(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Chu Văn An, Yên Bái (Lần 2) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Chu Văn An, Yên Bái (Lần 2) có đáp án
-
111 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Chỉ có ăn mòn hoá học do chỉ có 1 điện cực.
B. Chỉ có ăn mòn hoá học do chỉ có 1 điện cực và không có môi trường điện li.
C. Chỉ có ăn mòn hoá học do chỉ có 1 điện cực
D. Có ăn mòn điện hóa do có 2 điện cực Fe-Cu (Cu tạo ra do Fe khử Cu2+) và môi trường điện li.
Chọn D
Câu 6:
Ở nhiệt độ thường, Fe tác dụng với HCl thu được sản phẩm gồm H2 và chất nào sau đây?
Chọn B
Câu 9:
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,. PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
CHọn D
Câu 13:
Trong phản ứng của kim loại Ca với khí Cl2, một nguyên tử Ca nhường bao nhiêu electron?
Trong phản ứng của kim loại Ca với khí Cl2, một nguyên tử Ca nhường 2 electron:
Ca → Ca2+ + 2e
Chọn D
Câu 15:
Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
Kim loại Al vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH:
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2
Al + HCl → AlCl3 + H2
Chọn A
Câu 16:
Triolein là chất béo không no, ở trạng thái lỏng. Công thức hóa học của triolein là
Chọn A
Câu 21:
Thủy phân saccarozơ, thu được hai monosaccarit X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng?
Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%
→ X là glucozơ
→ Y là fructozơ.
Phát biểu đúng: X có phân tử khối bằng 180.
Chọn C
Câu 22:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 3,78) gam kết tủa. Biết trong X, nguyên tố oxi chiếm 28% khối lượng. Giá trị của m là
Đặt nO(X) = x, bảo toàn điện tích → nOH- trong ↓ = 2x
→ m – 16x + 17.2x = m + 3,78 → x = 0,21
→ m = 16x/28% = 12 gam
Chọn D
Câu 23:
Thực hiện phản ứng este hóa giữa 3,2 gam ancol metylic với lượng dư axit propionic, thu được m gam este. Biết hiệu phản ứng este hóa là 50%. Giá trị của m là:
CH3OH + C2H5COOH → C2H5COOCH3 + H2O
→ nC2H5COOCH3 = nCH3OH phản ứng = 0,1.50% = 0,05
→ mC2H5COOCH3 = 4,4 gam
Chọn C
Câu 24:
Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra phản ứng?
C có xảy ra phản ứng:
CO2 dư + 2H2O + NaAlO2 → Al(OH)3 + NaHCO3
Chọn C
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, sau khi lưu hóa tình tính đàn hồi và độ bền tăng.
B. Sai, tơ nilon-6,6 là tơ hóa học
C. Sai, tơ nitron điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN
D. Đúng.
Chọn D
Câu 26:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm 8,1 gam Al và 16 gam Fe2O3 thu được m gam Al2O3. Giá trị của m bằng:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
nAl = 0,3; nFe2O3 = 0,1 → nAl2O3 = 0,1
→ mAl2O3 = 10,2 gam
Chọn A
Câu 27:
Để có 29,7 kg xenlulozơtrinitrat cần dùng dung dịch chứa m kg axit HNO3 đặc tham gia phản ứng với xenlulozơ (hiệu suất đạt 90%). Giá trị của m là:
nC6H7O2(ONO2)3 = 0,1 kmol
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
→ nHNO3 = 0,3 kmol
→ mHNO3 = 0,3.63/90% = 21 kg
Chọn C
Câu 28:
Cho 5,34 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 7,53 gam muối. Số nguyên tử hidro trong phân tử X là
nX = nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,06
→ MX = 14n + 61 = 89 → n = 2
→ X có 7H
Chọn B
Câu 29:
Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là:
Y là CH2=CH-COOONa → X là CH2=CH-COOCH3 (metyl acrylat).
Chọn B
Câu 30:
Hoà tan Fe trong dung dịch HNO3 dư được dung dịch X. Cho các chất: Cu, Fe(NO3)2, NaOH, Fe2(SO4)3 có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch X?
X chứa Fe(NO3)3, HNO3 dư. Có 3 chất tác dụng được với X là Cu, Fe(NO3)2, NaOH.
Chọn D
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Amilozơ là polime có mạch phân nhánh.
(b) Đường glucozơ ngọt hơn đường saccarozơ.
(c) Dùng phản ứng màu biure phân biệt được Gly-Ala với Gly-Ala-Gly.
