Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lê Qúy Đôn, Hải Phòng (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lê Qúy Đôn, Hải Phòng (Lần 1) có đáp án
-
399 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thuỷ phân hoàn toàn este X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được natri axetat và metanol. Công thức của X là:
Chọn A
Câu 2:
Khi tiến hành phân tích thành phần mẫu nước X, người ta xác định được mẫu nước đó có chứa các ion Na+, K+, Cl-, SO42-. Mẫu nước X được gọi là
Mẫu nước X không chứa Mg2+, Ca2+ nên đây là nước mềm.
Chọn A
Câu 5:
Xác định kim loại M thỏa mãn sơ đồ sau: MxOy + H2 (t°) → M + H2O
H2 khử được các oxit kim loại đứng sau Al —> Chọn M là Cu.
Chọn B
Câu 6:
Đốt cháy hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etylamin và trimetylamin, thu được CO2, H2O và 4,48 lít khí N2. Cho 16,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
nHCl = nN = 2nN2 = 0,4
—> m muối = mX + mHCl = 31,2 gam
Chọn C
Câu 8:
Cho hỗn hợp các kim loại Na, K, Mg, Al, Ba có cùng số mol hòa tan vào nước dư ở nhiệt độ thường. Sau phản ứng, chất rắn còn lại có thành phần là
Các kim loại Na, K, Ba tan hoàn toàn trong nước do tạo bazơ tan.
nOH- = nNaOH + nKOH + 2nBa(OH)2 > nAl nên Al cũng tan hết —> Chất rắn còn lại là Mg.
Chọn B
Câu 9:
Cho các polime sau: cao su buna, polietilen, tơ lapsan và tơ nilon-7. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là: tơ lapsan và tơ nilon-7.
Chọn C
Câu 10:
Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí O2 dư, thu được m gam hỗn hợp X gồm hai oxit. Toàn bộ X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
nCl- = (m muối – m kim loại)/35,5 = 0,8
Bảo toàn điện tích —> nO2- = 0,4
—> m oxit = m kim loại + mO = 18,3 gam
Chọn A
Câu 11:
Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 60%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,96 gam Ag. Giá trị của m là
C12H22O11 —> 2C6H12O6 —> 4Ag
0,03…………………………..0,12
—> m = 0,03.342/60% = 17,1 gam
Chọn B
Câu 12:
Polisaccarit X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị. X có nhiều trong bông nõn, gỗ, đay, gai. Thủy phân X thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?
Polisaccarit X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị. X có nhiều trong bông nõn, gỗ, đay, gai —> X là xenlulozơ.
Thủy phân X thu được monosaccarit Y —> Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6
A. Sai, X có mạch không phân nhánh
B. Sai, MY = 180
C. Sai, Y tan tốt trong nước lạnh
D. Đúng:
CH2OH-(CHOH)4-CHO + AgNO3 + NH3 + H2O —> CH2OH-(CHOH)4-COONH4 (amoni gluconat) + NH4NO3 + Ag
Chọn D
Câu 13:
Cho 5,4 gam Al phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
2Al + 3Cl2 —> 2AlCl3
nAlCl3 = nAl = 0,2
—> mAlCl3 = 26,7 gam
Chọn A
Câu 15:
Ion kim loại nào sau đây oxi hóa được ion Fe2+?
Ion Ag+ oxi hóa được ion Fe2+:
Ag+ + Fe2+ —> Fe3+ + Ag
Chọn C
Câu 16:
Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch kiềm?
Chọn A
Câu 17:
Khi thủy phân hết 3,35 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
nX = nNaOH = 0,05 —> MX = 67
—> Trong X chứa este HCOOCH3 (M = 60)
Sản phẩm chỉ có 1 muối là HCOONa (0,05).
Bảo toàn khối lượng —> mAncol = 1,95
Quy đổi ancol thành CH3OH (0,05) và CH2 (0,025)
Bảo toàn H —> nH2O = 0,125 —> mH2O = 2,25
Chọn D
Câu 19:
Các kim loại đều dễ rèn, dễ rát mỏng, dễ kéo thành sợi. là nhờ vào tính chất nào sau đây?
Chọn A
Câu 20:
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
Ở điều kiện thường, etilen làm mất màu dung dịch Br2:
CH2=CH2 + Br2 —> CH2Br-CH2Br
Chọn B
Câu 21:
Trong các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1M, dung dịch dẫn điện tốt nhất là:
Dung dịch K2SO4 dẫn điện tốt nhất do lượng ion mà nó điện li ra có số mol lớn nhất.
