15 đề Ôn luyện Hóa học cực hay có lời giải (đề số 1)
-
2487 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là.
Đáp án A
Ví dụ : Mg (IIA) và P(VA) chỉ tạo được hợp chất Mg3P2
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Đáp án D
Glucozo và Fructozo đều có khả năng tráng bạc
Câu 7:
Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là
Đáp án C
Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2
=> nFe = 2/3 . nCO = 0,1 mol
=> mFe = 5,6g
Câu 8:
Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là:
Đáp án A
2 chất thỏa mãn : Metan và Etan
Câu 9:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là
Đáp án D
Tổng e trong p là 8 . Số e tối đa trong 1 phân lớp p là 6 => 2p6 3p2
=> 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2
=> X có số thự tự 14 ( 14e = 14p) ; chu kì 3 , nhóm IVA
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức của 2 axit là:
Đáp án D
CTTQ axit : ROOH.
, nCO2 = 0,25 mol ; nH2O = 0,25 mol
=> nCO2 = nH2O
=> Axit có 1 liên kết pi
, nCO2 = nC(X) = 0,25 mol => Số C trung bình = 2,5
=> 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH
Câu 11:
Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 g kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là:
Đáp án A
nAgNO3 = 0,6 mol = 3nX
=> Andehit X có 1 nhóm CH≡C – đầu mạch
CTTQ : CH≡C – R – CHO phản ứng với AgNO3/NH3 tạo sản phẩm :
AgC≡C-RCOONH4 : 0,2 mol và Ag : 0,4 mol
=> mkết tủa = 0,2.( R + 194) + 0,4.108 = 87,2
=> R = 26 (C2H2)
=> X là C4H3CHO
Câu 12:
Có thể phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa: HCOOH ; CH3COOH ; C2H5OH với hóa chất nào dưới đây
Đáp án B
Khi cho Cu(OH)2/OH- vào 3 lọ :
+) etanol không phản ứng
+) axit axetic phản ứng tạo dung dịch xanh lam
+) axit fomic phản ứng tạo dung dịch xanh lam điều kiện thường và khi đun nóng tạo Cu2O đỏ
Câu 13:
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
Chọn đáp án D
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là:
CH3NH2, NH3, C6H5NH2
Lưu ý: Độ mạnh của tính bazơ (lực bazơ) tăng hay giảm so với amoniac phụ thuộc vào gốc hiđrocacbon (gốc R) liên kết với N đẩy hay hút.
Nếu gốc R liên kết với N đẩy e càng nhiều thì tính bazơ càng mạnh và ngược lại.
- Một số gốc hiđrocacbon đẩy e:
+ Những gốc ankyl (gốc hiđrocacbon no): CH3-; C2H5-;...
+ Các nhóm còn chứa cặp e chưa liên kết: -OH (còn 2 cặp), -NH2 (còn 1 cặp)….
- Gốc hiđrocacbon hút e:
+ Những gốc hiđrocacbon không no: CH2=CH- , CH2=CH-CH2- …
+ Những nhóm khác chứa nối đôi như: -COOH (cacboxyl), -CHO (anđehitt), -CO- (cacbonyl), -NO2 (nitro), ….
+ Các nguyên tố có độ âm điện mạnh: -Cl, -Br, -F (halogen)…
Câu 14:
Hỗn hợp A gồm H2, C3H8, C3H4. Cho từ từ 12 lít A qua bột Ni xúc tác. Sau phản ứng được 6 lít khí duy nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với H2 là
Đáp án C
6 lit khí suy nhất chính là C3H8
Bảo toàn khối lượng : mA = mB = mC3H8 = 6.44 = 264g
=> MA = 22 => dA/H2 = 11
Câu 15:
Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O ?
