Tuyển tập đề thi minh họa Hóa Học (Đề số 1)
-
2044 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở điều kiện thường, X là chất rắn, màu trắng, dạng vô định hình. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ. Tên gọi của X là
Đáp án C
Thủy phân saccarozơ thu được hỗn hợp glucozơ và fructozơ
Câu 2:
Thành phần chính của quặng photphorit là
Đáp án A
Thành phần chính của quặng photphorit là Ca3(PO4)2
Câu 3:
Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:
Đáp án C
NaCl tan trong nước nên tan trong các dung dịch trên.
NaHCO3 và Al2O3 đều vừa tác dụng với HCl và NaOH
Câu 4:
Phát biểu sai là:
Đáp án A
Phenol không tác dụng với axit hữu cơ để tạo được este, để tạo được este phải cho phenol tác dụng với anhidrit tương ứng của axit đó
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
Valin có 1 nhóm –COOH và 1 –NH2 nên không làm đổi màu quỳ tím
Câu 6:
Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:
- X tác dụng với dung dịch HCl, không tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HNO3đặc, nguội.
- Y tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch HNO3 đặc nguội, không tác dụng với dung dịch NaOH.
- Z tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH, không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội.
X, Y, Z lần lượt có thể là:
Đáp án D
X thụ động trong HNO3 đặc nguội mà không tác dụng với NaOH nên là Fe.
Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội nên không phải Al nên là Mg.
Z tác dụng với HCl và NaOH, thụ động trong HNO3 đặc nguội nên phải là Al
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Điện phân dung dịch CuSO4: ở catot xảy ra quá trình khử Cu2+ tạo ra Cu, ở anot xảy ra sự oxi hóa nước tạo ra H+ và O2
Câu 8:
Nhận định nào sau đây là không đúng ?
Đáp án B
Để điều chế một lượng nhỏ NH3 người ta đun nóng dung dịch NH3 đậm đặc
Câu 9:
Kết quả thí nghiệm của các chất hữu cơ X, Y, Z như sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường |
Dung dịch xanh lam |
Y |
Nước brom |
Mất màu dung dịch Br2 |
Z |
Quỳ tím |
Hóa xanh |
Các chất X, Y, Z lần lượt là
Đáp án D
X tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2 nên X phải là saccarozơ.
Y làm mất màu nước brom nên Y là glucozơ.
Z làm quỳ tím hóa xanh nên Z là etylamin hoặc metylamin nhưng dựa vào đáp án nên Z là metylamin
Câu 10:
Cho V1 ml dung dịch NaOH 0,4M vào V2 ml dung dịch H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Tỉ lệ V1 : V2 là
Đáp án C
Chất tan duy nhất là Na2SO4 do đó: 0,4V1=0,6V2.2 suy ra V1=3V2
Câu 11:
Xét các phát biểu:
(1) SO2 và NO là những nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa axit;
(2) CFC và NO là những nguyên nhân chính phá hủy tầng ozon của trái đất;
(3) Ngoài CO2, freon, metan và đinitơ oxit cũng tham gia đáng kể vào hiệu ứng nhà kính.
(4) Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất và nước.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
Phát biểu 3 sai do N2O không gây hiệu ứng nhà kính
Câu 12:
Cho sơ đồ biến hóa sau:
Tinh bột → X → Y → Z → T CH3COO)2C2H4
X, Y, Z, T, G lần lượt là:
Đáp án D
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.
C2H5OH → C2H4 + H2O
C2H4 + KMnO4 + H2O → C2H4(OH)2 + KOH + MnO2.
C2H4(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2C2H4 + 2H2O
Câu 13:
Cho dãy các chất: triolein, saccarozơ, nilon-6,6, polipropilen, tơ lapsan, xenlulozơ và Gly-Ala-Val. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
Đáp án A
Các chất có liên kết este, amit, peptit có khả năng thủy phân trong môi trường kiềm như triolein, nilon-6,6, tơ lapsan, Gly-Ala-Val.
Câu 14:
Để điều chế 1 lít dung dịch ancol etylic 46o cần dùng m gam glucozo (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml). Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là?
Đáp án D
V(rượu) = 0,46 lít = 460ml. → m(rượu) = 460.0,8 = 368
Với H= 80%. m(glucozơ) =
Câu 15:
Cho các phát biểu sau:
(1) Nung sắt (II) hiđroxit ngoài không khí, thu được sắt (III) oxit.
