Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT Ngô Gia Tự, Khánh Hòa (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT Ngô Gia Tự, Khánh Hòa (Lần 1) có đáp án
-
384 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) thu được H2O, 8,96 lít CO2 (đktc) và 1,12 lít khí N2 (đktc). Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là
nN2 = 0,05 —> nX = 0,1
nCO2 = 0,4 —> Số C = nCO2/nX = 4
X là C4H11N, muối là C4H12NCl (0,1) —> a = 10,95 gam
Chọn C
Câu 5:
Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai muối. X là kim loại nào sau đây?
A. Mg dư + FeCl3 —> MgCl2 + Fe
B. Zn dư + FeCl3 —> ZnCl2 + Fe
C. Cu dư + FeCl3 —> CuCl2 + FeCl2
D. Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + FeCl3 —> Fe(OH)3 + NaCl
Chọn C
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
C sai, thủy phân chất béo trong môi trường kiềm mới gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Chọn C
Câu 7:
Để bảo vệ kim loại kiềm, người ta ngâm chúng chìm trong chất nào sau đây?.
Trong phòng thí nghiệm, kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa vì dầu hỏa không tác dụng với kim loại kiềm, không hút ẩm, không hòa tan O2 nên ngăn kim loại kiềm tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Chọn D
Câu 8:
Thủy phân hoàn toàn cacbohiđrat X thu được dung dịch chứa hai loại monosaccarit khác nhau. Chất X có thể là
Chọn B
Câu 10:
Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2?
Chọn B
Câu 14:
Chất nào dưới đây không tác dụng với HCl trong dung dịch?
(CH3NH3)2SO4 không phản ứng với HCl vì (CH3NH3)2SO4 là muối của axit mạnh (H2SO4), HCl không đẩy ra được.
Các amin còn lại đều tác dụng với HCl tạo muối amoni.
Chọn C
Câu 15:
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?
Dung dịch axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Còn lại glyxin (H2NCH2COOH) không làm đổi màu quỳ tím; metylamin (CH3NH2) và CH3NHCH3 làm quỳ tím hóa xanh.
Chọn C
Câu 16:
Cho các este sau: etyl acrylat, etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?
Các este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime: etyl acrylat (CH2=CHCOOC2H5), metyl metacrylat (CH2=C(CH3)COOCH3)
Chọn B
Câu 17:
Cho một lượng dung dịch HCl vào dung dịch chứa glyxin, sau đó thêm lượng dư dung dịch NaOH. Chất hữu cơ trong dung dịch thu được là
H2NCH2COOH + HCl —> ClH3NCH2COOH
ClH3NCH2COOH + 2NaCl —> H2NCH2COONa + NaCl + H2O
H2NCH2COOH + NaOH —> H2NCH2COONa + H2O
Chất hữu cơ trong dung dịch thu được là H2NCH2COONa.
Chọn B
Câu 18:
Thủy phân 34,2 gam saccarozơ với hiệu suất a%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 34,56 gam Ag. Giá trị của a là
Saccarozơ —> Glucozơ + Fructozơ —> 4Ag
nAg = 0,32 —> nSaccarozơ phản ứng = 0,08
—> a = 0,08.342/34,2 = 80%
Chọn C
Câu 19:
Nguyên tắc điều chế kim loại là
Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử:
Mn+ + ne —> M
Chọn C
Câu 21:
Cho m gam hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch KOH đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y thu được 85,3 gam hỗn hợp Z gồm 3 muối và phần hơi chứa 26,4 gam hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hết 85,3 gam hỗn hợp Z trong O2, thu được 0,425 mol K2CO3, 1,625 mol CO2 và 0,975 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong X là
Z chứa -COOK (x) và -OK (y)
—> nKOH = x + y = 2nK2CO3 = 0,85
mZ = 16(2x + y) + 12(0,425 + 1,625) + 0,975.2 + 0,85.39 = 85,3
—> x = 0,75 và y = 0,1
nAncol = x – y = 0,65
—> M ancol = 40,61 —> CH3OH (0,25) và C2H5OH (0,4)
X gồm ACOOCH3 (0,25), BCOOC2H5 (0,4) và RCOOP (0,1) (2 trong 3 gốc A, B, R trùng nhau)
Z gồm ACOOK (0,25), BCOOK (0,4), RCOOK (0,1) và POK (0,1)
mZ = 0,25(A + 83) + 0,4(B + 83) + 0,1(R + 83) + 0,1(P + 55) = 85,3
—> 5A + 8B + 2R + 2P = 351
—> A = 27; B = 1; R = 27; P = 77 là nghiệm duy nhất.
