản ứng với NaHCO3 là OH- (0,08)

Catot: nCu = 0,2x; nH2 = nOH-/2 = 0,04

Anot: nCl2 = 0,1y

Bảo toàn electron: 2.0,2x + 0,04.2 = 2.0,1y

m giảm = 0,2x.64 + 0,1y.71 + 0,04.2 = 14

→ x = 0,4104; y = 1,2207

ne = 2.0,1x = It/F → I = 1,2207A


Câu 39:

Hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở, trong đó có một este đơn chức và ba este hai chức đồng phân. Tiến hành các thí nghiệm sau:

• Thí nghiệm 1: Đốt cháy hết m gam X cần 6,048 lít O2, thu được 5,152 lít CO2 và 3,24 gam H2O.

• Thí nghiệm 2: Đun nóng m gam X với 150 ml dung dịch NaOH 0,8M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol Z. Cho toàn bộ Z vào bình đựng Na dư, khi phản ứng xong khối lượng bình tăng 2,25 gam. Nung toàn bộ Y với CaO (không có không khí), thu được 0,896 lít một hiđrocacbon duy nhất.

Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong X có giá trị gần nhất là

Xem đáp án

nO2 = 0,27; nCO2 = 0,23; nH2O = 0,18 → mX = 4,72

Hỗn hợp gồm 1 este đơn chức và 3 este 2 chức là đồng phân nhưng khi xà phòng hóa chỉ thu được 1 ancol nên X gồm:

ACOOB (x mol)

R(COOB)2 (y mol)

Bảo toàn O: 2x + 4y + 0,27.2 = 0,23.2 + 0,18

→ x + 2y = 0,05 (1)

→ nNaOH phản ứng = 0,05

nNaOH ban đầu = 0,12 → nNaOH dư = 0,07

Y gồm ACOONa và R(COONa)2

ACOONa + NaOH → AH + Na2CO3

R(COONa)2 + 2NaOH → RH2 + 2Na2CO3

→ NaOH vẫn dư, các muối hết

nAH + nRH2 = x + y = 0,04 (2)

(1)(2) → x = 0,03 và y = 0,01

Phần ancol BOH (x + 2y = 0,05 mol) vào bình Na dư:

m bình tăng = 0,05(B + 17) – 0,05.2/2 = 2,25

→ B = 29 → C2H5OH

m este = 0,03(A + 73) + 0,01(R + 146) = 4,72

Do R = A – 1 (Vì chỉ thu được 1 hidrocacbon khi vôi tôi xút nên AH cũng là RH2) nên tính được:

A = 27 → A là CH2=CH-

Vậy các este là:

CH2=CH-COOC2H5 (0,03 mol)

C2H5-OOC-CH=CH-COO-C2H5 (Cis – Trans)

và C2H5-OOC-C(=CH2)-COO-C2H5

→ %CH2=CH-COOC2H5 = 63,56%


Câu 40:

Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Mg và MgO. Hòa tan hết a gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư 20% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 39,352 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan a gam hết hỗn hợp X cần dùng 44,7 gam dung dịch HCl 15,52%, thu được 0,224 lít khí H2 và dung dịch E chỉ chứa các muối. Biết các khí đo ở đktc. Nồng độ phần trăm của FeCl2 trong E là

Xem đáp án

nHCl = 44,7.15,52%/36,5 = 0,19

nH2 = 0,01; bảo toàn H → nH2O = 0,085

→ nO(X) = 0,085

nH2SO4 phản ứng = 2nSO2 + nO = 0,145

→ nH2SO4 dư = 0,145.20% = 0,029

Quy đổi X thành Mg (u), Fe (v), O (0,085)

Bảo toàn electron: 2u + 3v = 0,085.2 + 0,03.2

m rắn = 40u + 160v/2 + 233(0,145 + 0,029 – 0,03) = 39,352

→ u = 0,025; v = 0,06

mddE = mX + mddHCl – mH2 = 50 gam

E chứa MgCl2 (0,025), FeCl2 (x), FeCl3 (y)

Bảo toàn Fe → x + y = 0,06

Bảo toàn Cl → 0,025.2 + 2x + 3y = 0,19

→ x = 0,04; y = 0,02

→ C%FeCl2 = 127x/50 = 10,16%


Bắt đầu thi ngay