(d) Mỡ động vật, dầu thực vật hầu như không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
(đ) Cồn 70° có tác dụng diệt virut nên được dùng làm nước rửa tay ngăn ngừa COVID-19.
Số phát biểu đúng là :
(a) Sai, amilozơ không phân nhánh.
(b) Sai, đường saccarozơ ngọt hơn đường glucozơ.
(c) Đúng, Gly-Ala không có phản ứng màu biure, Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure (tạo màu tím).
(d)(đ) Đúng
Chọn B
Câu 32:
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
• Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được a mol kết tủa.
• Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được b mol kết tủa.
• Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được c mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a < b < c.
Hai chất X, Y lần lượt là:
Z + NaOH thu được ít kết tủa hơn Z + NH3 → Z phải chứa 1 cation tạo hiđroxit lưỡng tính.
→ Chọn C: FeCl2, AlCl3.
TN1: Tạo 1 mol Fe(OH)2
TN2: Tạo 1 mol Fe(OH)2 + 1 mol Al(OH)3
TN3: Tạo 5 mol AgCl + 1 mol Ag
Chọn C
Câu 33:
Theo quy định của thế giới thì nồng độ tối đa cho phép của H2S trong không khí là 0,01 mg/lít. Để đánh giá sự ô nhiễm trong không khí của một nhà máy, người ta làm như sau: dẫn 2,0 lít không khí cho lội từ từ qua dung dịch Pb(NO3)2 thì thấy dung dịch vẩn đục đen, lọc kết tủa, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng được 0,3585 mg (phản ứng xảy ra theo phương trình Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3). Phát biểu nào sau đây là đúng:
2 lít không khí chứa nH2S = nPbS = 0,0015 mmol
→ 1 lít không khí chứa mH2S = 0,0015.34/2 = 0,0255 mg
→ Nồng độ H2S đã vượt quá 2 lần nồng độ tối đa cho phép, không khí bị ô nhiễm H2S.
Chọn C
Câu 34:
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng 3,472 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 1,836 gam H2O. Đun nóng m gam X trong 75 ml dung dịch NaOH 0,1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được a gam chất rắn khan. Biết m gam X tác dụng tối đa với 0,64 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
nX = x; nO2 = 0,155; nCO2 = y và nH2O = 0,102
Bảo toàn O → 6x + 0,155.2 = 2y + 0,102
nBr2 = 0,004 → y – (0,102 + 0,004) = 2x
→ x = 0,002; y = 0,11
nNaOH = 0,0075 > 3nX nên NaOH còn dư
→ nC3H5(OH)3 = x = 0,002
Bảo toàn khối lượng:
(mCO2 + mH2O – mO2) + mNaOH = a + mC3H5(OH)3
→ a = 1,832 gam
Chọn A
Câu 35:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại K vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH dư.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(e) Cho chất rắn BaCO3 vào dung dịch H2SO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là:
(a) K + H2O → KOH + H2
KOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + K2SO4
(b) Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
(c) Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH + H2O
(d) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + NH3 + H2O
(e) BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O
Chọn A
Câu 36:
Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác; trong mỗi phân tử este đều có số liên kết π không quá 5. Đun nóng m gam X cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm các ancol đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng và (0,75m + 6,28) gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic có mạch không phân nhánh, trong đó có a gam muối T và b gam muối E (MT < ME). Nung nóng Z với vôi tôi xút (dùng dư) thu được hỗn hợp khí nặng 3,4 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 1,46 mol O2. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?
nNaOH = 0,4
Phản ứng vôi tôi xút thay thế COONa bằng H nên:
m muối = 3,4 + 0,4(67 – 1) = 0,75m + 6,28
→ m = 31,36
Bảo toàn khối lượng → mAncol = 17,56
→ M ancol = 43,9 → Có CH3OH → Ancol dạng CnH2n+1OH với n = 1,85
Quy đổi muối thành COONa (0,4), C (u), H (v)
m muối = 0,4.67 + 12u + v = 29,8
nO2 = 0,4.0,25 + u + 0,25v + 0,4.1,5n = 1,46
→ u = 0,25; v = 0
Muối không quá 5π → (COONa)2 (0,075) và C2(COONa)2 (0,125)
→ m(COONa)2 : mC2(COONa)2 ≈ 0,51
Chọn C
Câu 37:
Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH (t°) → 2X1 + X2
(b) X1 + HCl → X3 + NaCl
(c) Y + 2NaOH (t°) → Y1 + 2X2
(d) Y1 + 2HCl → Y2 + 2NaCl
(e) Y2 + X2 (H2SO4 đặc, t°) ⇌ Y3 + H2O
Cho biết: X (C6H10O5) là hợp chất hữu cơ mạch hở; Y (C6H10O4) là este hai chức. X1, X2, X3, Y1, Y2 và Y3 là các chất hữu cơ khác nhau. Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử X3 chứa đồng thời nhóm –OH và nhóm –COOH.
