Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết

Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết

Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 1)

  • 2849 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Crom(III) hiđroxit có màu gì?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 8:

Công thức hóa học của tristearin là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 9:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 12:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 13:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ba vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 5,04 lít H2 (đktc). Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,475 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp:

BTNT H: nHCl pư = 2nH2

BTKL: m + mHCl = m muối + mH2 =>m

Hướng dẫn giải:

BTNT H: nHCl pư = 2nH2 = 0,45 mol

BTKL: m + mHCl = m muối + mH2 => m + 0,45.36,5 = 29,475 + 0,225.2 => m = 13,5 gam


Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hỗn hợp X gồm C2H5NH2 và (CH3)2NH bằng lượng vừa đủ khí O2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 59,1 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: 2 chất trong X đều có CTPT là C2H7N => nX

Viết PTHH của phản ứng đốt cháy, đặt mol vào tính được số mol của CO2 và H2O

=> m dung dịch giảm = m - mCO2 – mH2O

Hướng dẫn giải:

2 chất trong X đều có CTPT là C2H7N. nX = 9/45 = 0,2 mol

C2H7N + 3,75O2 → 2CO2 + 3,5 H2O + 0,5N2

0,2 0,4 0,7

Khi dẫn sản phẩm vào dung dịch Ba(OH)2 thì CO2 và H2O bị hấp thụ.

Khi đó m dung dịch giảm = m - mCO2 – mH2O = 59,1 – 0,4.44 – 0,7.18 = 28,9 gam


Câu 17:

Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

Công thức của X, Y, Z lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

X là O2

Y là H2O

Z là NaOH


Câu 18:

Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y gồm

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: CO và H2 khử được các oxit của kim lại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

Hướng dẫn giải: CuO và Fe2O3 bị khử, MgO không bị khử bởi CO.

Chất rắn sau phản ứng là MgO, Cu, Fe.


Câu 19:

Từ chất X thực hiện các phản ứng hóa học sau:

Chất X có thể là

Xem đáp án

Đáp án D

X: C2H5COOCH=CHCH3

Y: CH3CH2CHO

T: CH3CH2COOH

Z: CH3CH2COOK


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A, B, D đúng

C sai vì Ag3PO4 có màu vàng


Câu 24:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.

(c) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.

(d) Nhúng thanh kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

(e) Đốt Ag2S bằng khí O2.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa khử.

(a) S. Do Fe có số oxi hóa cao nhất là +3

(b) S. Do bản chất Fe3O4 là FeO.Fe2O3 mà sau phản ứng vẫn tạo FeCl2 và FeCl3

(c) Đ

(d) Đ

(e) Đ. Ag2S + O2 → 2Ag + SO2 (nhiệt độ)

Các phản ứng oxi hóa khử là: (c), (d), (e)


Câu 25:

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H9NO2) và chất Y (C2H8N2O3). Cho 6,14 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,06 mol hai amin đơn chức, bậc một và dung dịch F chứa m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

X là: CH3COONH3CH3 (x mol)

Y là: C2H5NH3NO3 (y mol)

Ta có:

mE = 91x + 108y = 6,14

n amin = x + y = 0,06

Giải hệ thu được x = 0,02; y = 0,04

F gồm: CH3COONa (0,02 mol) và NaNO3 (0,04 mol)

=> m = 0,02.82 + 0,04.85 = 5,04 gam


Câu 26:

Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án D

A. Đ

B. Đ

C. Đ

D. S. Khi phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng thì kim loại Cr bị oxi hóa thành cation Cr2+.


Câu 27:

Cho các phát biểu sau:

(a) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.

(b) Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước.

(c) Saccarozơ thuộc loại monosaccarit.

(d) Ở điều kiện thường, etyl axetat là chất lỏng, tan nhiều trong nước.

(e) Metylamin có lực bazơ lớn hơn lực bazơ của etylamin.

(g) Gly-Ala và Gly-Ala-Gly đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất màu tím.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án A

(a) S. Tinh bột không bị thủy phân trong môi trường kiềm

(b) Đ

(c) S. Saccarozo là đisaccarit

(d) S. Etyl axetat tan ít trong nước do không tạo được liên kết H với nước

(e) S. Do C2H5- là gốc đẩy e mạnh hơn CH3- nên làm cho mật độ e trên N cao hơn, tính bazo mạnh hơn

(g) S. Các peptit có từ 2 liên kết pepetit trở lên mới có phản ứng màu biure.


