(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Lần 2) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Lần 2) có đáp án
-
125 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Crom(VI) oxit là chất rắn màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa mạnh. Công thức của crom(VI) oxit là
Chọn A
Câu 6:
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Không phản ứng.
B. CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
C. Zn + HCl → ZnCl2 + H2
D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Chọn A
Câu 9:
Khử hoàn toàn 3,84 gam hỗn hợp X gồm FeO và CuO cần dùng vừa đủ 1,12 lít khí CO (đktc). Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,84 gam X bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối trung hòa. Giá trị của m là
nSO42- (muối) = nO(X) = nCO = 0,05
→ m muối = 3,84 – 0,05.16 + 0,05.96 = 7,84 gam
Chọn A
Câu 13:
Trong điều kiện không có oxi, sắt tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối sắt(II)?
Chọn C
Câu 20:
Nước cứng tạm thời tác dụng với chất nào sau đây thu được kết tủa?
B, D. Không phản ứng
A. M(HCO3)2 + Ca(OH)2 → MCO3 + CaCO3 + 2H2O
C. M(HCO3)2 + 2HCl → MCl2 + 2CO2 + 2H2O
Chọn C
Câu 21:
Từ 24,3 kg tinh bột, thực hiện quá trình lên men, thu được V lít rượu 30°. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml. Giá trị của V là
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH
→ mC2H5OH = 24,3.46.2/162 = 13,8 kg
→ VC2H5OH = 13,8/0,8 = 17,25 lít
→ VddC2H5OH = 17,25/30% = 57,5 lít
Chọn C
Câu 23:
Cho thanh kim loại Fe vào dung dịch nào sau đây sẽ xảy ra sự ăn mòn điện hóa học?
Cho thanh kim loại Fe vào dung dịch CuCl2 sẽ xảy ra sự ăn mòn điện hóa học:
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Cu sinh ra bám vào Fe tạo cặp điện cực Fe-Cu tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa học.
Chọn A
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, trùng hợp vinyl clorua thu được poli(vinyl clorua).
B. Đúng
C. Sai, tơ nilon-6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng H2N-(CH2)6-NH2 và HOOC-(CH2)4-COOH
D. Sai, tơ viso là tơ bán tổng hợp, tơ tằm là tơ thiên nhiên.
Chọn B
Câu 25:
Cho sơ đồ phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol) sau:
(1) X + 3NaOH (t°) → Y + 2Z + T
(2) Y + HCl → R + NaCl
(3) Z + HCl → P + NaCl
(4) T + CuO (t°) → Q + Cu + H2O
Biết: X mạch hở, có công thức phân tử là C8H12O6; Y, Z, T có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có phản ứng tráng bạc.
(b) Chất R hòa tan được Cu(OH)2.
(c) Chất P là axit cacboxylic đơn chức.
(d) Từ T hay Q có thể điều chế trực tiếp được R.
(e) Chất R có nhiệt độ sôi lớn hơn chất P.
Số phát biểu đúng là
Y, Z, T có cùng số nguyên tử cacbon → Mỗi chất 2C
→ X là CH3COO-CH2-COO-CH2-CH2-OOC-CH3
→ Z là CH3COONa → P là CH3COOH
(2) → Y là HO-CH2-COONa → R là HO-CH2-COOH
→ T là C2H4(OH)2
(4) → Q là HO-CH2-CHO
(a) Sai, X không tráng bạc
(b) Đúng: HO-CH2-COOH + Cu(OH)2 → (HO-CH2-COO)2Cu + H2O
(c) Đúng
(d) Đúng:
C2H4(OH)2 + O2 → HO-CH2-COOH + H2O
HO-CH2-CHO + O2 → HO-CH2-COOH
(e) Đúng, R có phân tử khối lớn hơn P nên nhiệt độ sôi cao hơn.
Chọn A
Câu 26:
Để đảm bảo năng suất lúa vụ hè thu tại đồng bằng sông Cửu Long, với mỗi hecta đất trồng lúa, người nông dân cần cung cấp 70 kg N; 35,5 kg P2O5 và 30 kg K2O. Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân NPK (20-20-15) trộn với phân kali (độ dinh dưỡng 60%) và phân ure (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho một hecta (1 hecta = 10.000 m²) đất trên gần nhất với giá trị nào sau đây?
Khối lượng phân mỗi loại NPK (x kg), phân kali (y kg) và phân ure (z kg)
mN = 20%x + 46%z = 70
mP2O5 = 20%x = 35,5
mK2O = 15%x + 60%y = 30
→ x = 177,5; y = 5,625; z = 75
→ x + y + z = 256,125
Chọn B
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(a) Metyl metacrylat được dùng để tổng hợp thủy tinh hữu cơ.
(b) Đun nóng dầu dừa với dung dịch NaOH đặc, thu được xà phòng.
(c) Dung dịch saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
(d) Lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh.
(e) Xenlulozơ tan được trong dung dịch hỗn hợp CS2 và NaOH đặc.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Đúng, dầu dừa có thành phần chính là chất béo nên khi đun nóng dầu dừa với dung dịch NaOH đặc, thu được xà phòng.
