(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình có đáp án
-
107 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dung dịch chứa chất nào sau đây phản ứng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam?
Chọn B
Câu 2:
Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (III) sau khi phản ứng kết thúc?
A. Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
B. FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
C. Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + H2O
D. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Chọn A
Câu 4:
Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa chín, etyl isovalerat có mùi táo. Este có mùi chuối có công thức cấu tạo thu gọn là:
Chọn A
Câu 6:
Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam etyl fomat bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam ancol. Giá trị của m là:
HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH
nC2H5OH = nHCOOC2H5 = 0,1
→ mC2H5OH = 4,6 gam
Chọn A
Câu 7:
Thí nghiệm mà Fe có bị ăn mòn điện hóa học là
Thí nghiệm mà Fe có bị ăn mòn điện hóa học là nhúng thanh gang (hợp kim sắt và cacbon) vào dung dịch HCl: Cặp điện cực Fe-C tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa.
Chọn D
Câu 8:
Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với dung dịch các chất riêng biệt sau: H2SO4 loãng, CuCl2, Fe(NO3)2, AgNO3, NaCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là
Có 3 trường hợp xảy ra phản ứng:
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Chọn D
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đúng: (RCOO)3C3H5 + OH- → RCOO- + C3H5(OH)3 (RCOOH là axit béo)
B. Sai, chất béo là trieste của glyxerol với các axit béo.
C. Đúng.
D. Đúng, triolein (C17H33COO)3C3H5 có 3C=C nên có khả năng tham gia phản ứng cộng brom.
Chọn B
Câu 12:
Polisaccarit X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị, X có nhiều trong bông nõn, gỗ, đay, gai. Thủy phân X thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?
Polisaccarit X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị. X có nhiều trong bông nõn, gỗ, đay, gai → X là xenlulozơ.
Thủy phân X thu được monosaccarit Y → Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
A. Sai, X có mạch không phân nhánh
B. Sai, MY = 180
C. Sai, Y tan tốt trong nước lạnh
D. Đúng:
CH2OH-(CHOH)4-CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → CH2OH-(CHOH)4-COONH4 (amoni gluconat) + NH4NO3 + Ag
Chọn D
Câu 13:
Cho một mẩu Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được
Cho Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là: Sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa xanh.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl
Chọn D
Câu 15:
Cặp chất nào sau đây phản ứng tạo kết tủa trắng?
A. Tạo kết tủa trắng:
B. Không tạo kết tủa:
H2N-CH(CH3)-COOH + HCl → ClH3N-CH(CH3)-COOH
C. Tạo kết tủa nâu đỏ:
CH3NH2 + H2O + FeCl3 → Fe(OH)3 + CH3NH3Cl
D. Không tạo kết tủa:
H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O
Chọn A
Câu 16:
Cho 10,1 gam hỗn hợp MgO và ZnO tác dụng vừa đủ với dung dịch có chứa 0,3 mol HCl. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
nH2O = nHCl/2 = 0,15
Bảo toàn khối lượng → m muối = 18,35 gam
Chọn A
Câu 17:
Khi lên men m gam glucozơ với hiệu suất 75% thu được ancol etylic và 6,72 lít CO2 ở đktc. Giá trị của m là
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
nCO2 = 0,3 → nC6H12O6 phản ứng = 0,15
→ mC6H12O6 cần dùng = 0,15.180/75% = 36 gam
Chọn C
Câu 18:
Thí nghiệm nào sau đây không thu được kim loại sau khi kết thúc phản ứng?
A. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
B. Fe + FeCl3 dư → FeCl2
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
D. Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
Chọn B
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sai, đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su Buna-N.
B. Đúng
C. Sai, tơ visco là tơ bán tổng hợp.
D. Sai, trùng hợp stiren thu được polistiren.
Chọn B
Câu 21:
Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. MgCl2 + NaOH → Mg(OH)2 + NaCl
B. Không phản ứng
C. H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
D. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
Chọn B
Câu 23:
X là chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính. X tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là
Chọn B
Câu 24:
Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
Amin đơn chức nên nAmin = nHCl = 0,2
→ M amin = 59: C3H9N
Chọn D
Câu 25:
X là hợp chất hữu cơ vừa tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, vừa tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không làm quỳ tím đổi màu. Vậy X là
X + AgNO3/NH3
X + NaOH
X không đổi màu quỳ tím
→ Chọn X là metyl fomat (HCOOCH3).
Chọn B
Câu 29:
Cho sơ đồ phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X → Y + Z.
(2) Y + H2O → T.
(3) T + F → G + X + H2O.
(4) T + 2F → H + X + 2H2O.
