Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa học THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (Lần 4) có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa học THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (Lần 4) có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa học THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (Lần 4) có đáp án

  • 490 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Trong phản ứng của kim loại Fe với khí O2, một nguyên tử Fe nhường tối đa bao nhiêu electron?

Xem đáp án

Trong phản ứng của kim loại Fe với khí O2, một nguyên tử Fe nhường tối đa 3 electron:

Fe → Fe+3 + 3e


Câu 4:

Chất nào sau đây có 6 nguyên tử hiđro trong phân tử?


Câu 7:

Nước cứng tạm thời tác dụng với chất nào sau đây thu được kết tủa?

Xem đáp án

A, B. Không phản ứng

C. M(HCO3)2 + NaOH → MCO3 + NaOH + H2O

D. M(HCO3)2 + HCl → MCl2 + CO2 + H2O


Câu 8:

Chất nào sau đây là amin bậc ba?

Xem đáp án

Amin bậc 3 được tạo ra khi thay thế 3H trong NH3 bằng 3 gốc hiđrocacbon → (CH3)3N là amin bậc 3.


Câu 10:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?


Câu 11:

Chất nào sau đây là chất béo không no?


Câu 13:

Cho thanh kim loại sắt vào dung dịch chất nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học?

Xem đáp án

Cho thanh kim loại sắt vào dung dịch CuSO4 sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu sinh ra bám vào thanh Fe tạo cặp điện cực Fe-Cu tiếp xúc với môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa.


Câu 16:

Nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm là


Câu 17:

Canxi phản ứng với clo sinh ra sản phẩm nào sau đây?

Xem đáp án

Canxi phản ứng với clo sinh ra sản phẩm CaCl2:

Ca + Cl2 → CaCl2


Câu 18:

Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được Al2O3?

Xem đáp án

A. KOH + Al2O3 → KAlO2 + H2O

B. HCl + Al2O3 → AlCl3 + H2O

C. HNO3 + Al2O3 → Al(NO3)3 + H2O

D. Không phản ứng.


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

A. Đúng:

KNO3 → KNO2 + O2

Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

B. Sai, phèn chua có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O là chất làm trong nước.

C. Đúng: Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2 (3 muối là CuCl2, FeCl2, FeCl3 dư)

D. Đúng


Câu 20:

Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al (có tỉ lệ mol 1 : 1) thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Giá trị của m là

Xem đáp án

X gồm nCu = nAl = x → Y gồm CuO (x), Al2O3 (0,5x)

mY = 80x + 102.0,5x = 13,1 → x = 0,1

→ mX = 9,1 gam


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

A. Sai, alanin (CH3-CH(NH2)-COOH) không làm đổi màu quỳ tím.

B. Đúng, tính axit ở COOH, tính bazơ ở NH2.

C, D. Đúng


Câu 22:

Cho Fe dư tác dụng với dung dịch AgNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa chất nào sau đây?

Xem đáp án

Cho Fe dư tác dụng với dung dịch AgNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa Fe(NO3)2:

Fe dư + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag


Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x - 103y. Nếu cho 0,15 mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là bao nhiêu mol?

Xem đáp án

CnH2n+2-2kO6 + (1,5n – 0,5k – 2,5)O2 → nCO2 + (n + 1 – k)H2O

nO2 = x = a(1,5n – 0,5k – 2,5)

nH2O = y = a(n + 1 – k)

mX = m = a(14n + 98 – 2k)

→ 14n + 98 – 2k = 78(1,5n – 0,5k – 2,5) – 103(n + 1 – k)

→ k = 6

Có 3 nối đôi C=O trong este không phản ứng với Br2 nên nBr2 = 3nX = 0,45


Câu 30:

Cho dãy các chất: BaCO3, Ag, Fe3O4, Na2CO3, Mg và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

Xem đáp án

Có 5 chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng:

BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O

Fe3O4 + H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Fe(OH)3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O


Câu 31:

Xà phòng hóa este X (mạch không phân nhánh) có công thức phân tử C5H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y (làm mất màu nước brom) và ancol Z. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

Xem đáp án

X (mạch không phân nhánh) + NaOH → muối Y (làm mất màu nước brom) + ancol Z

→ X là CH3CH=CH-COOCH3

Y là CH3CH=CH-COONa và Z là CH3OH


Câu 32:

Cho 2,16 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 0,224 lít khí X (duy nhất, đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được 14,12 gam muối khan. Khí X là

Xem đáp án

nMg(NO3)2 = nMg = 0,09

→ nNH4NO3 = (m muối – mMg(NO3)2)/80 = 0,01

nX = 0,01, để tạo 1 mol X cần k mol electron. Bảo toàn electron:

0,09.2 = 0,01.8 + 0,01k → k = 10 → X là N2


Câu 35:

Để tách lấy lượng phân bón Kali người ta thường tách KCl khỏi quặng sinvinit, thành phần chính của quặng là NaCl, KCl. Vì NaCl và KCl có nhiều tính chất tương tự nhau nên người ta không dùng phương pháp hóa học để tách chúng. Thực tế người ta dựa vào độ tan khác nhau trong nước theo nhiệt độ để tách hai chất này. Biết: độ tan (S) của một chất ở nhiệt độ xác định là khối lượng chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hòa.

t°C

0

10

20

30

50

70

90

100

S(NaCl)

35,6

35,7

35,8

36,7

37,5

37,5

38,5

39,1

S(KCl)

28,5

32,0

34,7

42,8

48,3

48,3

53,8

56,6

Bước 1: Hòa tại một lượng quặng sinvinit được nghiền nhỏ vào 1000 gam nước ở 100°C, lọc bỏ phần không tan thu được dung dịch bão hòa.