Đáp án A
Các chất thỏa mãn : C6H5CH2CH2OH ; C6H5CH(OH)CH3 ; CH3C6H4CH2OH ( 3 chất tương ứng với 3 vị trí o,m,p của CH3 so với nhóm CH2OH )
Câu 16:
Cho các cân bằng sau
(1) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)
(2) N2(k) + 3H2 2NH3(k)
(3) CO2(k) + H2(k) CO(k) + H2O(k)
(4) 2HI(k) H2(k) + I2(k)
(5) CH3COOH (l) + C2H5OH CH3COOC2H5 (l) + H2O(l)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là:
Đáp án B
Các cân bằng có số mol 2 vế bằng nhau sẽ không chịu ảnh hưởng từ thay đổi áp suất
Câu 17:
Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là:
Đáp án D
MX = 15. Áp dụng qui tắc đường chéo : nC2H4 : nH2 = 1 : 1. Giả sử số mol mỗi chất trong X là 1
C2H4 + H2 ->C2H6
, x -> x -> x
=> nY = 2 – x mol
Bảo toàn khối lượng : mX = mY => 2 + 28 = 4.5.(2 – x)
=> x = 0,5 mol => H% = 50%
Câu 18:
Đun 3,0 gam CH3COOH với 4,6 gam C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được m gam CH3COOC2H5. Biết hiệu suất của phản ứng este hoá đạt 50 %. Giá trị của m là
Đáp án D
nCH3COOH = 0,05 mol < nC2H5OH = 0,1 mol
Tính H% theo axit => neste = 0,05.50% = 0,025 mol=> m = 2,2g
Câu 19:
Dẫn 4,48 lít khí HCl (đktc) vào 2 lít nước thu được 2 lit dd có pH là
Chọn đáp án C
nHCl =
CM = = 0,1M = 10-1M
→ pH = 1
Câu 20:
Craking m gam n-butan thu được hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
Đáp án A
Bảo toàn nguyên tố : Đốt A cũng chính là đốt m gam butan C4H10
=> nCO2 = 4nC4H10 = 0,4 mol => nC4H10 = 0,1 mol
=> m = 5,8g
Câu 21:
Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
Đáp án C
Bảo toàn nguyên tố : nFeCl3 = nFe = 0,04 mol
=> m = 2,24g
Câu 25:
Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
Đáp án D
Câu 26:
Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ?
Đáp án C
Có 3 công thức thỏa mãn : CH≡C – C – C – C ; C - C≡C – C – C ; CH≡C – C(CH3) – C
Câu 27:
Một loại phân kali có chứa 87% K2SO4 còn lại là các tạp chất không chứa kali, độ dinh dưỡng của loại phân bón này là:
Đáp án D
Độ dinh dưỡng của phân kali tính bằng %mK2O trong tổng khối lượng phân bón.
Giả sử mphân = 100g => mK2SO4 = 87g
174g K2SO4 qui về thành 94g K2O
=>87g K2SO4 qui về thành 47g K2O
=> Độ dinh dưỡng = 47%
Câu 28:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là:
Đáp án B
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Chất khử là FeSO4 , chất oxi hóa là KMnO4
Câu 30:
Pha a gam ancol etylic (d = 0,8 g/ml) vào nước được 80 ml ancol 25o. Giá trị a là
Đáp án A
Vancol = 80.0,25 = 20 ml => mancol = 20.0,8 = 16g
Câu 31:
Cho hỗn hợp gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch A (chỉ chứa 2 muối sunfat) và 26,88 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO ở điều kiện tiêu chuẩn (không còn sản phẩm khử nào khác), tỉ khối của Y so với H2 là 19. Cho dung dịch A tác dụng với Ba(OH)2 dư thì thu được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Đáp án B