Biết X có nhiều trong vỏ sò, F là hợp chất của Na. Cho các phát biểu sau:
(1) Chất Y được dùng để khử chua đất trồng.
(2) Trong công nghiệp, chất G được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.
(3) Chất Z ở thể rắn là chất làm lạnh quan trọng, chúng tham gia vào quá trình lưu trữ và vận chuyển
các loại kem và các thực phẩm đông lạnh.
(4) Chất F được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm.
(5) Có thể dùng T hoặc H để làm mềm nước có tính cứng tạm thời.
Số phát biểu đúng là
X là CaCO3, Y là CaO, Z là CO2, T là Ca(OH)2
F là NaHCO3; G là NaOH, H là Na2CO3
(1) Đúng, CaO tan trong nước tạo môi trường kiềm trung hòa axit, làm giảm độ chua của đất.
(2) Sai, điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
(3) Đúng, CO2 dạng rắn chính là nước đá khô.
(4) Đúng, F làm bột nở.
(5) Đúng, dùng Ca(OH)2 vừa đủ hoặc Na2CO3 để làm mềm nước có tính cứng tạm thời.
Chọn A
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(a) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit và ancol có cùng cacbon.
(b) Nếu nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.
(c) Fomanđehit dùng để bảo vệ xác động vật trong phòng thí nghiệm, bể ngâm xác và các bộ phận cơ thể người trong bệnh viện.
(d) Vải làm từ nilon-6,6 bền trong nước xà phòng có tính kiềm.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, do este không có liên kết H liên phân tử như axit, ancol nên este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit và ancol có cùng cacbon.
(b) Đúng, chuối xanh có tinh bột nên tạo màu xanh tím với I2.
(c) Đúng
(d) Sai, nilon-6,6 có nhóm -CONH- dễ bị thủy phân trong kiềm.
Chọn C
Câu 31:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 9,66 gam hỗn hợp Al, FeO và Fe2O3, thu được rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,03 mol H2. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, thu được dung dịch chứa m gam muối sunfat và 0,11 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là:
nAl ban đầu = nAl(OH)3 = 0,1
nH2 = 0,03 → nAl dư = 0,02
Bảo toàn Al → nAl2O3 = 0,04
Quy đổi X thành Al (0,1), Fe và O (0,04.3 = 0,12)
mFe = mX – mAl – mO = 5,04
nSO42- (muối) = nSO2 = 0,11
→ m muối = 5,04 + 0,11.96 = 15,6 gam
nAl ban đầu = nAl(OH)3 = 0,1
nH2 = 0,03 → nAl dư = 0,02
Bảo toàn Al → nAl2O3 = 0,04
Quy đổi X thành Al (0,1), Fe và O (0,04.3 = 0,12)
mFe = mX – mAl – mO = 5,04
nSO42- (muối) = nSO2 = 0,11
→ m muối = 5,04 + 0,11.96 = 15,6 gam
Chọn B
Câu 32:
Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH (t°) → 2X1 + X2
(d) Y1 + 2HCl → Y2 + 2NaCl
(b) X1 + HCl → X3 + NaCl
(e) Y2 + X2 (H2SO4 đặc, t°) ⇌ Y3 + H2O
(c) Y + 2NaOH (t°) → Y1 + 2X2
Cho biết: X (C6H10O5) là hợp chất hữu cơ mạch hở; Y (C6H10O4) là este hai chức. X1, X2, X3, Y1, Y2 và Y3 là các chất hữu cơ khác nhau. Cho các phát biểu sau:
(1) X2 được sản xuất từ các nông sản chứa nhiều tinh bột, đường (gạo, ngô, khoai, sắn, quả chín,.) chỉ bằng phản ứng thuỷ phân.
(2) Phân tử khối của Y3 là 118.
(3) Nhiệt độ sôi của Y2 thấp hơn nhiệt độ sôi của X3.
(4) Đốt cháy hết 1 mol X1 hoặc đốt cháy hết 1 mol Y1 thì thu được CO2 với số mol bằng nhau.
Số phát biểu đúng là :
X là HO−CH2−COO−CH2−COO−C2H5
X1 là HO−CH2−COONa; X2 là C2H5OH
X3 là HO−CH2−COOH
Y là (COOC2H5)2; Y1 là (COONa)2; Y2 là (COOH)2
Y3 là HOOC−COO−C2H5
(1) Sai, bằng phản ứng thủy phân và lên men: (C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH
(2) Đúng: MY3 = 118
(3) Sai, Y2 có nhiệt độ sôi cao hơn X3 do MY2 > MX3.