Bước 2: Làm lạnh dung dịch bão hòa đến 0°C (lượng nước không đổi) thấy tách ra m1 gam chất rắn.

Bước 3: Tiếp tục cho m1 gam chất rắn này vào 100 gam H2O ở 10°C, khuấy đều thì tách ra m2 gam chất rắn không tan.

Nhận định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Bước 1: 1000 gam H2O ở 100°C hòa tan được 391 gam NaCl và 566 gam KCl.

Bước 2: 1000 gam H2O ở 0°C hòa tan được 356 gam NaCl và 285 gam KCl.

→ m1 gam rắn gồm:

mNaCl = 391 – 356 = 35

mKCl = 566 – 285 = 281

→ m1 = 35 + 281 = 316 → A sai

Bước 3: 100 gam H2O ở 10°C hòa tan được 35,7 gam NaCl và 32 gam KCl.

mNaCl chỉ có 35 gam, vậy NaCl đã tan hết → B sai

→ m2 gam chất rắn = mKCl = 281 – 32 = 249 → D đúng

C sai, không tách được toàn bộ KCl ban đầu ra khỏi quặng.


Câu 36:

Hỗn hợp X gồm ba este đều no, không vòng. Đốt cháy hoàn toàn 35,34 gam X cần dùng 1,595 mol O2, thu được 22,14 gam nước. Mặt khác đun nóng 35,34 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh và 17,88 gam hỗn hợp Z gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon. Khối lượng của este phân tử khối nhỏ nhất trong hỗn hợp X là

Xem đáp án

Bảo toàn khối lượng → nCO2 = 1,46

Bảo toàn O → nO(X) = 0,96

→ nNaOH = 0,48

Ancol là R(OH)n (0,48/n mol)

→ R + 17n = 17,88n/0,48

→ R = 20,25n

Do 1 < n < 2 nên 20,25 < R < 40,5

Hai ancol cùng C nên ancol là C2H5OH (0,2 mol) và C2H4(OH)2 (0,14 mol)

Do các muối mạch thẳng nên este không quá 2 chức.

Số mol este 2 chức = nCO2 – nH2O = 0,23

nNaOH = nEste đơn + 2nEste đôi

→ Mol este đơn chức = nNaOH – 0,23.2 = 0,02

nEste đôi = nA(COOC2H5)2 + n(BCOO)2C2H4

→ nA(COOH)2 = nA(COOC2H5) = 0,23 – 0,14 = 0,09

nNaOH = 2nA(COOH)2 + nBCOOH

→ nBCOOH = nNaOH – 0,09.2 = 0,3

Bảo toàn khối lượng:

m muối = 0,3(B + 67) + 0,09(A + 134) = 36,66

→ 10B + 3A = 150

→ A = 0 và B = 15 là nghiệm duy nhất. Vậy các axit, ancol tạo ra 3 este gồm:

§  C2H5OH (0,2 mol) và C2H4(OH)2 (0,14 mol)

§  CH3COOH (0,3 mol) và HOOC-COOH (0,09 mol)

Vậy các este trong X là:

C2H5-OOC-COO-C2H5: 0,09

CH3-COO-CH2-CH2-OOC-CH3: 0,14

CH3-COO-C2H5: 0,02

→ mCH3COOC2H5 = 1,76 gam


Câu 38:

Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO3, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây ?

Xem đáp án

Dung dịch Z chứa MgCl2 (0,08), FeCl3 (a) và FeCl2 (b)

→ nFe = a + b = 0,08

Kết tủa gồm AgCl (3a + 2b + 0,16 – Tính theo bảo toàn Cl) và Ag (b mol – Do Fe2+ khử)

→ 143,5(3a + 2b + 0,16) + 108b = 56,69

→ a = 0,06 & b = 0,02

Bảo toàn Cl:

2nCl2 + nHCl = nAgCl → nCl2 = 0,07

Bảo toàn O:

2nO2 = nH2O với 2nH2O = nHCl → nO2 = 0,06

(Cách khác: Bảo toàn e tính nO2)

→ %Cl2 = 0,07/(0,07 + 0,06) = 53,85%


Câu 39:

Cho hai bình điện phân (1) và bình điện phân (2). Trong đó bình (2) đựng 26,3 ml dung dịch NaOH 2M. Trong bình (1) có chứa m gam hỗn hợp chất tan gồm Cu(NO3)2 và NaCl (điện cực trơ màng ngăn xốp). Mắc nối tiếp bình (1) và (2). Điện phân dung dịch một thời gian thu được kết quả như sau:

Thời gian (s)

Bình 1

Bình 2

Catot tăng (gam)

Khí

CM NaOH

t

m1

Khí duy nhất

2,17896M

2t

5m1/3

Tổng 0,235 mol (2 cực)

2,39308M

Coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất:

Xem đáp án

Bình 2: nNaOH = 0,0526

Trong t giây đã điện phân hết x mol H2O

→ Thể tích còn lại 26,3 – 18x ml

→ nNaOH = 0,0526 = 2,17896.(26,3 – 18x)/1000

→ x = 0,12

→ ne trong t giây = 2x = 0,24

Bình 1:

Trong t giây:

Catot: nCu = 0,12

Anot: nCl2 = 0,12

Trong 2t giây:

Catot: nCu = 0,12.5/3 = 0,2 và nH2 = a

Anot: nCl2 = b và nO2 = c

ne = 0,2.2 + 2a = 2b + 4c = 0,24.2

n khí tổng = a + b + c = 0,235

→ a = 0,04; b = 0,15 và c = 0,045

Ban đầu: nCu(NO3)2 = 0,2 và nNaCl = 2b = 0,3

→ m = 55,15


Bắt đầu thi ngay