X gồm C2H3COOCH3 (0,25), HCOOC2H5 (0,4) và C2H3COOC6H5 (0,1)
—> %C2H3COOC6H5 = 22,46%
Chọn A
Câu 22:
Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp —> X là tinh bột (C6H10O5)n
Thủy phân X —> monosaccarit Y là glucozơ (C6H12O6)
Phát biểu C không đúng.
Chọn C
Câu 23:
Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng toàn phần?
K3PO4 được dùng để làm mềm nước có tính cứng toàn phần vì:
Ca2+ + PO43- —> Ca3(PO4)2↓
Mg2+ + PO43- —> Mg3(PO4)2↓
Chọn C
Câu 24:
Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X (t°) → Y + CO2
(2) Y + H2O → E
(3) E + F → T + X + H2O
(4) E + 2F → G + X + 2H2O
Biết mỗi kí hiệu X, Y, Z, E, F, T, G là một chất vô cơ khác nhau và MX = MF. Công thức của các chất T, G lần lượt là
MX = MF và X bị nhiệt phân tạo CO2 nên X, F là các cặp (CaCO3, KHCO3) hoặc (MgCO3, NaHCO3).
Y tan trong nước nên chọn X là CaCO3, F là KHCO3.
Y là CaO, E là Ca(OH)2
T là KOH, G là K2CO3.
Chọn C
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đúng, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có tính chất giống hợp chất ion là nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Sai, đipeptit không tạo phức chất màu tím đặc trưng.
C, D. Đúng
Chọn B
Câu 26:
Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl acrylat, metyl metacrylat và hai hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,06 mol O2, tạo ra CO2 và 0,9 gam H2O. Nếu cho 0,02 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
X + a mol H2 (tối đa) —> E gồm CxH2xO2 (e mol) và ankan
—> nE = nX = 0,02 —> nAnkan = 0,02 – e
Đốt E cần nO2 = 0,5a + 0,06 và tạo ra nH2O = a + 0,05
nAnkan = nH2O – nCO2
—> nCO2 = nH2O – nAnkan = a + 0,05 – (0,02 – e) = a + e + 0,03
Bảo toàn O: 2e + 2(0,5a + 0,06) = 2(a + e + 0,03) + a + 0,05
—> a = 0,005
—> nBr2 = 0,005
Chọn C
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn 6,84 gam hỗn hợp X gồm fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ trong O2 dư, thu được x mol CO2 và 3,96 gam H2O. Dẫn hết x mol CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Quy đổi X thành C và H2O
—> nC = (mX – mH2O)/12 = 0,24
—> nCO2 = 0,24
Ba(OH)2 dư —> nBaCO3 = 0,24 —> mBaCO3 = 47,28
Chọn D
Câu 28:
Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường dòng điện không đổi, ta có kết quả ghi theo bảng sau:
Thời gian (s) |
Khối lượng catot tăng |
Anot |
Khối lượng dung dịch giảm |
3088 |
m (gam) |
Khí Cl2 duy nhất |
10,80 (gam) |
6176 |
2m (gam) |
Khí thoát ra |
18,30 (gam) |
t |
2,5m (gam) |
Khí thoát ra |
22,04 (gam) |
Giá trị của t là
Trong thời gian 3088 giây:
nCu = nCl2 = x
—> m giảm = 64x + 71x = 10,8 —> x = 0,08
ne = 2x = 3088I/F —> I = 5A
Trong thời gian 6176 giây, tại catot vẫn thoát Cu (0,16 mol), anot thoát ra Cl2 (a mol) và O2 (b mol)
—> m giảm = 0,16.64 + 71a + 32b = 18,3
Bảo toàn electron: 2a + 4b = 0,16.2
—> a = 0,1 và b = 0,03
Khi thời gian là t giây:
Tại catot: nCu = 2,5x = 0,2; nH2 = y
Tại catot: nCl2 = 0,1; nO2 = 0,03; nO2 mới = z
m giảm = 64.0,2 + 2y + 0,1.71 + 0,03.32 + 32z = 22,04 (1)
Bảo toàn electron cho 2 điện cực trong thời gian t – 6176 giây (Catot có 0,5x mol Cu + y mol H2; anot có z mol O2):
2.0,5.0,08 + 2y = 4z (2)
(1)(2) —> y = 0,03 và z = 0,035
Vậy ne tổng ở catot = 0,2.2 + 0,03.2 = It/F
—> t = 8878
Chọn D
Câu 29:
Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(1) C9H22O4N2 (X) + 2NaOH → (Y) + (Z) + (T) + 2(H)
(2) (Y) + 2HCl → (F) + (G);
(3) (E) + HCl → (F)
(4) (E) → Tơ nilon-6 + (H);
(5) (Z) + HCl → (I) + (G)
(6) (I) + (J) → este có mùi chuối chín + (H)
Cho các phát biểu sau:
(1) X có hai công thức cấu tạo.