(4) Sai: 1 mol X1 tạo 1,5 mol CO2; 1 mol Y1 tạo 1 mol CO2
2C2H3O3Na + 3O2 → Na2CO3 + 3CO2 + 3H2O
(COONa)2 + 0,5O2 → Na2CO3 + CO2
Chọn C
Câu 33:
Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có lẫn metanol (CH3OH). Đốt cháy 46,032 gam cồn X tỏa ra nhiệt lượng 1370,716 kJ. Biết rằng:
- Đốt cháy hoàn toàn 1 mol metanol toả ra lượng nhiệt là 716 kJ và 1 mol etanol toả ra lượng nhiệt là 1370 kJ.
- Hàm lượng metanol trong rượu uống quy định là không được lớn hơn 100 mg trên 1 lít rượu tính theo độ rượu etanol 100 độ, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml.
Nhận xét nào sau đây đúng?
X chứa C2H5OH (a) và CH3OH (b)
mX = 46a + 32b = 46,032
Bảo toàn năng lượng: 1370a + 716b = 1370,716
→ a = 1; b = 0,001
→ %CH3OH = 32b/46,032 = 0,07% (C, D sai)
VC2H5OH = 46a/0,8 = 57,5 ml = 0,0575 lít
mCH3OH = 0,032 gam = 32 mg
0,0575 lít etanol chứa 32 mg CH3OH
→ 1 lít etanol chứa 556,5 mg CH3OH > 100 nên không đạt tiêu chuẩn để pha chế rượu uống (A đúng)
B sai:
nH2 = a/2 + b/2 = 0,5005 → VH2 = 11,2112 lít
Chọn A
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit A và B (MA < MB; tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3). Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp gồm x gam natri oleat, y gam natri linoleat và z gam natri panmitat. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng tối đa với 18,24 gam brom. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 73,128 gam CO2 và 26,784 gam H2O. Giá trị của y và khối lượng của A lần lượt là:
nBr2 = 0,114
Quy đổi X thành (HCOO)3C3H5 (u), CH2 (v) và H2 (-0,114)
nCO2 = 6u + v = 1,662
nH2O = 4u + v – 0,114 = 1,488
→ u = 0,03 và v = 1,482
→ nA = 0,012 và nB = 0,018
Muối gồm:
C17H33COONa: a mol
C17H31COONa: b mol
C15H31COONa: c mol
nNaOH = a + b + c = 3u = 0,09
nBr2 = a + 2b = 0,114
nCH2 = 17a + 17b + 15c = 1,482
→ a = 0,018; b = 0,048; c = 0,024
a = nB → Chỉ có 1 gốc C17H33COO- nằm trong B
b = nA + 2nB → A có 1 gốc, B có 2 gốc C17H31COO-
A là (C15H31COO)2(C17H31COO)C3H5
B là (C17H31COO)2(C17H33COO)C3H5
→ mC17H31COONa = 14,496 và mA = 9,96
Chọn C
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(1) Hỗn hợp NaOH và Al2O3 (tỉ lệ mol 3 : 1 tương ứng) tan hết trong nước dư.
(2) Gang là hợp chất của sắt với cacbon, chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(3) Vật dụng làm bằng nhôm bền trong không khí và nước.
(4) Phèn chua được sử dụng để làm trong nước đục.
(5) Cho dung dịch chứa a mol KOH vào dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 thu được dung dịch chứa 2 chất tan.
(6) Kim loại Cu oxi hóa được Fe3+ trong dung dịch.
Số lượng nhận xét đúng là
(1) Đúng: 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
(2) Sai, gang là hợp kim của sắt với cacbon.
(3) Đúng, do bề mặt nhôm có lớp Al2O3 mỏng, bền bảo vệ.
(4) Đúng, do phèn chua chứa Al3+ dễ bị thủy phân tạo kết tủa keo Al(OH)3 kết dính các chất lơ lửng, lắng xuống làm nước trong.
(5) Sai, thu được dung dịch chứa 1 chất tan là JHCO3
KOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + KHCO3 + H2O
(6) Sai, Cu khử Fe3+ trong dung dịch:
Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+
Chọn C
Câu 36:
Thí nghiệm nào sau đây tạo ra dung dịch chứa 2 muối?