(2) Trong các phản ứng, hợp chất sắt (II) vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
(3) Sắt dẫn điện tốt hơn hẳn so với thủy ngân.
(4) Sắt là kim loại phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất sau nhôm.
(5) Sắt là kim loại có tính khử trung bình và có thể bị khử thành Fe2+ hoặc Fe3+.
(6) FeO là chất rắn, màu trắng xanh, không có trong tự nhiên.
Số phát biểu sai là
Đáp án B
5 sai do sắt không thể bị khử thành Fe3+ vì số oxi hóa +3 là lớn nhất.
6 sai do FeO màu đen.
Câu 16:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho ancol etylic vào crom (VI) oxit
(2) Cho bột nhôm tiếp xúc với khí Clo.
(3) Cho canxi oxit vào nước dư.
(4) Cho crom (II) oxit vào dung dịch natri hiđroxit loãng
(5) Cho dung dịch sắt (III) clorua vào dung dịch bạc nitrat.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
Đáp án A
1,2,3,5 xảy ra ở điều kiện thường. 4 không xảy ra do CrO không phải là chất lưỡng tính
Câu 17:
Cho dãy các chất: metan, etilen, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
Đáp án B
Etilen, stiren làm mất màu nước brom do phản ứng cộng, anilin, phenol làm mất màu nước brom theo phản ứng thế
Câu 18:
Hòa tan hoàn toàn 15,74 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được dung dịch chứa 26,04 gam chất tan và 9,632 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là:
Đáp án D
Ta có:
Bảo toàn khối lượng:
Khi tác dụng với Na, K, Ca thì 1 H2O sẽ sinh ra H2.
Tuy nhiên khi tác dụng với Al trong môi trường kiềm thì 1 H2O sinh ra 1,5 H2.
→ %Al = 20,58%
Câu 19:
Có 5 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; KHSO4 và KHCO3; BaCl2 và CuSO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra các chất tan tốt trong nước là
Đáp án A
Các hỗn hợp có thể tan hoàn toàn tạo ra các chất tan tốt là là Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3.
KHSO4 và KHCO3 tạo khí CO2.
BaCl2 và CuSO4 tạo kết tủa BaSO4.
Fe(NO3)2 và AgNO3 tạo ra Ag
Câu 20:
Có các phát biểu sau:
(a) Nước brom có thể phân biệt được anilin, glucozơ, fructozơ.
(b) Triolein tan dần trong benzen tạo dung dịch đồng nhất.
(c) Ở điều kiện thường anilin là chất lỏng, hơi nặng hơn nước, tan ít trong nước.
(d) Nhỏ dung dịch natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua xuất hiện kết tủa.
(e) Glucozơ được sử dụng làm thuốc tăng lực cho người ốm.
(f) Glucozơ bị oxi hóa bởi AgNO3 trong NH3 tạo muối amoni gluconat.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
a đúng do anilin làm mất màu tạo kết tủa, glucozơ mất màu còn fructozơ thì không.
b đúng vì chất không phân cực tan dễ trong dung môi không phân cực.
c đúng.
d không đúng, không phải kết tủa mà dung dịch sẽ tách lớp do anilin ít tan.
e đúng vì glucozơ dễ hấp thụ.
f đúng.
Câu 21:
Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là 71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít H2(đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol X là
Đáp án A
Ta có: →
6,4 gam Y tác dụng với Na thu du dược 0,125 mol H2.
Gọi n là số nhóm OH trong X → → →
thỏa mãn n=3 thì X là C3H8O3
Câu 22:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây sắt dư trong khí clo.
(b) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư).
(d) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(e) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
(f) Nung hỗn hợp Fe và I2 trong bình kín.
Số thí nghiệm sau khi phản ứng hoàn toàn thu được muối sắt (II) là:
Đáp án C
a-tạo muối FeCl3.
b-tạo muối FeS.
c-tạo muối Fe(NO3)3.
d-tạo muối MgSO4 và đẩy Fe ra ngoài.
e-tạo muối FeSO4.
f-tạo muối FeI2.
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
1. Isobutyl axetat có mùi chuối chín.
2. Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thủy phân.
3. Poli(tetrafloetilen); poli(metyl metacrylat); tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
4. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.
5. Xenlulozơ tan được trong nước Svayde.
6. Etylamin tan tốt trong nước do phân tử phân cực và tạo được liên kết hiđro với nước.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A
1-sai, isoamyl axeat có mùi chuối chín.