(2) Dung dịch T làm quỳ tím hóa đỏ.
(3) F có phân tử khối là 167,5.
(4) J có phân tử khối là 60.
(5) Y có 6 nguyên tử cacbon trong phân tử.
(6) T là chất khí ở điều kiện thường.
Số phát biểu đúng là
(4) —> E là H2N-(CH2)5-COOH và H là H2O.
(5)(6) —> I là CH3COOH
J là (CH3)2CHCH2CH2OH; G là NaCl; Z là CH3COONa
(3) —> F là ClH3N-(CH2)5-COOH
(2) —> Y là H2N-(CH2)5-COONa
(1) —> X là CH3COOH3N-(CH2)5-COONH3CH3
—> T là CH3NH2
(1) Sai, X có cấu tạo duy nhất.
(2) Sai, dung dịch T làm quỳ tím hóa xanh.
(3) Đúng
(4) Sai, MJ = 88
(5)(6) Đúng
Chọn A
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, không có cặp điện cực nên không có ăn mòn điện hóa học.
B. Đúng, do Al bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội nên có thể dùng bình bằng Al để đựng HNO3 đặc, nguội.
C. Sai, K khử H2O trước.
D. Sai, CO chỉ khử được oxit kim loại đứng sau Al.
Chọn B
Câu 31:
Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí cacbonic qua than nung đỏ thu được a mol hỗn hợp khí Y gồm CO, H2, CO2 (trong Y có b mol CO2). Hấp thụ hết b mol CO2 ở trên bằng dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,15M và Na2CO3 0,05M thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ toàn bộ dung dịch Z vào 200 ml dung dịch NaHSO4 0,5M đồng thời khuấy đều, sau khi kết thúc phản ứng thu được 1,568 lít (đktc) khí CO2 và dung dịch T. Thêm dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào T thì thu được 78,46 gam kết tủa. Giá trị của a là
nNaHSO4 = 0,1; nCO2 = 0,07
—> nCO2 < nH+ < 2nCO2 —> Z chứa CO32- và HCO3-
Đặt u, v là số mol CO32- và HCO3- đã phản ứng
—> nH+ = 2u + v = 0,1 và nCO2 = u + v = 0,07
—> u = 0,03; v = 0,04
T chứa CO32- dư (0,03k) và HCO3- dư (0,04k)
m↓ = 197(0,03k + 0,04k) + 233.0,1 = 78,46
—> k = 4
Z chứa CO32- (0,03 + 0,03k = 0,15); HCO3- (0,04 + 0,04k = 0,2), bảo toàn điện tích —> nNa+ + nK+ = 0,5
nNa2CO3 = p; nKOH = 3p
—> nNa+ + nK+ = 2p + 3p = 0,5 —> p = 0,1
Bảo toàn C —> nCO2 = b = 0,15 + 0,2 – p = 0,25
nC phản ứng = nY – nX = a – 0,55
Bảo toàn electron: 4nC phản ứng = 2nCO + 2nH2
⇔ 4(a – 0,55) = 2(a – 0,25) —> a = 0,85
Chọn A
Câu 32:
Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), thu được 7,23 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 0,336 lít khí H2 (đktc) và 1,12 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 170 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 0,672 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Phần 1: nH2 = 0,015 —> nAl dư = 0,01
Do có Al dư nên chất rắn là Fe (0,02)
2Al + Fe2O3 —> 2Fe + Al2O3
0,02…0,01……….0,02
Quy đổi phần 1 thành Al (0,03), Fe (0,02) và O (0,03)
—> m phần 1 = 2,41 —> m phần 2 = 7,23 – 2,41 = 4,82
Dễ thấy m phần 2 = 2m phần 1 nên phần 2 gồm Al (0,06), Fe (0,04) và O (0,06)
nHNO3 = 0,34; nNO = 0,03
nH+ = 4nNO + 2nO +10nNH4+ —> nNH4+ = 0,01
m muối = mAl + mFe + 62(2nO + 3nNO + 8nNH4+) + mNH4NO3 = 22,64
Chọn D
Câu 33:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 đến dư vào nước vôi trong.