Chọn C
Câu 22:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa?
Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa:
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 —> CaCO3 + BaCO3 + H2O
Chọn B
Câu 24:
Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?
Chọn D
Câu 25:
Cho kim loại M vào dung dịch CuSO4 dư, thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng. Kim loại M là:
M là Zn, cứ 1 mol Zn (65 gam) tan vào dung dịch thì có 1 mol Cu (64 gam) tách ra nên khối lượng dung dịch tăng.
Với Fe, Mg khối lượng dung dịch giảm do 1 mol kim loại tan (56 gam hoặc 24 gam) thì tách ra 1 mol Cu (64 gam)
Với K, khối lượng dung dịch giảm do 2 mol kim loại tan (78 gam) thì tách ra 98 gam Cu(OH)2 + 2 gam H2
Chọn C
Câu 27:
Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là
Thay 2 bazo bằng bazo trung bình ROH (0,15 mol) —> R = (0,1.23 + 0,05.39)/0,15 = 85/3
+ Nếu sản phẩm là RH2PO4 (0,15 mol) —> mRH2PO4 = 18,8
+ Nếu sản phẩm là R2HPO4 (0,075 mol) —> mR2HPO4 = 11,45
+ Nếu sản phẩm là R3PO4 (0,05 mol) —> mR3PO4 = 9
Dễ thấy m rắn = 8,56 < 9 nên sản phẩm là R3PO4 (a mol) và còn ROH dư (b mol)
—> 3a + b = 0,15 và 180a + 136b/3 = 8,56
—> a = 0,04 và b = 0,03
—> nP2O5 = a/2 = 0,02 —> mP2O5 = 2,84
Chọn C
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đúng
B. Sai, metylamin làm quỳ tìm chuyển sang màu xanh
C. Sai, đipeptit không có phản ứng màu biure.
D. Sai, mắt xích H2N-CH2-CH2-CO- được tạo thành từ β-amino axit nên hợp chất này không thuộc loại peptit.
Chọn A
Câu 30:
Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí và m gam kết tủa. Giá trị của m là
2H2O + 2e → 2OH + H2
→ nOH = 2nH2 = 0,04
Tốn 0,02 mol OH để trung hòa axit. Phần còn lại tạo Cu(OH)2
→ nCu(OH)2 = 0,01 mol = 0,98 gam
Chọn B
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đúng, etyl fomat HCOOC2H5 có thể viết dưới dạng C2H5-O-CHO nên có phản ứng tráng bạc.
B. Sai, tristearin (C17H35COO)3C3H5 là chất béo no, thể rắn ở điều kiện thường.
C. Đúng, triolein (C17H33COO)3C3H5 là chất béo không no, có 3C=C nên phản ứng được với nước brom.
D. Đúng: CH3COOCH3 + H2O ⇔ CH3COOH + CH3OH (ancol metylic).
Chọn B
Câu 34:
Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2?
Chọn B
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ chuyển thành glucozơ trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm
(2) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn
(3) Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, có vị ngọt
(4) Nhỏ vài giọt chanh nước vào cốc sữa bò thấy xuất hiện kết tủa
(5) Ở điều kiên thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2
(6) 1 mol Gly-Ala-Glu phản ứng tối đa với 3 mol NaOH
(7) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ bằng hidro (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol
(8) Hexapeptit X no, mạch hở có 13 nguyên tử C trong phân tử thì X sẽ có 6 đồng phân cầu tạo.
(9) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức.
(10) Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
Số phát biểu đúng là
(1) Sai, chỉ chuyển hóa trong môi trường kiềm
(2) Sai, anilin dạng lỏng điều kiện thường
(3) Đúng
(4) Đúng, các protein bị đông tụ khi gặp axit
(5) Đúng
(6) Sai, 1 mol Gly-Ala-Glu + 4NaOH
(7) Sai, khử glucozơ bằng H2 thu sobitol.
(8) Đúng, X là (Gly)5(Ala) (6 đồng phân do dịch Ala từ đầu N đến đuôi C)
(9) Sai, có cả các hợp chất đơn chức hoặc đa chức (ví dụ chất béo là este đa chức)
(10) Đúng
Chọn D
Câu 36:
Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
T là este của X, Y (đơn chức) với Z (hai chức) nên X cũng đơn chức.