Phản ứng chỉ tạo muối sunfat => Bảo toàn nguyên tố và điện tích: 3nFe + 2nCu = 2nS(SO4)
=> 3a + 2.2b = 2.(2a + b) => a = 2b
Xét Y : nY = 1,2 mol , MY = 38. Áp dụng qui tắc đường chéo : nNO = nNO2 = 0,6 mol
Coi hỗn hợp ban đầu gồm a mol Fe , 2b mol Cu , (2a + b) mol S
Bảo toàn e : 2nCu + 3nFe + 6nS = nNO2 + 3nNO
=> 4b + 3a + 6(2a + b) = 0,6 + 0,6.3 = 2,4 mol
=> a = 0,12 mol , b = 0,06 mol
Cho Y + Ba(OH)2 dư tạo kết tủa :0,12 mol Fe(OH)3 ; 0,12 mol Cu(OH)2 ; 0,3 mol BaSO4
Nung lên được : 0,06 mol Fe2O3 ; 0,12 mol CuO ; 0,3 mol BaSO4
=> m = 89,1g
Câu 32:
Cho các phản ứng sau:
(1) Fe(OH)2 + H2SO4 đặc
(2) Fe + H2SO4 loãng
(3) Fe(OH)3 + H2SO4 đặc
(4) Fe3O4 + H2SO4 loãng
(5) Cu + H2SO4 loãng + dd NaNO3
(6) FeCO3 + H2SO4 đặc
Số phản ứng hóa học trong đó H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là:
Đáp án A
Các phản ứng : (1) , (2) , (6)
Câu 33:
Oxi hóa 9,2 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng, thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm anđehit, axit, ancol chưa phản ứng và nước Hỗn hợp này tác dụng với Na dư sinh ra 3,36 lít H2 ở đktc Phần trăm khối lượng ancol đã chuyển hóa thành axít là:
Đáp án D
C2H5OH + [O] à CH3CHO + H2O
x à x à x à x
C2H5OH + 2[O] à CH3COOH + H2O
y à 2y à y à y (dư z mol ancol)
Bảo toàn khối lượng : msau – m trước = mO pứ => n[O] = x + 2y = 0,25 mol
2nH2 = nH2O + nancol dư + naxit = x + y + z + y = 0,15.2 = 0,3 mol
nancol = x + y + z = 0,2 mol
=> x = 0,05 ; y = 0,1 ; z = 0,05
=> % ancol chuyển thành axit = 50%
Câu 34:
Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án D
Gọi CT của amino axit là : CnH2n+1NO2
=> CT của dipeptit X : C2nH4nN2O3 và tripeptit Y : C3nH6n-1N3O4
C3nH6n-1N3O4 3nCO2 + (3n – 0,5)H2O + 1,5N2
=> 0,15.3n.44 + 0,15.(3n – 0,5).18 = 82,35g
=> n = 3
Vậy khi đốt cháy X : nCO2 = 2n.nX = 0,6 mol = nCaCO3
=> m = 60g
Câu 35:
Hỗn hợp X gồm metyl metacrylat, axit axetic, axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn a gam X sinh ra 0,38 mol CO2 và 0,29 mol H2O. Khi lấy a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 0,01 mol ancol và m gam muối. Giá trị của m là:
Đáp án A
X gồm : C5H8O2 ; C2H4O2 ; C7H6O2 với số mol lần lượt là x , y , z
Bảo toàn nguyên tố :
, nCO2 = 5x + 2y + 7z = 0,38
,2nH2O = 8x + 4y + 6z = 0,58
,nancol = neste = x = 0,01 mol
=> y= 0,095 ; z = 0,02 mol
Muối gồm 0,01 mol C3H5COONa ; 0,095 mol CH3COONa ; 0,02 mol C6H5COONa
=> m = 11,75g
Câu 36:
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp M có thể là
Đáp án B
Gọi số mol Ala-K(C3H6O2NK) và Val-K(C5H10O2NK) là x và y mol
Khi đốt cháy : nN(muối) = x + y = 2nN2 = 0,22 mol
=> nN(muối) = nK = 2nK2CO3
=> nK2CO3 = 0,11 mol
Mặt khác ta thấy số H gấp đôi số C trong muối hữu cơ
=> nC = ½ nH => nCO2 + nK2CO3 = nH2O .