A. Thu được dung dịch chứa 1 muối là NaCl:
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
B. Thu được dung dịch chứa 1 muối là Ba(HCO3)2.
C. Thu được dung dịch chứa 3 muối là NaCl, Na2HPO4 và Na3PO4 dư.
HCl + Na3PO4 → Na2HPO4 + NaCl
D. Thu được dung dịch chứa 2 muối là CuCl2, FeCl2:
Cu + Fe3O4 + 8HCl → CuCl2 + 3FeCl2 + 4H2O
Chọn D
Câu 37:
Hoà tan m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl vào nước thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 0,5A, hiệu suất điện phân là 100%. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
t |
t + 17370 |
3t |
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) |
a |
a + 0,075 |
4,5a |
Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (mol) |
0,06 |
0,075 |
0,075 |
Giá trị của m là:
Trong 17370s (tính từ t đến t + 17370) có ne = 0,09
nCu = 0,075 – 0,06 = 0,015 → nH2 = 0,03
→ n khí anot = 0,075 – 0,03 = 0,045 → Chỉ có Cl2.
→ a = 0,06 và ne trong t giây = 0,12
→ ne trong 3t giây = 0,36
Trong 3t giây:
Catot: nCu = 0,075 → nH2 = 0,105
Anot: nCl2 = x và nO2 = y → 2x + 4y = 0,36
n khí tổng = x + y + 0,105 = 4,5.0,06
→ x = 0,15; y = 0,015
nCuSO4 = nCu max = 0,075; nKCl = 2x = 0,3
→ m = 34,35 gam
Chọn D
Câu 38:
Cho 39,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO, FeCO3 vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan; dung dịch Y chỉ chứa muối; hỗn hợp khí gồm 0,05 mol H2 và 0,1 mol CO2. Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 172,35 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng CuO trong X là
Kim loại không tan là Cu → Y chứa FeCl2 (x) và CuCl2 (y)
m↓ = 143,5(2x + 2y) + 108x = 172,35
Bảo toàn Cl → nHCl = 2x + 2y
Bảo toàn H → nH2O = x + y – 0,05
mX = 56x + 64y + 16(x + y – 0,05) + 3,2 + 0,1.44 = 39,6
→ x = 0,4; y = 0,05
Bảo toàn Cu → nCuO = 0,1 → mCuO = 8 gam
Chọn D
Câu 39:
Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3. Để hòa tan hoàn toàn 7,32 gam X cần tối thiểu V lít dung dịch NaOH 1M, thu được 4,032 lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
nH2 = 0,18 → nAl = 0,12
→ nAl2O3 = (mX – mAl)/102 = 0,04
Bảo toàn Na và Al → nNaOH = nNaAlO2 = 0,2
→ V = 0,2 lít
Chọn A
Câu 40:
Cho 0,22 mol hỗn hợp E gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ; Y no mạch hở) tác dụng tối đa với 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,2 gam hai ancol liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp T chứa 4 muối (trong đó 3 muối của axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn b gam T cần vừa đủ 1,611 mol O2, thu được Na2CO3; 56,628 gam CO2 và 14,742 gam H2O. Khối lượng của este Z là
nNaOH = 0,25 > nE nên E gồm este của ancol (u mol) và este của phenol (v mol)
nE = u + v = 0,22 và nNaOH = u + 2v = 0,25
→ u = 0,19 và v = 0,03
→ M ancol = 7,2/u = 37,89 → CH3OH (0,11) và C2H5OH (0,08)
→ a gam muối gồm ACOONa (0,22) và BONa (0,03)
→ b gam muối gồm ACOONa (22p), BONa (3p)
Bảo toàn Na → nNa2CO3 = 12,5p
nCO2 = 1,287; nH2O = 0,819
Bảo toàn O:
2.22p + 3p + 1,611.2 = 3.12,5p + 1,287.2 + 0,819
→ p = 0,018
Đặt n, m là số C của muối cacboxylat và phenolat
→ nC = 22pn + 3pm = 1,287 + 12,5p
→ 22n + 3m = 84
Các muối cacboxylat cùng C nên n ≥ 3, mặt khác m ≥ 6 nên n = 3, m = 6 là nghiệm duy nhất.
Trong a gam muối có CH≡C-COONa, CH2=CH-COONa, C2H5COONa và C6H5ONa (0,03)
nH của a gam muối = 0,819.2.0,25/25p = 0,91
MX < MY < MZ nên Z là este của phenol
Y no nên Y là C2H5COOC2H5 (0,08)
Nếu X là CH≡C-COOCH3 (0,11) và Z là CH2=CH-COOC6H5 (0,03)
→ nH của a gam muối = 0,08.5 + 0,11.1 + 0,03.8 = 0,75 ≠ 0,91: Loại.
Vậy X là CH2=CH-COOCH3 (0,11) và Z là CH≡C-COOC6H5 (0,03)
(nH của a gam muối = 0,08.5 + 0,11.3 + 0,03.6 = 0,91: Thỏa mãn)
→ mZ = 4,38 gam
Chọn C