Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế (Lần 1) có đáp án
-
556 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4 giải phóng khí và tạo kết tủa màu xanh?
Kim loại Na phản ứng với dung dịch CuSO4 giải phóng khí và tạo kết tủa màu xanh:
Na + H2O → NaOH + H2
NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
Các kim loại còn lại phản ứng với dung dịch CuSO4 đều tạo Cu (màu đỏ cam).
Câu 3:
Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là
Chọn B
Câu 4:
Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
Na2CO3 được dùng để làm mềm nước có tính cửng vĩnh cửu:
Mg2+ + CO32- → MgCO3
Ca2+ + CO32- → CaCO3
Câu 5:
Cho m gam dung dịch glucozơ 20% tráng bạc hoàn toàn, sinh ra 7,56 gam bạc. Giá trị của m là
nAg = 0,07 → nC6H12O6 = 0,035
→ m = 0,035.180/20% = 31,5 gam
Câu 7:
Ở điều kiện thường, kim loại X tác dụng với dung dịch Na2CO3, giải phóng khí và tạo thành kết tủa. Kim loại X là
Kim loại X là Ba:
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + NaOH
Câu 8:
Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
Tại catot (cực âm) ion Na+ di chuyển tới, tại đây nó sẽ bị khử:
Na+ + 1e → Na (Sự khử Na+)
Câu 10:
Axit amino axetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
Axit amino axetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch HCl:
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
Câu 11:
Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl?
Cr(OH)3 vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl:
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Câu 13:
Cho các polime sau: polietilen, poliacrilonitrin, tơ visco, xenlulozơ, cao su buna-N, tơ nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
Các polime tổng hợp trong dãy: polietilen, poliacrilonitrin, cao su buna-N, tơ nilon-6,6.
Câu 14:
Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
B. Không phản ứng
C. Fe + FeCl3 → FeCl2
D. Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
Câu 15:
Cho các chất sau: NaHCO3, NaOH, HCl, Ca(HCO3)2, Fe2(SO4)3. Có bao nhiêu chất trong dãy trên tác dụng với dung dịch Ba(OH)2?
Có 4 chất trong dãy trên tác dụng với dung dịch Ba(OH)2:
NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O
HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + H2O
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + H2O
Fe2(SO4)3 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)3
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây sai?
D sai, trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa 1 liên kết peptit.
Câu 17:
Cho 13,50 gam glyxin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận chung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
nGlyHCl = nGly = 0,18 → mGlyHCl = 20,07 gam
Câu 18:
Cho 4,48 gam Fe vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
nFe = 0,08; nH2SO4 = 0,1 → nH2 = 0,08
→ V = 1,792 L
Câu 20:
Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
c. Có xảy ra ăn mòn điện hóa, cặp điện cực Fe-Cu:
Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Câu 21:
Cho 5,34 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 7,53 gam muối. Số nguyên tử hidro trong phân tử X là
nX = nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,06
→ MX = 14n + 61 = 89 → n = 2
→ X có 7H
Câu 22:
Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng do chứa muối kali cacbonat. Công thức của kali cacbonat là
Chọn C
Câu 23:
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất so với 3 kim loại còn lại?
Chọn B
Câu 24:
Khử hoàn toàn m gam Fe3O4 bằng Al dư, đun nóng, thu được 8,40 gam Fe. Giá trị của m là
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
nFe = 0,15 → nFe3O4 = 0,05 → mFe3O4 = 11,6 gam
Câu 27:
Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl loãng, Cu(NO3)2, H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là
Al, Fe không phản ứng với H2SO4 đặc nguội; Ag không tác dụng với HCl loãng, Cu(NO3)2 → M là Zn.