(b) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(c) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(f) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
Kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
(a) CO2 dư + Ca(OH)2 —> Ca(HCO3)2
(b) CO2 dư + H2O + NaAlO2 —> Al(OH)3 + NaHCO3
(c) NH3 dư + H2O + AlCl3 —> Al(OH)3 + NH4Cl
(d) Ba(OH)2 dư + Al2(SO4)3 —> BaSO4 + Ba(AlO2)2 + H2O
(e) M(HCO3)2 —> MCO3 + CO2 + H2O
(f) BaCl2 + KHSO4 —> BaSO4 + KCl + HCl
Chọn D
Câu 35:
Cho các loại tơ sau: tơ tằm, sợi bông, len, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ nitron. Số tơ thuộc loại tơ bán tổng hợp là
Các tơ thuộc loại tơ bán tổng hợp là: tơ visco, tơ axetat, chúng đều có nguồn gốc từ tơ thiên nhiên là xenlulozơ.
Chọn B
Câu 36:
Cho 0,81 gam Al phản ứng hoàn toàn với khí O2 dư, thu được m gam oxit. Giá trị của m là
4Al + 3O2 —> 2Al2O3
nAl = 0,03 —> nAl2O3 = 0,015 —> mAl2O3 = 1,53 gam
Chọn C
Câu 37:
Hỗn hợp E gồm ba axit béo X, Y, Z và triglixerit T (T được tạo ra từ X, Y, Z và glixerol). Đốt cháy hoàn toàn 52,24 gam E cần dùng vừa đủ 4,72 mol O2. Nếu cho 52,24 gam E vào dung dịch Br2 (trong CCl4) dư thì có 0,2 mol Br2 phản ứng. Mặt khác, hòa tan hết 52,24 gam E trong 600 ml dung dịch NaOH 0,3M (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
nCO2 = x; nH2O = y; nNaOH = 0,18
Bảo toàn khối lượng: 44x + 18y = 52,24 + 4,72.32
Bảo toàn O: 2x + y = 0,18.2 + 4,72.2
—> x = 3,36; y = 3,08
nT = [nCO2 – (nH2O + nBr2)]/2 = 0,04
nAxit = nNaOH – 3nT = 0,06
—> nC3H5(OH)3 = 0,04 và nH2O = 0,06
Bảo toàn khối lượng:
mE + mNaOH = m muối + mC3H5(OH)3 + mH2O
—> m muối = 54,68
Chọn A
Câu 38:
Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu thực vật, mỡ động vật không tan trong nước.
(b) Sacarozơ bị hóa đen khi tiếp xúc với dung dịch H2SO4 đặc.
(c) Sự đông tụ của lòng trắng trứng là một tính chất hóa học của protein.
(d) Tất cả các dung dịch amin đều làm quỳ tím hóa xanh.
(e) Ở điều kiện thường, glucozơ và alanin đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(g) Peptit Ala-Gly-Val hòa tan được Cu(OH)2 trong NaOH tạo thành dung dịch màu tím.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, dầu thực vật, mỡ động vật có thành phần chính là chất béo, không tan trong nước.
(b) Đúng, do H2SO4 đặc háo nước mạnh làm saccarozơ mất nước hóa than (C) màu đen:
C12H22O11 —> 12C + 11H2O
(c) Sai, sự đông tụ là tính chất vật lý.
(d) Sai, nhiều amin có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím như anilin.
(e)(g) Đúng
Chọn D
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
B. Đúng
C. Sai, tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN.
D. Sai, cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian.
Chọn B
Câu 40:
Hòa tan hết 6,85 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại R là
R + 2HCl —> RCl2 + H2
nR = nH2 = 0,05 —> MR = 137: R là Ba
Chọn A