2-sai, phải là liên kết amit.
3-đúng.
4-tơ nilon-6,6, tơ enang là tơ tổng hợp.
5-đúng.
6-đúng
Câu 24:
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,5M đến khi kết thúc các phản ứng được 24,16 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với HCl dư được 0,224 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với:
Đáp án C
Ta có: nCu(NO3)2
Ta có: 0,2.64 + 0,1.108 = 23,6 < 24,16 chứng tỏ Cu(NO3)2 và AgNO3 hết, còn kim loại dư.
Dung dịch Y tác dụng với HCl dư thu được 0,01 mol NO chứng tỏ Y chứa 0,03 mol Fe(NO3)2.
Bảo toàn điện tích: n Mg
Mặt khác do Y chứa Fe(NO3)2 nên kim loại chỉ có Fe dư và khối lượng Fe dư là 0,56 gam.
→ → %Fe = 29,79%
Câu 25:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng, dư.
(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho Na vào dung dịch CuSO4 loãng, dư.
(g) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
Đáp án A
a-thu được kết tủa AgBr.
d-thu được kết tủa BaCO3.
e-thu được kết tủa Cu(OH)2.
g-thu được kết tủa H2SiO3.
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(1) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp, tơ nilon-6,6 và tơ nitron là tơ tổng hợp.
(2) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.
(3) Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.
(4) Ở điều kiện thường, CH3NH2 và CH3CH2NH2 là chất khí và có mùi khai.
(5) Etylamoni axetat và etyl aminoaxetat có cùng số liên kết π.
(6) Khi để trong không khí anilin và phenol đều bị sẫm màu vì bị oxi trong không khí oxi hóa.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
tất cả các mệnh đề
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
Đáp án A
BTNT O: = 1,14.2+1,061,61.2 = 0,12 mol → = 0,02 mol
→ = 1,14.12+1.06.2+0,12.16 = 17,72 gam
Lượng 26,58 gam X gấp 1,5 lần lượng trên nên số mol sẽ là 0,03 mol.
BTKL: = 26,58+0,03.3.400,03.92 = 27,42 gam
Câu 28:
Este X được tạo bởi từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 có số mol bằng với số mol O2 đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất).
(1) X + 2H2 Y
(2) X + 2NaOH Z + X1 + X2
Biết rằng X1 và X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng và khi đun nóng X1 với H2SO4 đặc ở 1700C không thu được anken. Nhận định nào sau đây là sai?
Đáp án B
X tạo bởi axit 2 chức và 2 ancol đơn chức nên X là este 2 chức.
Đốt cháy X thu được số mol CO2 bằng số mol O2 nên X có dạng CxH8O4.
X1 và X2 thuộc dãy đồng đẳng và tách nước X1 không thu được anken nên X1 là CH3OH.
Vậy X là CH3OOC-C≡C-COOC2H5
Y là CH3OOC-CH2-CH2-COOC2H5, Z là NaOOC-C≡C-COONa
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ.
(b) Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
(c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.
(d) CrO3 là một oxit axit.
(e) Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH
(g) Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr3+
(h) Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa thành
(i) Cu có khả năng dẫn điện tốt hơn Al.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
Phát biểu đúng là a, c, d, e, h, i.
b sai do Cr tồn tại ở dạng hợp chất như là oxit hoặc muối.
g sai do chỉ tạo Cr2+.
Câu 30:
Hỗn hợp E gồm một ankin và H2 có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Đun nóng hỗn hợp E có mặt Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với He bằng 5,04. Lấy 0,75 mol hỗn hợp F lần lượt dẫn qua bình (1) đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa và bình (2) đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 8,4 gam. Giá trị m là:
Đáp án D
Giả sử có 1 mol hỗn hợp F → =1.5,04.4 = 20,16 gam
Ta có: > = 1 → = > 0,5 → < 20,16 0,5.2 = 19,16 → < 38,32
Do vậy thỏa mãn ankin là C2H2.
Cho 0,75 mol F (15,12 gam) dẫn qua bình 1 đựng AgNO3/NH3 chỉ có ankin dư phản ứng. Sản phẩm còn lại dẫn qua bình 2 thấy tăng 8,4 gam do C2H4 phản ứng
→ mol
→ mol
Mà ta có:
→ mol
Vậy kết tủa thu được là Ag2C2 0,225 → m = 54 gam
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Glyxin tác dụng được với C2H5OH/HCl, đun nóng tạo thành H2NCH2COOC2H5.