Câu 28:
Hòa tan hết 6,0 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 5,60 lít khí H2 (đktc). Kim loại R là
R + H2SO4 → RSO4 + H2
nH2 = 0,25 → nR = 0,25 → R = 24: R là Mg
Câu 30:
Cation X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 3p6. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
Cấu hình của X: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
→ X có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 31:
Cho 6,72 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với V lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 (có tỉ khối so với H2 bằng 30,625), thu được hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl, thu được 1,12 gam một kim loại không tan, dung dịch T và 0,336 lít khí H2 (đktc). Cho T vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 47,74 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
mFe không tan = 1,12 nên T chứa MgCl2, FeCl2 và không có HCl dư.
MY = 61,25 → nCl2 : nO2 = 3 : 1
Đặt nMg = a, nFe phản ứng = b, nCl2 = 3c; nO2 = c
mX = 24a + 56b + 1,12 = 6,72 (1)
nH2O = 2c; nH2 = 0,015
Bảo toàn H → nHCl = 4c + 0,03
m↓ = 143,5(2.3c + 4c + 0,03) + 108b = 47,74 (2)
Bảo toàn electron: 2a + 2b = 2.3c + 4c + 0,015.2 (3)
(1)(2)(3) → a = 0,07; b = 0,07; c = 0,025
nY = 3c + c = 0,1 → V = 2,24 lít
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
(b) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với lưu huỳnh thu được cao su buna-S.
(c) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
(d) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(e) Nhỏ dung dịch Gly-Val vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 xuất hiện hợp chất màu tím.
(g) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(h) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Sai, đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren thu được cao su buna-S.
(c) Đúng, triolein (C17H33COO)3C3H5 có 3C=C nên có tham gia phản ứng cộng H2.
(d) Sai, amilozơ mạch không phân nhánh.
(e) Sai, đipeptit không tạo phức màu tím.
(g) Đúng, glucozơ bị oxi hóa thành muối gluconat.
(h) Đúng, mùi tanh do một số amin gây ra, giấm ăn (chứa CH3COOH) chuyển amin thành dạng muối dễ bị rửa trôi.
Câu 33:
Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E (C9H16O4, chứa hai chức este) bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm ancol X và hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y chứa 3 nguyên tử cacbon và MX < MY < MZ. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư, thu được hợp chất hữu cơ T (C3H6O3). Cho các phát biểu sau:
(a) Khi cho a mol T tác dụng với Na dư, thu được a mol H2.
(b) Có 4 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.
(c) Ancol X là propan-1,2-điol.
(d) Khối lượng mol của Z là 96 gam/mol.
Số phát biểu đúng là
Z + HCl → T (C3H6O3) nên Z là muối và T chứa chức axit.
Z là HO-C2H4-COONa và T là HO-C2H4-COOH
(a) Đúng:
HO-C2H4-COOH + 2Na → NaO-C2H4-COONa + H2
Do Y chứa 3C nên X cũng chứa 3C, mặt khác MX < MY < MZ nên Y là C2H5-COONa và X là C3H7OH
(b) Đúng, các cấu tạo của E:
CH3-CH2-COO-CH2-CH2-COO-CH2-CH2-CH3
CH3-CH2-COO-CH2-CH2-COO-CH(CH3)2
CH3-CH2-COO-CH(CH3)-COO-CH2-CH2-CH3
CH3-CH2-COO-CH(CH3)-COO-CH(CH3)2
(c) Sai, X là propan-1-ol hoặc propan-2-ol.
(d) Sai, MZ = 112
Câu 34:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl.
(b) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(c) Cho kim loại Al vào dung dịch KOH dư.
(d) Cho NH4HCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(e) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(g) Cho mẫu phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là
(a) Mg + HCl → MgCl2 + H2
(b) H2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 + CO2 + H2O
(c) Al + H2O + KOH → KAlO2 + H2
(d) NH4HCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NH3 + H2O
(e) M(HCO3)2 → MCO3 + CO2 + H2O
(g) KAl(SO4)2.12H2O + Ba(OH)2 dư → Có BaSO4↓
Câu 35:
Dẫn luồng khí oxi dư đi qua m gam hỗn hợp X gồm bột Al, Mg, Cu đun nóng, thu được 34,20 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 1M thu được dung dịch chứa 87,95 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
nHCl = nH2SO4 = x → nO(Y) = nH2O = 1,5x
Bảo toàn khối lượng:
34,2 + 36,5x + 98x = 87,95 + 18.1,5x
→ x = 0,5
→ mX = mY – mO(Y) = 22,2 gam
Câu 36:
Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Y
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E là hợp chất hữu cơ đa chức.