Có mCO2 + mH2O = 50,96g
=> nCO2 = 0,79 mol ; nH2O = 0,9 mol
Bảo toàn Oxi : 2nmuối aminoaxit + 2nO2 = 3nK2CO3 + 2nCO2 + nH2O
=> nO2 = 1,185 mol
Ta có : nC = 3x + 5y = nK2CO3 + nCO2 = 0,9 mol
=> x= 0,1 mol ; y = 0,12 mol
=> m + 11,42 = 0,1.127 + 0,12.155
=> m = 19,88g
Giả sử trong M có : x mol X ( a nhóm Val ; (4-a) nhóm Ala)
y mol Y (b nhóm Val ; (5-b) nhóm Ala)
=> nN = 4x + 5y = 2nN2 = 0,22 mol (*)
Khi phản ứng thủy phân :
+/ tetrapeptit + 4KOH -> muối + H2O
+/ Pentapeptit + 5KOH -> muối + H2O
=>Bảo toàn khối lượng : mmuối – mpeptit = mKOH – mH2O
=> 11,42 = 4.56x – 18x + 5.56y – 18y (**)
Từ (*) và (**) => x = 0,03 mol ; y = 0,02 mol
Có nVal = ax + by = 0,12 mol
=> 3a + 2b = 12
=> a = 2 ; b = 3 hoặc a = 4 ; b = 0 thỏa mãn
+/ TH1 : Y là (Ala)2(Val)3
=> %mY(M) = 45,98%
=> %mX = 54,02%
Có đáp án B thỏa mãn => Không cần xét TH2 nữa
Câu 37:
Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít khí CO2 đktc. Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Tính thể tích V và khối lượng m
Đáp án D
Khi nhỏ từ từ HCl và thì thứ tự phản ứng là :
CO32- + H+ -> HCO3-
HCO3- + H+ -> CO2 + H2O
Sau phản ứng dung dịch có : 0,4 mol HCO3- và thoát ra 0,5 mol khí
=>V khí = 11,2 lit
,mCaCO3 = 100nCaCO3 = 100.nHCO3 = 40g
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A và B hơn kém nhau một nhóm -CH2- Cho 6,6g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M thu được 7,4g hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo chính xác của A và B là
Đáp án B
nNaOH = nX = nmuỗi = 0,1 mol
Vì phản ứng tạo 2 muối khác nhau
=> Mtb muối RCOONa = 74g => 2 muối là HCOONa và CH3COONa
Vì A và B hơn kém nhau 1 nhóm CH2 => gốc hidrocacbon ancol sẽ giống nhau ở 2 este
Mtb este = 66g => 2 este là HCOOCH3 và CH3COOCH3
Câu 39:
Dẫn 0,5 mol hỗn hợp khí gồm H2 và CO có tỉ khối so với H2 là 4,5 qua ống đựng 0,4 mol Fe2O3 và 0,2 mol CuO đốt nóng. Sau phản ứng hoàn toàn cho chất rắn trong ống vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
Đáp án C
Bảo toàn e : số e mà N+2(NO) nhận chính bằng số e trao đổi của O(oxit) trong phản ứng với hỗn hợp khí ( vì thực chất Fe2O3 và CuO không phản ứng oxi hóa tạo NO )
Do H2 và CO đều phản ứng với O(oxit) tỉ lệ mol 1 : 1 => nkhí = 0,5 mol
Và nO(oxit) = 0,4.3 + 0,2 = 1,4 mol => nO pứ = 0,5 mol
Bảo toàn e : 2nO pứ = 3nNO
=> VNO = 7,467 lit
Câu 40:
Cho m gam hỗn hợp N gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở và có tỉ lệ mol lần lượt là 2:3:5. Thủy phân hoàn toàn N, thu được 60 gam Gly: 80,1 gam Ala; 117 gam Val. Biết số liên kết peptit trong X, Y, Z khác nhau và có tổng là 6. Giá trị của m là:
Đáp án C
nGly = 0,8 mol ; nAla = 0,9 mol ; nVal = 1 mol
Do số liên kết peptit khác nhau và tổng bằng 6
=> Các chất có số liên kết peptit là 1 , 2 và 3
Xét TH1 : X –tetrapeptit : 2t mol ; Y-tripeptit : 3t mol; Z –dipeptit : 5t mol
=> Tổng số mol mắt xích aa = nGly + nAla + nVal = 4.2t + 3.3t + 2.5t = 2,7 mol
=> t = 0,1 mol. => số mol H2O phản ứng = 2t.3 + 3t.2 + 5t = 17t = 1,7 mol
Bảo toàn khối lượng : m = maa – mH2O = 60 + 80,1 + 117 – 1,7.18 = 226,5g
Chọn C. Không cần xét các TH sau nữa
Câu 41:
Đổ từ từ 200ml dung dịch A (Na2CO3 1M và K2CO3) vào 200 ml dung dịch (Na+ 1M, Ba2+ 1M, Ca2+ 1M, Cl- 2,5 M và HCO3-) thu được m gam kết tủa và dung dịch B. Đổ thêm 100 ml dung dịch A vào B, sau phản ứng thấy nồng độ CO32- trong dung dịch bằng ¼ nồng độ của HCO3-. Hãy tìm nồng độ của K2CO3 trong A.