(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.
(c) Các dung dịch peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
(d) Dung dịch anilin làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
(e) Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit béo là một số lẻ.
(f) Các chất béo lỏng có nhiệt độ sôi thấp hơn các chất béo rắn.
(g) Các axit béo đều tan rất ít hoặc không tan trong nước.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A
a-sai, tạo muối amoni của este ClH3NCH2COOC2H5.
b-đúng.
c-sai, tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure.
d-sai, lực bazơ của anilin chưa đủ để chuyển màu phenolphtalein.
e-sai, số nguyên tử cacbon trong một phân tử axit béo là số chẵn.
f-đúng.
g-đúng
Câu 32:
Điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
t |
t + 2895 |
2t |
Tổng số mol khí ở 2 điện cực |
a |
a + 0,03 |
2,125a |
Số mol Cu ở catot |
b |
b + 0,02 |
b + 0,02 |
Nếu dừng điện phân ở thời điểm 5404 giây rồi nhúng thanh sắt dư vào dung dịch, sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng thanh sắt thay đổi như thế nào ?
Đáp án A
Gọi số mol e lúc t giây là x.
Túc t giây thu được a mol khí ở 2 điện cực và b mol Cu.
Lúc t+2895s thì số mol e là x+0,06 mol thì thu được a+0,03 mol khí và b+0,02 mol Cu.
Ta có: 0,02. 2 < 0,06
chứng tỏ lúc này Cu2+ hết ở catot thu được thêm 0,02 mol Cu và 0,01 mol H2.
Vậy ở anot thu được 0,02 mol khí do vậy khí này gồm cả Cl2 và O2, giải được số mol Cl2 và O2 đều là 0,01 mol.
Vậy lúc t giây thu được số mol Cu là 0,5x=b và khí chỉ là Cl20,5x=a.
Lúc 2t giây thu được 2,125a mol khí và a+0,02 mol Cu.
Số mol e lúc này là 2x.
Ở catot thu được số mol H2 là mol
Ở anot thu được Cl2 là 0,5x +0,01 mol và O2
→ 0,5x - 0,02 +0,5x + 0,01 + 0,25x - 0,005 = 2,125a = 2,125.0,5x
Giải được: x=0,08.
Vậy dung dịch ban đầu chứa CuSO4 0,06 mol và NaCl 0,1 mol.
Dừng điện phân ở thời điểm 5404 giây tức số mol e là 0,112 mol.
Ở catot thu được Cu: 0,056 mol.
Ở anot thu được Cl2 0,05 mol và O2 0,003 mol.
Do vậy dung dịch sau điện phân chứa Cu2+ dư 0,004 mol, H+ 0,012 mol, Na+ và SO42-.
Khi cho thanh Fe vào thì khối lượng thanh Fe giảm đi 0,006.56 - 0,004(64 - 56) = 0,304 gam
Câu 33:
Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl hay với dung dịch chứa a mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 1,225 mol O2 thu được 2,22 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 35,26 gam so với dung dịch ban đầu. Biết rằng độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Giá trị gần nhất với m là:
Đáp án C
Do hỗn hợp X tác dụng với HCl hay NaOH đều cần số mol bằng nhau nên có thê quy X về hỗn hợp các axit có số nhóm –COOH bằng số nhóm –NH2.
Quy đổi hỗn hợp về CH4 a mol, CH2 b mol, COO c mol và NH c mol.
Đốt cháy m gam X cần 1,225 mol O2 thu du dược 2,22 mol hỗn hợp Y
→ 2a+1,5b+0,25c = 1,225
Đốt cháy X thu được a+b+c mol CO2, 2a+b+0,5c mol H2O và 0,5c mol N2.
→ a+b+c+2a+b+0,5c+0,5c = 2,22
Dẫn Y qua Ca(OH)2 thì dung dịch giảm 35,26 gam.
→ (100 - 44).(a+b+c) - 18(2a+b+0,5c) = 35,26
Giải được: a=0,26; b=0,42; c=0,3 → m = 27,74 gam
Câu 34:
Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4 là muối của axit hữu cơ đa chức) và Y (C2H7NO3 là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Đáp án B
* X có công thức phân tử C5H14N2O4 (là muối của axit hữu cơ đa chức) và Y là C2H7NO3 (là muối của axit vô cơ) tác dụng với 0,7 mol NaOH thu được 0,4 mol 2 khí có số mol bằng nhau.