(b) Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Chất Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
(d) Trong tự nhiên, chất Z được tìm thấy trong nộc độc của ong và vòi đốt của kiến.
(e) Đốt cháy hoàn toàn chất X bằng O2 dư thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
Số phát biểu đúng là
E, F tạo sản phẩm giống nhau khi tác dụng với NaOH và Y không có nhóm -CH3 nên:
E là HCOO-CH2-CH2-OH
F là (HCOO)2C2H4
(3) → X là muối HCOONa → Z là HCOOH
Y là C2H4(OH)2
(a) Sai, E là hợp chất tạp chức (este và ancol)
(b) Đúng.
(c) Đúng, Y có số C = số O = 2
(d)(e) Đúng
Câu 37:
Thủy phân hoàn toàn 23,4 gam hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl benzoat, phenyl axetat, điphenyl oxalat và glixerol triaxetat trong dung dịch KOH (dư, đun nóng), thấy có 0,32 mol KOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 6,30 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,016 lít H2 (đktc). Giá trị gần nhất của m là
nKOH phản ứng với COO-Ancol = nO(Y) = 2nH2 = 0,18
→ nKOH phản ứng với COO-Phenol = 0,32 – 0,18 = 0,14
→ nH2O = 0,14/2 = 0,07
Bảo toàn khối lượng:
mX + mKOH = m muối + mAncol + mH2O
→ m muối = 33,76 gam
Câu 38:
Điện phân 255 gam dung dịch AgNO3 10% với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí 2. Cho 0,225 mol Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,50 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá của t là
nAgNO3 = 255.10%/170 = 0,15
Dung dịch X chứa HNO3 (x) và AgNO3 dư (y)
→ x + y = 0,15
nNO = nH+/4 = 0,25x, bảo toàn electron:
2nFe phản ứng = 3nNO + nAg+ dư
→ nFe phản ứng = 0,375x + 0,5y
→ 56(0,225 – 0,375x – 0,5y) + 108y = 14,5
→ x = 0,1; y = 0,05
ne = x = It/F → t = 3600s = 1h
Câu 39:
Hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X (a mol) và Y (b mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol hỗn hợp T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 760 gam dung dịch NaOH 20% phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X hoặc b mol y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là
Số N trung bình = 3,8/0,7 = 5,4 → Số CONH trung bình = 4,4
→ X có 4 liên kết peptit → X có 6 oxi → Y có 7 oxi
→ Y có 5 liên kết peptit.
X + 5NaOH → Muối + H2O
Y + 6NaOH → Muối + H2O
→ nX = 0,4 và nY = 0,3
X là (Gly)a(Ala)5-a
Y là (Gly)b(Ala)6-b
Khi đó:
nCO2 = 0,4.[2a + 3(5 – a)] = 0,3[2b + 3(6 – b)] → 4a – 3b = 6
→ a = 3 và b = 2 là các nghiệm nguyên.
Vậy X là (Gly)3(Ala)2 và Y là (Gly)2(Ala)4
→ m muối = mX + mY + mNaOH – mH2O = 396,6 gam
Câu 40:
Trong y học, glucozơ làm thuốc tăng lực cho người bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá nhiều năng lượng. Dung dịch glucozơ (C6H12O6) 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol glucozơ tạo thành CO2 và H2O tỏa ra một nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucozơ mà bệnh nhân đó có thể nhận được là
nC6H12O6 = 500.1,02.5%/180 = 0,14167
Năng lượng tối đa = 0,14167.2803 = 397,1 kJ