Đáp án A
Bảo toàn điện tích : CHCO3 trong 200 ml dung dịch là 2,5M
Xét tổng thể : đổ 300 ml dung dịch A và 200 ml dung dịch
Sau khi trộn :
=> nHCO3 = 2,5.0,2 = 0,5 mol => nCO32- = 0,125 mol
Gọi nồng độ K2CO3 trong A là x => nCO3 tổng = 0,3.(1 + x)
Sau trộn sẽ phản ứng với Ca2+ , Ba2+ => còn lại : 0,3(1 + x) – 0,2 – 0,2 = 0,125
=> x = 0,75M
Câu 42:
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là:
Đáp án D
nAgCl = nMCl(sau) = 2nM2CO3 + nMHCO3 + nMCl đầu = 0,7 mol > nHCl pứ
Lại có nCO2 = nM2CO3 + nMHCO3 = 0,4 mol = nH2O
Bảo toàn khối lượng : mMCl sau < 32,65 + 0,7.36,5 – 0,4.44 – 0,4.18 = 33,4g
=> MMCl < 47,7 => M < 12,2 => M là Li
Câu 43:
Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm CO2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan tối đa m gam Cu tạo ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là:
Đáp án A
nFeCO3 = 0,05 mol phản ứng tạo Fe(NO3)3
Sau khi cho HCl dư vào , Cho tiếp Cu vào thấy tạo khí NO => NO3- hết ( HCl dư)
2Fe3+ + Cu -> Cu2+ + 2Fe2+
3Cu + 8H+ + 2NO3- -> 3Cu2+ + 2NO + 2H2O
=> m = 16g
Câu 44:
Hoà tan hoàn toàn 11,2g kim loại Fe trong 300ml dung dịch HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có khí NO (duy nhất) thoát ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ta thu được chất rắn khan có khối lượng là
Đáp án C
nFe = 0,2 mol ; nHNO3 = 0,6 mol
Giả sử phản ứng tạo Fe2+ và Fe3+ với số mol lần lượt là x và y mol
=> x + y = 0,2 ; nHNO3 pứ = 2x + 3y + 1/3.(2x + 3y) = 0,6 mol
=> x = 0,15 mol ; y = 0,05 mol
=> mmuối khan = mFe(NO3)2 + mFe(NO3)3 = 39,1g
Câu 46:
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
Đáp án C
Ta có : mY = mbình tăng + mkhí thoát ra = 10,8 + 0,2.8.2 = 14g = mX ( bảo toàn khối lượng)
Mà trong X số mol C2H2 và H2 băng nhau => nC2H2 = nH2 = 0,5 mol
C2H2 + 2,5O2 -> 2CO2 + H2O
H2 + 0,5O2 -> H2O
=> nO2 = 1,5 mol => V = 33,6 lit
Câu 47:
Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe FeCl3 Fe(OH)3
(mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là:
Đáp án D
Câu 48:
Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai rượu (ancol) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (Cho: H = 1; C = 12; O = 16; thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
Đáp án C
Ta có : Sau khi hấp thụ thì còn NaOH dư => Phản ứng tạo Na2CO3
=> nCO2 = nNaOH pứ = (2.0,1 – 2.0,05) = 0,05 mol
Gọi CTPTTB của 2 ancol là CnH2n+2O
=> Mancol = 14n + 18 =
2 ancol là : C2H5OH và C3H7OH
=> C
Câu 49:
Hỗn hợp M gồm vinyl axetilen và hiđrocacbon X mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được số mol nước gấp đôi số mol của M. Mặt khác dẫn 8,96 lít M (ở đktc) lội từ từ qua nước brom dư, đến phản ứng hoàn toàn thấy có 2,24 lít khí thoát ra (ở đktc). Phần trăm khối lượng của X trong M là:
Đáp án B
M gồm C4H4 và CxHy
Do khi đốt cháy tạo nH2O = 2nM . Số H trung bình của các chất trong M là 4
=> X là CxH4. Mà M + Br2 thì có khí thoát ra => X là ankan => C là CH4
M có : 0,1 mol CH4 và 0,3 mol C4H4
=> %mCH4(X) = 9,3%