(2) Chất X2 có thể tác động đến thần kinh trung ương của con người. Khi hàm lượng chất X2 trong máu người tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong.
(3) Phân tử khối của Y3 là 146.
(4) Đốt cháy hoàn toàn Y1 chỉ thu được Na2CO3 và CO2.
(5) 1 mol chất X1 tác dụng với kim loại Na dư, thu được tối đa 0,5 mol H2.
Số phát biểu đúng là
X là HO−CH2−COO−CH2−COO−C2H5
X1 là HO−CH2−COONa; X2 là C2H5OH
X3 là HO−CH2−COOH
Y là (COOC2H5)2; Y1 là (COONa)2; Y2 là (COOH)2
Y3 là HOOC−COO−C2H5
(1) Đúng
(2) Đúng, X2 được sử dụng làm đồ uống có thể tác động đến thần kinh trung ương của con người.
(3) Sai, MY3 = 118
(4) Đúng.
(5) Đúng: HO−CH2−COONa + Na → NaO−CH2−COONa + 0,5H2
Chọn B
Câu 38:
Xăng sinh học E5 chứa 5% etanol về thể tích (D = 0,8 g/ml), còn lại là xăng truyền thống giả thiết xăng truyền thống chỉ chứa hai ankan là C8H18 và C9H20 (có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3; D = 0,7 g/ml). Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol tỏa ra lượng nhiệt là 1365 kJ, 1 mol C8H18 tỏa ra lượng nhiệt là 5072 kJ và 1 mol C9H20 tỏa ra nhiệt lượng là 6119 kJ. Trung bình, một chiếc xe máy tay ga di chuyển được 1 km thì cần một nhiệt lượng chuyển thành công cơ học có độ lớn là 212 kJ. Nếu xe máy tay ga đó đã sử dụng hết 6,5 lít xăng E5 ở trên thì quãng đường xe di chuyển được là (biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của động cơ là 40%)
nC2H5OH = 6500.5%.0,8/46 = 5,6522 mol
nC8H18 = 4x; nC9H20 = 3x
→ 6500.95%.0,7 = 114.4x + 128.3x → x = 5,1458
Xe chạy được y km thì hết 6,5 lít xăng, bảo toàn năng lượng:
(5,6522.1365 + 5072.4x + 6119.3x).40% = 212y
→ y ≈ 390 km
Chọn D
Câu 39:
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,2 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 50,8 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 0,5 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
T gồm 3 kim loại là Cu (2x), Ag (3x) và Fe dư (y)
mT = 64.2x + 108.3x + 56y = 50,8
Bảo toàn electron: 2.2x + 3x + 3y = 0,5.2
→ x = y = 0,1
Bảo toàn electron:
2(a – y) + 0,2.2 = 2.2x + 3x → a = 0,25
Chọn B
Câu 40:
Dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl. Tiến hành điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hoà tan các khí trong nước và sự bay hơi của nước, cường độ dòng điện không đổi 5A. Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 25,75, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và 7,68 gam kim loại ở catot. Nếu thời gian điện phân là 6176 giây thì thu được dung dịch Z và 2,464 lít khí (đktc) thoát ra ở hai điện cực. Phát biểu nào sau đây đúng?
Sau t giây dung dịch Y còn màu xanh nên Cu2+ chưa hết.
Catot: nCu = 0,12
Anot: nCl2 = u và nO2 = v
Bảo toàn electron → 2u + 4v = 0,12.2
m khí = 71u + 32v = 25,75.2(u + v)
→ u = v = 0,04
Khi thời gian là 6176 giây thì ne = It/F = 0,32
Catot: nCu = a và nH2 = b
Anot: nCl2 = 0,04 và nO2 = c
Bảo toàn electron: 2a + 2b = 0,04.2 + 4c = 0,32
n khí = b + c + 0,04 = 0,11
→ a = 0,15; b = 0,01; c = 0,06
A. Sai, trong Y có a – 0,12 = 0,03 mol Cu2+
B. Đúng
C. Sai, Z chứa Na+ (2u = 0,08), nNO3- (2a = 0,3), bảo toàn điện tích → nH+ = 0,22
→ Trung hòa Z cần 0,22 mol NaOH.
D. Sai, mCu(NO3)2 = 188a = 28,2 gam
Chọn B