Câu 30:

Hòa tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch X. Nhỏ rất từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch X và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa (m gam) theo thể tích dung dịch H2SO4 (V ml) như sau:

Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án A

Giả sử số mol ban đầu: nAl = x mol, nBa(OH)2 = y mol

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O→ Ba(AlO2)2 + 3H2

x        0,5x                       0,5x

Dung dịch X: Ba(AlO2)2 (0,5x mol) và Ba(OH)2 (y-0,5x mol)

+ Khi kết tủa lớn nhất: m↓ = mAl(OH)3 max + mBaSO4 max = 78x + 233y = 70 (1)

+ Khi V= 1300 ml: Al(OH)3 vừa bị hòa tan hết. Khi đó ta có:

OH- + H+ → H2O

H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3

3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O

nH+ = nOH- + nAlO2- + 3 nAl(OH)3 max => 2.1,3.0,5 = 2y – x + x + 3x <=> 3x + 2y = 1,3 (2)

Giải (1) và (2): x = 0,3; y = 0,2

=> a = 0,3.27 = 8,1 gam


Câu 31:

Để tác dụng hết với x mol triglixerit X cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol X trên bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x và y là

Xem đáp án

Đáp án D

Hệ số bất bão hòa: k = nBr2/nX + 3 = 7x/x +3 = 10 (chú ý 3π ở trong 3 nhóm COO)

Gọi CTTQ của X là CnH2n+2-2.kO6 hay CnH2n-18O6

BTNT C: nCO2 = nx => V = 22,4nx (1)

BTNT H: nH2O = x(n-9) => y = nx– 9x (2)

Từ (2) => nx = 9x + y thay vào (1) được: V = 22,4(9x+y)


Câu 32:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

X tác dụng với Cu(OH)2 sinh ra sản phẩm có màu tím => Loại C

Y làm quỳ tím chuyển sang màu xanh => Loại A

Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng sinh ra Ag => Loại D


Câu 33:

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa đồng thời 0,1 mol Ba(OH)2; 0,255 mol KOH và 0,2 mol NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhỏ từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch chứa 0,35 mol HCl, sinh ra 0,25 mol CO2. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án A

nOH- = 0,1.2 + 0,225 + 0,2 = 0,625 mol

Do nH+>nCO2 nên X có cả CO32- => X không có Ba2+ => nBaCO3 = 0,1 mol

Đặt x, y là số mol CO32- và số mol HCO3- phản ứng với H+

x+y = nCO2 = 0,25

2x+y = nH+ = 0,35

=> x = 0,1; y = 0,15

Dung dịch X chứa: K+ (0,225 mol), Na+ (0,2 mol), CO32- (0,1k mol), HCO3- (0,15k mol)

BTĐT: 0,225 + 0,2 = 2.0,1k + 0,15k => k = 1,3

BTNT C: nCO2 ban đầu = nBaCO3 + nCO32- + nHCO3- = 0,1 + 0,13 + 0,195 = 0,425 mol

=> V = 9,52 lít


Câu 34:

Hỗn hợp X gồm C4H8, C6H12, CH3OH, C3H7OH, C3H7COOH và CH3COOC2H5. Đốt cháy hoàn toàn 14,6 gam X cần dùng vừa đủ x mol O2, thu được y mol CO2 và 0,9 mol H2O. Mặt khác, để tác dụng với 14,6 gam X trên cần dùng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Tỉ lệ x : y là

Xem đáp án

Đáp án C

nO (ancol) = n ancol = nH2O – nCO2 = 0,9 – y

nO (axit) = 2nCOOH = 2nOH- = 2.0,025 = 0,05 mol

=> nO(X) = 0,9 – y + 0,05 = 0,95 – y

BTKL: 14,6 + 32x = 44y + 18.0,9 (1)

BTNT O: 0,95 – y + 2x = 2y + 0,9 (2)

Giải (1) và (2) => x = 0,875; y = 0,6

=> x : y = 0,875:0,6 = 35:24


Câu 35:

Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức với lượng dư dung dịch KOH thì có tối đa 11,2 gam KOH phản ứng, thu được ancol Y và dung dịch chứa 24,1 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

nKOH = 0,2 mol

Khi đốt Y: nCO2 = 0,4 mol, nH2O = 0,5 mol => ancol no, đơn chức, mạch hở CnH2n+2O

n ancol = nH2O – nCO2 = 0,1 mol

n = 0,4/0,1 = 4 => C4H10O

n ancol < nKOH => trong X có este của phenol (A) và este (B)

nB = n ancol = 0,1 mol

=> nA = (nKOH – nB)/2 = 0,05 mol

nH2O = nA = 0,05

BTKL: mX + mKOH = m muối + m ancol + mH2O => m + 11,2 = 24,1 + 0,1.74 + 0,05.18 => m = 21,2 gam