Quy đổi 6,9 gam M thành C2H3COOH (x), (C2H3COO)(HCOO)C2H4 (y) và CH2 (z)
n muối không no = x + y = nCO2 – nH2O = 0,06
mM = 72x + 144y + 14z = 6,9
nCO2/nH2O = (3x + 6y + z)/(2x + 4y + z) = 0,1/0,07
—> x = 0,03; y = 0,03; z = 0,03
x = y = z nên chỉ có 1CH2 thêm vào este:
X là C2H3COOH (0,03 mol)
T là (C2H3COO)(HCOO)C2H4.CH2 (0,03 mol)
—> %T = 68,7%
Chọn C
Câu 37:
Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là.
Sau 1930s thì ne = It/F = 0,04
Catot: nCu = a và nH2 = b
Anot: nCl2 = ne/2 = 0,02
Bảo toàn electron: 2a + 2b = 0,04
m khí = 2b + 0,02.71 = 24.2(b + 0,02)
—> a = b = 0,01
—> nCuSO4 = 0,01 và nKCl = 0,05
Tại thời điểm Cl- bị điện phân hết thì anot có nCl2 = 0,025 —> Catot có nCu = 0,01 và nH2 = 0,015
—> m giảm = 2,445 < 2,715
—> Thời điểm đang xét thì Cl- đã điện phân hết.
Catot: nCu = 0,01 và nH2 = u
Anot: nCl2 = 0,025 và nO2 = v
Bảo toàn electron: 2u + 0,01.2 = 4v + 0,025.2
m giảm = 2u + 32v + 0,01.64 + 0,025.71 = 2,715
—> u = 0,03 và v = 0,0075
—> ne = 0,01.2 + 2u = It/F
—> t = 3860s
Chọn B
Câu 38:
Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm CO, H2 và CO2. Hỗn hợp X phản ứng vừa hết hỗn hợp Y nung nóng gồm CuO, MgO, Fe3O4 và Al2O3 có cùng số mol thì thu hỗn hợp chất rắn Z. Hòa tan Z vào dung dịch HCl thì thu được 3,36 lít khí. Nếu cho X vào nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Đặt x, y, z là số mol CO, H2, CO2
—> nX = x + y + z = 0,3 (1)
Bảo toàn electron: 2x + 4z = 2y (2)
Y gồm CuO, MgO, Fe3O4 và Al2O3 mỗi chất a mol
—> Z gồm Cu (a), Fe (3a), MgO (a) và Al2O3 (a)
nH2 = 3a = 0,15 —> a = 0,05
—> nO = x + y = a + 4a (3)
(1)(2)(3) —> x = 0,075; y = 0,175; z = 0,05
Ca(OH)2 dư —> nCaCO3 = nCO2 = 0,05
—> mCaCO3 = 5 gam
Chọn C
Câu 39:
X, Y, Z là ba este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chức khác và MX < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol T và hỗn hợp F chứa hai muối A và B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MA < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam đồng thời thu được 4,48 lít khí H2 (đo ở đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3 gam H2O. Số nguyên tử hiđro có trong Y là:
Ancol T có dạng R(OH)n
nH2 = 0,2 —> nT = 0,4/n
Δm = (R + 17n).0,4/n – 0,2.2 = 12
—> R = 14n —> n = 2 và R = 28 là nghiệm duy nhất
Ancol T là C2H4(OH)2 (0,2 mol)
—> A và B là các muối đơn chức và a, b là số H tương ứng.
nACOONa + nBCOONa = 0,2.2 = 0,4
Từ tỉ lệ mol muối —> nACOONa = 0,25 và nBCOONa = 0,15
nH2O = 0,25a/2 + 0,15b/2 = 0,35
—> 5a + 3b = 14
Các muối đều no và MA < MB nên a = 1 và b = 3 là nghiệm duy nhất —> HCOONa và CH3COONa
MX < MY < MZ nên:
X là (HCOO)2C2H4
Y là HCOO-C2H4-OOC-CH3
Z là (CH3COO)2C2H4
—> Y có 8H
Chọn C
Câu 40:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).
(c) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.
(e) Đun nóng dung dịch chứa Ca(HCO3)2.
(g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
(a) CO2 dư + Ba(OH)2 —> Ba(HCO3)2
(b) CO2 dư + H2O + NaAlO2 —> Al(OH)3 + NaHCO3
(c) Ca(OH)2 + NaHCO3 —> CaCO3 + Na2CO3 + H2O
(d) NaOH + AlCl3 dư —> Al(OH)3 + NaCl
(e) Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + CO2 + H2O
(g) Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + CuSO4 —> Cu(OH)2 + Na2SO4
Chọn B