(c) Sai
(d) Sai, lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.
(e) Đúng
Chọn C
Câu 28:
Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả của thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
Khối lượng catot tăng (gam) |
Khí thoát ra ở anot |
Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng giảm so với khối lượng dung dịch ban đầu (gam) |
1930 |
m |
Một khí duy nhất |
2,70 |
7720 |
4m |
Hỗn hợp khí |
9,15 |
t |
5m |
Hỗn hợp khí |
11,11 |
Giá trị của t là
Trong 1930 giây: nCu = nCl2 = a
→ m giảm = 64a + 71a = 2,7
→ a = 0,02
→ m = 64a = 1,28
ne trong 1930s = 2nCu = 0,04 (1)
Trong 7720 giây: nCu = 4a = 0,08; nCl2 = u và nO2 = v
m giảm = 0,08.64 + 71u + 32v = 9,15
Bảo toàn electron → 0,08.2 = 2u + 4v
→ u = 0,05 và v = 0,015
Trong t giây: nCu = 5a = 0,1; nH2 = x; nCl2 = 0,05 và nO2 = y
m giảm = 0,1.64 + 2x + 0,05.71 + 32y = 11,11
Bảo toàn electron → 0,1.2 + 2x = 0,05.2 + 4y
→ x = 0,02; y = 0,035
→ ne trong t giây = 0,1.2 + 2x = 0,24 (2)
(1)(2) → 1930.0,24 = 0,04t
→ t = 11580s
Chọn B
Câu 29:
Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeCO3. Nung 42,8 gam E trong bình kín chứa 0,05 mol khí O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,1 mol khí CO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 6,72 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 244,1 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của FeCl3 trong Y bằng
Bảo toàn khối lượng:
mE + mO2 = mX + mCO2 → mX = 40
Quy đổi X thành Fe (a) và O (b) → 56a + 16b = 40 (1)
nH2O = nO = b; nH2 = 0,3
Bảo toàn H → nHCl = 2b + 0,6
Bảo toàn electron: 3a = 2b + 2nH2 + nAg
→ nAg = 3a – 2b – 0,6
→ m↓ = 143,5(2b + 0,6) + 108(3a – 2b – 0,6) = 244,1 (2)
(1)(2) → a = 0,6; b = 0,4
nHCl = 2b + 0,6 = 1,4
→ mddY = mX + mddHCl – mH2 = 739,4
nFe2+ = nAg = 3a – 2b – 0,6 = 0,4 -® nFe3+ = 0,2
→ C%FeCl3 = 0,2.162,5/739,4 = 4,40%
Chọn D
Câu 30:
Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit béo X và triglixerit Y (trong E, số mol X gấp hai lần số mol Y). Cho 0,4 mol E tác dụng với dung dịch Br2 dư thì có 0,4 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, 335,6 gam E tác dụng vừa đủ 600 ml KOH 2M, thu được 373,6 gam hỗn hợp 2 muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E lớn nhất bằng
Đặt nAxit = u và nTrieste = v
nKOH = u + 3v = 1,2
nH2O = u và nC3H5(OH)3 = v, bảo toàn khối lượng:
→ 335,6 + 1,2.56 = 373,6 + 18u + 92v
→ u = 0,6; v = 0,2
nY = 0,2 → nX = 0,4 → nC15H31COOH = 0,2
X có số C=C là k, Y tạo bởi p gốc X
nE = nBr2 ⇔ u + v = 0,4k + 0,2kp
Y tạo bởi 2 axit béo nên p = 1 hoặc p = 2 → k = 1 và p = 2 là nghiệm duy nhất
E gồm C15H31COOH (0,2), X là RCOOH (0,4) và Y là (C15H31COO)(RCOO)2C3H5 (0,2)
mE = 0,2.256 + 0,4(R + 45) + 0,2(2R + 384) = 335,6
→ R = 237
→ %Y = 51,13%
Chọn D
Câu 31:
Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C5H10O2 bằng dung dịch NaOH dư, thu được muối Y (có mạch cacbon phân nhánh) và ancol Z. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Y có mạch phân nhánh nên ít nhất 4C
→ X là (CH3)2CH-COO-CH3.
Chọn B
Câu 32:
Xà phòng hóa hoàn toàn 8,88 gam este đơn chức X bằng dung dịch KOH, thu được 10,08 gam muối Y và m gam ancol Z. Giá trị của m là
mRCOOR’ < mRCOOK → R’ < K = 39
Nếu R’ = 15 → nX = (10,08 – 8,88)/(39 – 15) = 0,05
→ MX = 177,6: Loại
Nếu R’ = 29 → nX = (10,08 – 8,88)/(39 – 29) = 0,12
→ MX = 74: HCOOC2H5
Z là C2H5OH (0,12) → mZ = 5,52 gam
Chọn C
Câu 33:
Một loại xăng có chứa 4 ankan với thành phần về số mol như sau: 10% heptan, 50% octan, 30% nonan và 10% đecan. Cho nhiệt đốt cháy của xăng là 5337,8 kJ/mol, năng lượng giải phóng ra 20% thải vào môi trường, các thể tích khí đo ở 27,3°C và 1 atm, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nếu một xe máy chạy 100 km tiêu thụ hết 2 kg loại xăng nói trên thì thể tích khí cacbonic và nhiệt lượng thải ra môi trường lần lượt là bao nhiêu?