Câu 36:

Cho các chất hữu cơ: X, Y là hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, Z là axit no, mạch hở (MZ > 90) và este T (phân tử chỉ chứa chức este) tạo bởi X, Y với một phân tử Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,325 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z T, thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 17,55 gam H2O. Phần trăm số mol của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

nCO2 = 0,9 mol => nC = 0,9 mol

nH2O = 0,975 mol => nH = 1,95 mol

nH2O>nCO2 => Ancol no

Ctb = 0,9/0,325 = 2,77

Do Z đa chức và có M>90 => Z có số C ≥ 3

=> 2 ancol chỉ có thể là C2H5OH và C2H4(OH)2

=> Z là axit no, 3 chức, mạch hở: CnH2n-4O6

=> T là este no, 3 chức, 1 vòng: Cn+4H2n+2O6

Htb = 1,95/0,325 = 6

Do este có số H>6 nên axit phải có H<6

Vậy E gồm:

X: C2H6O (x mol)

Y: C2H6O2 (y mol)

Z: C4H4O6 (z mol)

T: C8H10O6 (t mol)

x+y+z+t = 0,325

BTNT C: 2x+2y+4z+8t = 0,9

BTNT H: 6x+6y+4z+10t = 1,95

Giải ta thu được: x+y = 0,25; z = 0,05; t = 0,025

%nT = 0,025/0,325 = 7,7%


Câu 38:

Hỗn hợp M gồm hai amino axit X, Y và ba peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X Y. Cho 31,644 gam M phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ 288 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch F chứa a gam hỗn hợp muối natri của alanin và lysin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b mol M cần dùng vừa đủ 35,056 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 228 : 233. Kết luận nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Giả sử muối gồm: Ala-Na (u mol) và Lys-Na (v mol) => u+v = 0,288 (1)

Quy đổi 31,644 gam M thành:

CONH: u+v

CH2: 3u+6v-u-v = 2u+5v (BTNT C)

H2O: x

NH: v

mM = 43(u+v) + 14(2u+5v) + 18x + 15v = 31,644 (2)

nCO2 : nH2O = 228:233 => 233(3u+6v)=228(0,5u+0,5v+2u+5v+x+0,5v) (3)

Giải (1) (2) (3) => u=0,12; v=0,168; x=0,09

=> a=111.0,12+168.0,168 = 41,544 gam => B đúng

%nAla-Na = 0,12/0,288 = 41,67% => A đúng

mCO2+mH2O = 44(3.0,12+6.0,168)+18(2,5.0,12+6.0,168+0,09) = 85,356 gam => D sai

Đốt hết 0,09 mol M cần 0,75(u+v)+1,5(2u+5v)+0,25v = 1,878 mol

Đốt b mol M cần 1,565 mol

=> b=0,075 mol => C đúng


Câu 39:

Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Giá trị của t là

Xem đáp án

Đáp án C

Do tại 3 thời điểm khối lượng catot đều tăng nên Cu2+ điệp phân chưa hết ở t1 và t2

*Tại t1 = 1930 giây: ne1 = It1/F = 0,02I

=> nCl2 = 0,01I

n e1 = 2nCu2+ bị đp => 0,02I = 2m/64 (1)

m dung dịch giảm = mCu + mCl2 => 2,7 = m + 71.0,01I (2)

Giải (1) và (2) => m = 1,28; I = 2

*Tại t2 = 7720 => ne2 = 0,16 mol

Anot:

Cl- -1e → 0,5Cl2

       x      0,5x

H2O -2e → 0,5O2 + 2H+

          y        0,25y

x+y = 0,16

0,5x.71+0,25y.32+4.1,28 = 9,15

Giải ra ta được x = 0,1; y = 0,06

*Tại t3 = t: Giả sử nước bị điện phân ở cả 2 điện cực

nH2 = a mol, nO2 = b mol

m dung dịch giảm = mCu + mH2 + mCl2 +mO2 => 11,11 = 5.1,28 + 2a + 0,05.71 + 32b (3)

n e anot = ne catot => 2nCu + 2nH2 = 2nCl2 + 4nO2 => 2.0,1 + 2a = 0,05.2 + 4b (4)

Giải (3) và (4) thu được: a = 0,02; b = 0,035

n e3 = 2.0,1 + 2.0,02 = 0,24 mol => t = 0,24.96500/2 = 11580 giây


Bắt đầu thi ngay