Ta nhận thấy Y chỉ có thể là CH3NH3HCO3 nên khí tạo ra là CH3NH2.
X và Y đều tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:2 nhưng Y chỉ tạo ra 1 phân tử khí mà số mol khí sinh ra lớn hơn một nửa số mol NaOH tham gia nên X phải tạo ra 2 phân tử khí.
X phải là H4NOOC-CH2-CH2-CH2-COONH4 (để tạo ra khí khác với CH3NH2).
Ta có: mol → =0,1; =0,2 mol
Vậy dung dịch Z sẽ chứa NaOOC-(CH2)3-COONa 0,1 mol; Na2CO3 0,2 mol và NaOH dư 0,1 mol
Câu 35:
Rót từ từ dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và 2a mol NaHCO3 vào dung dịch chứa 1,5a mol HCl thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho lượng khí CO2 ở trên từ từ cho đến hết vào dung dịch chứa b mol Ba(OH)2 ta có đồ thị sau:
Khối lượng chất tan trong dung dịch Y là
Đáp án C
Cho 1,6b mol CO2 vào b mol Ba(OH)2 thu được 0,09 mol kết tủa BaCO3.
→ = 2b - 1,6b = 0,09 → b = 0,225 → =1,6b = 0,36 mol
Rót từ từ dung dịch X vào HCl thì các muối trong X phản ứng theo tỉ lệ mol:
→ = = 0,36 → a = 0,32
Vậy dung dịch Y chứa 0,2 mol Na2CO3 dư, 0,4 mol NaHCO3 dư và NaCl 0,48 mol
→ = 82,88 gam
Câu 36:
Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam chất hữu cơ X cần 5,04 lít khí O2 (đktc), sản phẩm cháy thu được chỉ có CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng 2 : 1. Biết 1 mol X phản ứng vừa hết 2 mol NaOH. X không tham gia phản ứng tráng gương và có khối lượng mol nhỏ hơn 150. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là:
Đáp án B
Ta có: = 0,225 mol
BTKL: =3,4+0,225.32=10,6 gam
Ta có tỉ lệ số mol CO2 : H2O là 2:1, giải được số mol CO2 và H2O lần lượt là 0,2 và 0,1 mol
→
Trong X: C:H:O=4:4:1 nên X có CTPT dạng (C4H4O)n.
Do phân tử khối của X nhỏ hơn 150 thỏa mãn X là C8H8O2.
1 mol X phản ứng vừa hết 2 mol NaOH nên thỏa mãn các CTCT của X là.
CH3COOC6H5, CH2=CH-C6H3(OH)2 (có 6 đồng phân).
Vậy có thất cả 7 đồng phân của X
Câu 37:
Cho hỗn hợp X gồm 0,24 mol FeO; 0,20 mol Mg và 0,10 mol Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,30 mol H2SO4 (loãng) và 1,10 mol HCl, thu được dung dịch Y và khí H2. Nhỏ từ từ dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 1,2M vào Y đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với:
Đáp án C
X tan trong 0,3 mol H2SO4 và 1,1 mol HCl thu được dung dịch chứa Y chứa:
Fe2+ 0,24 mol, Mg2+ 0,2 mol, Al3+ 0,2 mol, H+ dư 0,22 mol, SO42-0,3 mol và Cl- 1,1 mol.
Nhỏ từ từ hỗn hợp chứa Ba(OH)2 0,2M và NaOH 1,2M đến khối lượng kết tủa lớn nhất.
Gọi thể tích dung dịch thêm vào là V, dung dịch này chứa Ba2+0,2V, Na+ 1,2V và OH- 1,6V.
Để kết tủa hidroxit lớn nhất thì cần số mol OH-=0,24.2+0,2.2+0,2.3+0,22=1,7 mol.
Để kết tủa BaSO4 lớn nhất thì số mol Ba2+ là 0,3 mol tương đương với thêm vào 2,4 mol OH-.
Vậy có sự hòa tan Al(OH)3 tuy nhiên kết tủa vẫn tăng do có tạo thành BaSO4 bù vào.
Vậy kết tủa thu được là Fe(OH)2 0,24 mol Mg(OH)2 0,2 mol và BaSO4 0,3 mol.
Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được Fe2O3 0,12 mol, MgO 0,2 mol và BaSO4 0,3 mol.