2 kg xăng gồm C7H16 (x), C8H18 (5x), C9H20 (3x) và C10H22 (x)
→ 100x + 114.5x + 128.3x + 142x = 2000
→ x = 500/299
nCO2 = 7x + 8.5x + 9.3x + 10x = 140,468
→ V = nRT/p = 3461 lít
Nhiệt tỏa ra môi trường = 10x.5337,8.20% = 17852,17 kJ
Chọn B
Câu 34:
Đốt kim loại M (có hóa trị không đổi trong 0,448 lít khí Cl2, thu được 5,32 gam chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HCl dư, thu được 0,896 lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Kim loại M là
nCl2 = 0,02; nH2 = 0,04
mM = mX – mCl2 = 3,9
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
3,9x/M = 2nCl2 + 2nH2 → M = 32,5x
→ x = 2, M = 65: M là Zn
Chọn D
Câu 35:
Cho bốn dung dịch riêng biệt: HNO3, HCl, NaOH, Na2SO4. Số dung dịch tác dụng được với Fe(NO3)2 là
Có 3 dung dịch tác dụng được với Fe(NO3)2 là HNO3, HCl, NaOH:
Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O
Fe2+ + OH- → Fe(OH)2
Chọn A
Câu 36:
Cho các chất mạch hở: X là axit cacboxylic không no, mạch phân nhánh, có hai liên kết π; Y và Z là hai axit cacboxylic no, đơn chức; T là ancol no, ba chức; E là este được tạo bởi X, Y, Z với T. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M (gồm X và E), thu được a gam CO2 và (a – 4,62) gam H2O. Mặc khác, cứ m gam M phản ứng vừa đủ với 0,04 mol KOH trong dung dịch. Cho 13,2 gam M phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng nhẹ, thu được ancol T và hỗn hợp muối khan F. Đốt cháy hoàn toàn F, thu được 0,4 mol CO2 và 14,24 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và H2O. Phần trăm khối lượng của E trong M gần nhất với giá trị nào sau đây?
X là CnH2n-2O2 (x mol)
E là CmH2m-6O6 (e mol)
nNaOH = x + 3e = 0,04
mCO2 – mH2O = 4,62
⇔ 44(nx + me) – 18(nx – x + me – 3e) = 4,62
→ nx + me = 0,15 (1)
→ nCO2 = 0,15 và nH2O = 0,11
→ mX = mC + mH + mO = 3,3 (Trong đó nO = 2nKOH).
Trong thí nghiệm 2, dễ thấy 13,2 = 4.3,3 nên nNaOH = 0,04.4 = 0,16
→ nNa2CO3 = 0,08 → nH2O = 0,32
Muối khan V gồm:
n muối của X = 4(x + e) = nCO2 – nH2O = 0,08
n muối của Y, Z = 4.2e = 0,16 – 0,08 (Bảo toàn Na)
→ x = e = 0,01
(1) → n + m = 15
X phân nhánh nên n ≥ 4, mặt khác m ≥ 10 và m ≥ n + 6 nên n = 4 và m = 11 là nghiệm duy nhất.
X là C4H6O2 (0,01)
E là C11H16O6 (0,01) → %E = 73,94%
Chọn C
Câu 37:
Để phản ứng vừa đủ với 2,7 gam amin bậc một X (no, đơn chức, mạch hở) cần 60 ml dung dịch HCl 1M. Amin X là
X đơn chức nên nX = nHCl = 0,06
→ MX = 45: X là C2H7N
X bậc 1 → Cấu tạo: C2H5NH2.
Chọn D
Câu 38:
Thực hiện các phản ứng sau:
(1) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z
(2) X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O
(3) T + CO2 + H2O → Z + H
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai chất X và Z lần lượt là
Y không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng → Y là BaSO4
→ Hai chất X và Z lần lượt là Al2(SO4)3, Al(OH)3
(1) Al2(SO4)3 (dư) + Ba(OH)2 → BaSO4 + Al(OH)3
(2) Al2(SO4)3 + Ba(OH)2 (dư) → BaSO4 + Ba(AlO2)2 + H2O
(3) Ba(AlO2)2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + Ba(HCO3)2
Chọn C
Câu 39:
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Đun sôi nước cứng toàn phần.
(b) Cho kim loại Ba vào dung dịch Na2SO4.
(c) Cho dung dịch (NH4)2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AgNO3.
(e) Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là
(a) M2+ + HCO3- → MCO3 + CO2 + H2O
(b) Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH
(c) (NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NH3 + H2O
(d) NaOH + AgNO3 → Ag2O + H2O + NaNO3
(e) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Chọn C
Câu 40:
Chất X tạo nên bộ khung của thực vật. Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác axit) thu được chất Y. Chất Y có trong máu người với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%. Hai chất X và Y lần lượt là
X tạo nên bộ khung của cây cối → X là xenlulozơ.
Thủy phân X thu được Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
Chọn D