→ m = 97,1 gam
Câu 38:
X, Y là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic; Z là ancol 2 chức; T là este tạo bởi X,Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 1,04 mol O2, thu được 17,64 gam nước. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 22,2 gam E cần dùng 0,09 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp F. Đun nóng toàn bộ F với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa x gam muối của X và y gam muối của Y (MX < MY). Tỉ lệ gần nhất của x : y là.
Đáp án D
Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp E cần 1,04 mol O2 thu được 0,98 mol H2O.
BTKL: =22,2+1,04.32-0,98.18=37,84 gam → =0,86 mol
BTNT O : =0,62 mol
Đốt cháy E thu được số mol H2O nhiều hơn số mol CO2 nên Z là ancol no
Hidro hóa E cần 0,09 mol H2 →
Ta có:
= = 0,98 - 0,86 = 0,12
Giải được:
→
Ta có: CZ ≥ 2 nên
Nếu CZ=3 thì vô lý vì X, Y từ 3 C trở lên
Vậy X là C4H6O2 và Y là C5H8O2 với số mol lần lượt là 0,05 và 0,04.
→ x = 5,4; y = 4,88 → x:y = 1,1066
Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn 18,68 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3, Fe, FeCO3, Fe3O4 (trong đó nguyên tố Mg chiếm 3,854% về khối lượng) bằng m gam dung dịch HNO3 47,25% (đun nóng), thu được dung dịch Y (chỉ gồm các muối nitrat của kim loại) và 1,96 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 3 khí không màu A, B, C (MA < MB < MC, có tỉ lệ mol nA : nB : nC = 1 : 4 : 20). Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,284 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với:
Đáp án C
Ta có: = 0,03 mol
Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 thu được Y chỉ chứa muối nitrat kim loại và 0,0875 mol hỗn hợp Z gồm 3 khí không màu là A, B, Cvới số mol lần lượt là 0,0035; 0,014; 0,07, trong đó có một khí là CO2.
Vậy A là N2, B là NO, C là CO2.
Cho AgNO3 vào Y thu được kết tủa là Ag 0,123 mol.
Quy đổi hỗn hợp X thành Mg 0,03 mol, Fe x mol, O y mol và CO2 0,07 mol.
→ 56x + 16y + 0,03.24 + 0,07.44 = 18,68
Bảo toàn e: 0,03.2 + 3x = 2y + 0,0035.10 + 0,014.3 + 0,123
Giải được: x=0,2; y=0,23
→ = 0,558 mol → m = 74,4 gam
Câu 40:
Cho hỗn hợp M chứa ba chất hữu cơ mạch hở gồm C3H7NO4 và hai oligopeptit X (a mol) và Y (2a mol). Đun nóng M bằng 360 ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hơi Z chứa một chất duy nhất và hỗn hợp rắn T gồm 4 muối. Đốt cháy hoàn toàn T bằng 37,24 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy gồm Na2CO3, N2 và 71,97 gam hỗn hợp chứa CO2 và H2O. Biết hai peptit X, Y cùng số nguyên tử cacbon, thủy phân hoàn toàn chúng thu được các α–aminoaxit chỉ gồm valin và alanin. Phần trăm về khối lượng của peptit có phân tử khối nhỏ hơn trong M là:
Đáp án A
Hơi Z chứa H2O, do X, Y tạo ra 2 muối nên từ C3H7NO4 cũng tạo ra 2 muối, vậy CTCT là HCOOH3NCH2COOH x mol.
Muối T gồm:
HCOONa x mol, CH2H4NO2Na x mol, C3H6NO2Na y mol và C5H10NO2Na z mol
→ = 2x+y+z = 0,36
Đốt cháy T cần 1,6625 mol O2 → 0,5x+2,25x+3,75y+6,75z = 1,6625
→ = 44(0,5x+1,5x+2,5y+4,5z)+18(0,5x+2x+3y+5z) = 71,97
Giải hệ: x=0,01; y=0,22; z=0,12.
→ Ala : Val = 11:6
→ X + 2Y →
X và Y không quá 10 gốc aa nên k=1.
Trong 1 phân tử X và 2 phân tử Y có 11 gốc Ala và 6 gốc Val và X, Y cùng số C nên mỗi chất có 21C>
X, Y có dạng (Ala)u(Val)v
→ 3u+5v = 21
thỏa mãn y=2; v=3 hoặc u=7, v=0
Hai peptit là (Ala)2(Val)3 0,04 mol và Ala7 0,02 mol
→ = 29,79 gam → % = 61,36%